Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú
Tài năng là do bẩm sinh, hãy khiêm tốn. Danh vọng là do xã hội ban cho, hãy biết ơn. Kiêu căng là do ta tự tạo, hãy cẩn thận.
(Talent is God-given. Be humble. Fame is man-given. Be grateful. Conceit is self-given. Be careful.)John Wooden
Điều quan trọng không phải là bạn nhìn vào những gì, mà là bạn thấy được những gì.
(It's not what you look at that matters, it's what you see.)Henry David Thoreau
Nếu không yêu thương chính mình, bạn không thể yêu thương người khác. Nếu bạn không có từ bi đối với mình, bạn không thể phát triển lòng từ bi đối với người khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Con người sinh ra trần trụi và chết đi cũng không mang theo được gì. Tất cả những giá trị chân thật mà chúng ta có thể có được luôn nằm ngay trong cách mà chúng ta sử dụng thời gian của đời mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Sự kiên trì là bí quyết của mọi chiến thắng.
(Perseverance, secret of all triumphs.)Victor Hugo
Hạnh phúc không phải là điều có sẵn. Hạnh phúc đến từ chính những hành vi của bạn.
(Happiness is not something ready made. It comes from your own actions.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: ngoại chủng
KẾT QUẢ TRA TỪ
ngoại chủng:
(外種) Đối lại: Nội chủng. Chỉ cho hạt giống của các loại thực vật như lúa bắp... mà thông thường thế gian gọi là Chủng tử, còn các nhà Duy thức học thì đặc biệt gọi là Ngoại chủng. Từ Chủng tử là 1 trong những thuật ngữ trọng yếu của Duy thức học Đại thừa. Yếu chỉ của tông Pháp tướng (tức tong Duy thức) là chia tâm thức của hữu tình chúng sinh làm 8 thức, trong đó, thức thứ 8 được gọi là A lại da, có tính chất thu góp và cất chứa các pháp, là gốc của 7 thức kia. Những chủng tử được cất giữ trong thức A lại da này có công năng như hạt giống của thực vật, có khả năng sinh ra tất cả hiện tượng, vì thế gọi là Chủng tử. Điểm khác nhau là ở chỗ hạt giống (chủng tử) của thực vật là 1 thật thể, còn chủng tử trong thức A lại da thì là 1 loại tác dụng tinh thần thuần túy.Duy thức học lấy Ba pháp hai lớp làm nhân quả, xác lập mối quan hệ giữa sự hình thành vũ trụ và chủng tử. Tức Duy thức học cho rằng: Ngay khi sắc pháp (vật chất) và tâm pháp (tinh thần) hòa hợp thì chủng tử sẽ khiến cho ngoại giới trước mắt sinh ra 1 tác dụng hoặc 1 hiện tượng nào đó, gọi là Hiện hành, 1 khi pháp Hiện hành hình thành thì có năng lực huân tập chủng tử, hoặc nhiễm hoặc tịnh. Như thế là cấu thành Ba pháp, tức là 3 yếu tố: Chủng tử năng sinh (chủng tử có sẵn từ trước) Hiện hành sở sinh và Tân chủng sở huân (chủng tử mới do Hiện hành huân tập). Ba pháp này có quan hệ nhân quả hai lớp, tức là ngay khi chủng tử sinh hiện hành, Hiện hành huân chủng tử thì chúng đồng thời xoay vần làm nhân quả cho nhau và từ đó biến hiện ra muôn vật trong thế gian. Vì vậy biết rằng hết thảy muôn pháp hữu vi vô vi như vạn tượng la liệt trong vũ trụ, khổ vui, suy thịnh v.v... tất cả đều do chủng tử trong thức A la da của con người sinh thành biến hiện đó là luận chỉ cơ bản Vạn pháp duy tâm tạo của tông Duy thức. Theo đó thì các nhà Duy thức gọi chủng tử trong thức A lại da là Nội chủng và cho rằng chủng tử (hạt giống) của lúa, ngô, đậu... chẳng phải là vật chân thực, mà đều do chủng tử đã có sẵn bên trong thức A lại da phát triển thành Hiện hành mà biến ra. Vì muốn phân biệt với Nội chủng trong tâm thức, nên tạm mượn tên của thế gian mà gọi là Ngoại chủng. Chủng tử ngoại chủng cũng như nội chủng được chia làm 2 loại là Bản hữu (vốn có sẵn) và Tân huân (mới huân tập), nhưng sự huân tập của ngoại chủng và nội chủng có khác nhau. Cứ theo luận Thành duy thức quyển 2, nếu ngoại chủng có bản chất thì có huân tập và làm duyên tăng thượng cho sự sinh trưởng; còn nếu không có bản chất thì không có huân tập và phải lấy nội chủng làm duyên cho sinh nhân. Nhưng luận Nhiếp đại thừa thì lại nói khác. [X. luận Câu xá Q.4, 5; luận Thành duy thức Q.3; luận Nhiếp đại thừa Q.thượng; luận Hiển dương thánh giáo Q.17]. (xt. Chủng Tử).
Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển, xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________
MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Công đức phóng sinh
Truyện cổ Phật giáo
Kinh Duy-ma-cật (Việt dịch)
Các tông phái đạo Phật
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...