Hầu hết mọi người đều cho rằng sự thông minh tạo nên một nhà khoa học lớn. Nhưng họ đã lầm, chính nhân cách mới làm nên điều đó.
(Most people say that it is the intellect which makes a great scientist. They are wrong: it is character.)Albert Einstein
Bạn có biết là những người thành đạt hơn bạn vẫn đang cố gắng nhiều hơn cả bạn?Sưu tầm
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Càng giúp người khác thì mình càng có nhiều hơn; càng cho người khác thì mình càng được nhiều hơn.Lão tử (Đạo đức kinh)
Việc đánh giá một con người qua những câu hỏi của người ấy dễ dàng hơn là qua những câu trả lời người ấy đưa ra.
(It is easier to judge the mind of a man by his questions rather than his answers.)Pierre-Marc-Gaston de Lévis
Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Mạng sống quý giá này có thể chấm dứt bất kỳ lúc nào, nhưng điều kỳ lạ là hầu hết chúng ta đều không thường xuyên nhớ đến điều đó!Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Sự giúp đỡ tốt nhất bạn có thể mang đến cho người khác là nâng đỡ tinh thần của họ. (The best kind of help you can give another person is to uplift their spirit.)Rubyanne
Thành công không được quyết định bởi sự thông minh tài giỏi, mà chính là ở khả năng vượt qua chướng ngại.Sưu tầm
Kẻ thất bại chỉ sống trong quá khứ. Người chiến thắng là người học hỏi được từ quá khứ, vui thích với công việc trong hiện tại hướng đến tương lai.
(Losers live in the past. Winners learn from the past and enjoy working in the present toward the future. )Denis Waitley
Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: ngoại đạo thập lục tông
KẾT QUẢ TRA TỪ
ngoại đạo thập lục tông:
(外道十六宗) Cũng gọi Thập lục dị luận, Thập lục ngoại luận, Thập lục ngoại đạo, Thập lục kế. Chỉ cho 16 tông phái của ngoại đạo Ấn độ thời xưa. Là 1 trong những cách phân loại ngoại đạo Ấn độ, do ngài Khuy cơ thuộc tông Pháp tướng căn cứ vào Thập lục dị luận được nêu trong luận Du già sư địa quyển 6, 7 và luận Hiển dương thánh giáo quyển 9, 10, có sửa đổi chút ít về tên gọi mà lập thành. Theo Đại thừa pháp uyển nghĩa lâm chương quyển 1, phần đầu, 16 tông ấy là: 1. Nhân trung hữu quả tông, cũng gọi Nhân trung hữuquả luận. Tông này vọng chấp nhân của các pháp là thường hằng và đã có tính chất của quả. Cứ theo Pháp hoa văn cú quyển 9 thượng và Chỉ quán phụ hành truyền hoằng quyết quyển 10, phần 1, thì đây là vọng chấp của ngoại đạo Số luận. Nhưng theo thành Duy thức luận thuật kí quyển 1, phần cuối, thì vọng chấp này là của ngoại đạo Vũ chúng. Có thuyết cho rằng ngoại đạo Số luận tức là ngoại đạo Vũ chúng. Như lúa nếp hương lấy hạt thóc nếp hương làm nhân, muốn có lúa nếp hương thì phải gieo hạt thóc nếp hương mới có, chứ không thể gieo hạt lúa mì mà mong có được lúa nếp hương, cho nên trong nhân lúa nếp hương đã có tính nếp hương. 2. Tòng duyên hiển liễu tông, cũng gọi Tòng duyên hiển liễu luận. Tông này vọng chấp thể của âm thanh hoặc pháp là thường hằng, nhưng phải nhờ các duyên mới hiểu rõ được. Đây là thuyết của ngoại đạo Thanh luận và ngoại đạo Số luận. 3. Khứ lai thực hữu tông, cũng gọi Khứ lai thực hữu luận. Tông này vọng chấp quá khứ và vị lai đều có thật chứ chẳng phải có giả, chính là Biến thường luận nói trong Phạm võng lục thập nhị kiến. Đây là thuyết do ngoại đạo Thắng luận và ngoại đạo Thời luận chủ trương. 4. Kế ngã thực hữu tông, cũng gọi Kế ngã thực hữu luận. Tông này vọng chấp ngã tức uẩn, li uẩn và ngã phi tức uẩn, phi li uẩn, chấp trước ngã là có thật, là thường nhất. Cũng tức là chấp có ngã, có Tát đỏa (chúng sinh), có mệnh giả (mệnh sống), có sinh giả (người), đây là do sinh khởi Ngũ giác mà biết có ngã, là Biến thường luận trong Phạm võng lục thập nhị kiến. Tất cả ngoại đạo như Số luận,Thắng luận, Li hệ, Thú chủ, Xích y, Biến xuất và Độc tử bộ của Tiểu thừa đều chủ trương thuyết này. 5. Chư pháp giai thườngtông, cũng gọi Kế thường luận. Tông này vọng chấp toàn bộ hoặc một phần các pháp là thường trụ. Cũng tức là chấp trước ngã và thế gian đều là thường trụ. Đây là Biến thường luận và Nhất phần thường luận trong Phạm võng lục thập nhị kiến. Ngoại đạo Số luận chủ trương thuyết này. 6. Chư nhân túc tác tông, cũng gọi Túc tác nhân luận. Tông này vọng chấp cái khổ mà con người phải chịu ở hiện tại, đều là do nhân xấu ác đã tạo ở quá khứ. Nếu ở đời hiện tại tinh tiến tu hành, các nghiệp cũ dần dần tiêu trừ, đồng thời không tạo nghiệp mới, thì cuối cùng sẽ được giải thoát. Đây là thuyết do ngoại đạo Li hệ (Ni kiền tử) chủ trương. 