Khi bạn dấn thân hoàn thiện các nhu cầu của tha nhân, các nhu cầu của bạn cũng được hoàn thiện như một hệ quả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Khi ý thức được rằng giá trị của cuộc sống nằm ở chỗ là chúng ta đang sống, ta sẽ thấy tất cả những điều khác đều trở nên nhỏ nhặt, vụn vặt không đáng kể.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Nỗ lực mang đến hạnh phúc cho người khác sẽ nâng cao chính bản thân ta. (An effort made for the happiness of others lifts above ourselves.)Lydia M. Child
Hãy sống như thế nào để thời gian trở thành một dòng suối mát cuộn tràn niềm vui và hạnh phúc đến với ta trong dòng chảy không ngừng của nó.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Tôn giáo của tôi rất đơn giản, đó chính là lòng tốt.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Yêu thương và từ bi là thiết yếu chứ không phải những điều xa xỉ. Không có những phẩm tính này thì nhân loại không thể nào tồn tại. (Love and compassion are necessities, not luxuries. Without them humanity cannot survive.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hãy lặng lẽ quan sát những tư tưởng và hành xử của bạn. Bạn sâu lắng hơn cái tâm thức đang suy nghĩ, bạn là sự tĩnh lặng sâu lắng hơn những ồn náo của tâm thức ấy. Bạn là tình thương và niềm vui còn chìm khuất dưới những nỗi đau. (Be the silent watcher of your thoughts and behavior. You are beneath the thinkers. You are the stillness beneath the mental noise. You are the love and joy beneath the pain.)Eckhart Tolle
Cách tốt nhất để tìm thấy chính mình là quên mình để phụng sự người khác. (The best way to find yourself is to lose yourself in the service of others. )Mahatma Gandhi
Điều quan trọng không phải vị trí ta đang đứng mà là ở hướng ta đang đi.Sưu tầm
Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: ngoại đạo »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: ngoại đạo








KẾT QUẢ TRA TỪ


ngoại đạo:

(外道) Phạm: Tìrthaka hoặcTìrthika. Pàli: Titthya. Hán âm: Để thể ca. Cũng gọi Ngoại giáo, Ngoại pháp, Ngoại học. Chỉ cho tất cả các tông giáo không phải Phật giáo, tương đương với từ ngữ Dị đoan của Nho giáo. Nguyên nghĩa của chữ Tìrthaka là chỉ cho thần thánh hoặc những người ở ẩn đáng được tôn kính. Lúc đầu là từ ngữ do Phật giáo sử dụng để gọi các giáo phái khác, có hàm ý là người nói chân chính, người khổ hạnh; đối lại, Phật giáo tự xưng là Nội đạo, gọi kinh điển Phật giáo là Nội điển và gọi các kinh điển ngoài Phật giáo là Ngoại điển. Đến đời sau, các nghĩa như dị kiến, tà thuyết được thêm vào, từ ngữ ngoại đạo bèn trở thành danh xưng có tính cách khinh miệt, chê bai với ý nghĩa là tà pháp ngoài chân lí. Tam luận huyền nghĩa quyển thượng (Đại 45, 1 trung) nói: Chí diệu rỗng suốt, gọi là đạo. Tâm ở ngoài đạo, gọi là Ngoại đạo.Trong các kinh luận có nêu ra rất nhiều loại ngoại đạo, nhưng thông thường thì chỉ cho nhóm Lục sư ngoại đạo là: Phú lan na ca diếp, Mạt ca lợi cù xá lê tử, San xà da tì la chi tử, A kì đa chỉ xá khâm bà la, Ca la câu đà ca chiên diên, Ni càn đà nhã đề tử và 6 phái triết học. Số luận, Du già, Thắng luận Chính lí, Thanh luận và Phệ đàn đa... Ngoài ra còn có sự phân loại như: 1. Ngoại đạo tứ chấp, cũng gọi là Ngoại đạo tứ kiến, Ngoại đạo tứ kế, Ngoại đạo tứ tông, Tứ chủng ngoại đạo. Ngoại đạo này chấp trước các pháp là 1 là khác; vọng chấp tất cả các pháp đều là đồng nhất chẳng phải đồng nhất; chấp thế gian là thường vô thường; chấp có nhân quả không nhân quả... 2. Sáu phái ngoại đạo khổ hạnh: Ngoại đạo nhịn đói, Ngoại đạo gieo mình xuống vực sâu, Ngoại đạo nhảy vào lửa, Ngoại đạo chỉ ngồi không nằm, Ngoại đạo im lặng không nói, Ngoại đạo bò, chó (nghĩa là Ngoại đạo bắt chước bò, chó ăn cỏ, ăn phân để cầu sinh lên cõi trời)... 3. Ngoại đạo 16 tông, cũng gọi 16 tông dị luận, 16 ngoại đạo, 16 kế chấp. Tức vọng chấp: Trong nhân có quả; theo duyên hiển hiện; quá khứ vị lai có thật; có thật ngã; các pháp thường trụ đều do nhân kiếp trước; có nhân tự tại; sát sinh là chính pháp; có biên tế không biên tế; không chết và giả dối; các pháp không nhân; các pháp không quả; chết là hết; mình là hơn hết; mình trong sạch; mình tốt lành... 4. Hai mươi ngoại đạo: Tiểu thừa ngoại đạo luận sư, Phương luận sư, Phong luận sư, (phong tiên luận sư), Vi đà luận sư, Y sa na luận sư, Khỏa hình ngoại đạo luận sư, Tì thế sư luận sư, Khổ hạnh luận sư, Nữ nhân quyến thuộc luận sư, Hành khổ hạnh luận sư, Tịnh nhãn luận sư, Ma đà la luận sư, Ni kiền tử luận sư, Tăng khư luận sư, Ma hê thủ la luận sư, Vô nhân luận sư, Thời luận sư, Phục thủy luận sư, Khẩu lực luận sư, và Bản sinh an đồ luận sư. 5. Ba mươi loại ngoại đạo: Thời ngoại đạo, Địa đẳng kiến hóa ngoại đạo, Du già ngã ngoại đạo, Kiến lập tịnh ngoại đạo, Bất kiến lập vô tịnh ngoại đạo, Tự tại thiên ngoại đạo, Lưu xuất ngoại đạo, Thời ngoại đạo (khác với Thời ngoại đạo nói ở trên) Tôn quí ngoại đạo, Tự nhiên ngoại đạo, Nội ngã ngoại đạo, Nhân lượng ngoại đạo, Biến nghiêm ngoại đạo, Thọ giả ngoại đạo, Bổ đặc già la ngoại đạo, Thức ngoại đạo, A lại da ngoại đạo, Tri giả ngoại đạo, Kiến giả ngoại đạo, Năng chấp ngoại đạo, Sở chấp ngoại đạo, Nội tri ngoại đạo, Ngoại tri ngoại đạo, Xã đát phạm ngoại đạo, Ý sinh ngoại đạo, Nho đồng ngoại đạo, Thường định sinh ngoại đạo, Thanh hiển ngoại đạo, Thanh sinh ngoại đạo (Thanh hiển, Thanh sinh gọi chung là Thanh ngoại đạo), Phi thanh ngoại đạo... 6. Chín mươi sáu loại ngoại đạo: Trong phái Lục sư ngoại đạo mỗi người đều có 15 đệ tử, nêu ra 15 dị kiến cộng chung là 90 dị kiến; giữa pháp của thầy và pháp của đệ tử có khác nhau, vì thế 90 đệ tử cộng thêm 6 vị thầy thì thành 96 phái khác nhau, con số này được dùng để ví dụ rất nhiều thứ ngoại đạo. Kinh Niết bàn quyển 10 thì nói có 95 thứ ngoại đạo. Ngoài ra còn có các ngoại đạo khác như: Ngoại đạo thuận thế, ngoại đạo xuất gia (đối lại với ngoại đạo tại gia), ngoại đạo đồ khôi (ngoại đạo Thú chủ), ngoại đạo Phụ Phật pháp (ngoại đạo nương vào Phật giáo mà khởi tà kiến), ngoại đạo Ca bà li (Phạm: Kabarì, kết tóc), Nhị thiên tam tiên, Tam ngoại đạo, Thập tam ngoại đạo, Ngoại đạo thập nhất tông, Tam chủng ngoại đạo v.v... Trong các kinh luận, Ngoại đạo được chia làm 2 loại chính là Ngoại ngoại đạo và Nội ngoại đạo. Ngoại ngoại đạo là chỉ chung cho các loại giáo pháp và học phái ngoài Phật giáo, đồng nghĩa với ngoại đạo theo nghĩa rộng. Còn Nội ngoại đạo thì chỉ cho những người nương vào Phật pháp mà chủ trương tà kiến, nhằm mục đích xuyên tạc để phá hoại Phật pháp, hoặc người vọng chấp 1 kiến giải trong Phật giáo, hoặc người tu hành không đúng pháp. Trong Mật giáo, Ngoại ngoại đạo đồng nghĩa với ngoại đạo theo nghĩa rộng, còn Nội ngoại đạo thì có 2 loại: Một là chỉ cho hàng Nhị thừa Thanh văn, Duyên giác trong Phật giáo, hai là chỉ cho các tông phái thuộc Hiển giáo. [X. kinh Lăng già Q.1; luận Du già Q.6, 7; Hoa nghiêm kinh sớ Q.28; Đại nhật kinh sớ Q.19; Chỉ quán phụ hành truyền hoằng quyết Q.10]. (xt. Lục Thập Nhị Kiến, Lục Phái Triết Học, Lục Sư Ngoại Đạo).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.191.228.88 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Việt Nam (71 lượt xem) - Hoa Kỳ (55 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...