7. Tự tại đẳng nhân tông, cũng gọi Tự tại đẳng tác giả luận. Tông này vọng chấp các pháp đều do trời Tự tại biến hiện ra. Tức chấp trước các pháp do trời Đại tự tại, Trượng phu, Đại phạm, hoặc do các nguyên nhân như thời, phương, không, ngã... biến hóa ra. Đây là Nhất phần thường luận trong Phạm võng lục thập nhị kiến. Các Luận sư Ma hê thủ la chủ trương thuyết này. 8. Hại vi chính pháp tông, cũng gọi là Hại vi chính pháp luận. Tông này lấy việc ăn thịt và giết hại sinh vật làm chính tông. Tức các người Bà la môn vì muốn ăn thịt mà bịa ra rằng nhờ các nghi thức cúng tế, chú thuật và giết các sinh vật để cúng tế... mà người tế cũng như vật tế đều được sinh lên cõi trời! Đây là chủ trương của Bản kiếp luận giả. 9. Biên vô biên đẳng tông, cũng gọi là Hữu biên vô biên luận. Tông này vọng chấp thế gian là có biên hoặc không có biên. Đây là Hữu biên đẳng luận trong Phạm võng lục thập nhị Kiến. 10. Bất tử kiểu loạn tông, cũng gọi Bất tử kiểu loạn luận. Tông này vọng chấp Phạm thiên không chết. Nếu có người hỏi đạo thì đáp bằng những lời giả dối. Đây là Bất tử kiểu loạn luận nói trong Phạm võng lục thập nhị kiến. 11. Chư pháp vô nhân tông,cũng gọi Vô nhân kiến luận. Tông này vọng chấp các pháp đều tự nhiên sinh khởi chứ chẳng do nguyên nhân nào cả. Đây là Vô nhân luận nói trong Phạm võng lục thập nhị kiến. Ngoại đạo Vô nhân chủ trương thuyết này. 12. Thất sự đoạn diệt tông, cũng gọi Đoạn kiến luận. Tông này vọng chấp rằng quả báo ở 7 nơi như: Thân chúng sinh ở cõi Dục và những người trời cõi Dục, cõi Sắc, cõi Vô sắc, sau khi chết đều đoạn diệt. Đây là đoạn diệt luận được nói trong Phạm võng lục thập nhị kiến do ngoại đạo Đoạn kiến chủ trương. 13. Nhân quả giai không tông, cũng gọi Không kiến luận. Tông này phủ nhận thuyết Nhân quả, vọng chấp tất cả đều là không. 14. Vọng kế tối thắng tông, cũng gọi Vọng kế tối thắng luận. Tông này vọng chấp rằng Bà la môn là chủng tộc tối thắng trong 4 chủng tộc, là con dân của Phạm vương, được sinh ra từ miệng của Phạm vương, 3 chủng tộc còn lại đều hèn kém, chẳng phải con dân của Phạm vương. 15. Vọng kế thanh tịnh tông, cũng gọi Vọng kế thanh tịnh luận. Tông này vọng chấp 5 món dục lạc mà các người trời đang thụ hưởng là hiện pháp Niết bàn, hoặc giữ gìn các giới như giới bò, giới chó, lấy việc ăn cỏ, ăn phân để cầu được giải thoát. Các ngoại đạo Hiện pháp Niết bàn và ngoại đạo Thủy đẳng thanh tịnh chủ trương thuyết này. 16. Vọng kế cát tường tông, cũng gọi Vọng kế cát tường luận. Tông này cho rằng cúng tế mặt trời, mặt trăng và các vì tinh tú là việc làm sẽ mang lại sự tốt lành, nhiều phúc báo... Đây là vọng kiến của ngoại đạo Lịch toán. Mười sáu tông trên đây có lẽ đã được căn cứ vào thuyết 62 kiến chấp nói trong kinh Phạm động, Trường a hàm quyển 14 mà lập ra và ngoại trừ 7 tông là: Nhân trung hữu quả, Tòng duyên hiển liễu, Chư nhân túc tác, Hại vi chính pháp, Nhân quả giai không, Vọng kế tối thắng, Vọng kế cát tường là không thấy có tông nào tương đương, còn các tông khác thì đều còn ý chỉ để lại. [X. kinh Phạm võng lục thập nhị kiến; kinh Đại Phật đính thủ lăng nghiêm Q.10; luận Đại tì bà sa Q.199, 200; luận Du già sư địa Q.87; Đại thừa pháp uyển nghĩa lâm chương Q.4, phần cuối; Tuệ lâm âm nghĩa Q.25; luận Thập trụ tâm Q.3].
Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển, xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________
MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Tôi đọc Đại Tạng Kinh
Truyền thuyết về Bồ Tát Quán Thế Âm
Giai nhân và Hòa thượng
Thiếu Thất lục môn
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...