Một người trở nên ích kỷ không phải vì chạy theo lợi ích riêng, mà chỉ vì không quan tâm đến những người quanh mình. (A man is called selfish not for pursuing his own good, but for neglecting his neighbor's.)Richard Whately
Mất lòng trước, được lòng sau. (Better the first quarrel than the last.)Tục ngữ
Bạn có thể trì hoãn, nhưng thời gian thì không. (You may delay, but time will not.)Benjamin Franklin
Chưa từng có ai trở nên nghèo khó vì cho đi những gì mình có. (No-one has ever become poor by giving.)Anne Frank
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay. Kinh Bốn mươi hai chương
Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)
Với kẻ kiên trì thì không có gì là khó, như dòng nước chảy mãi cũng làm mòn tảng đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Hạnh phúc chân thật là sự yên vui, thanh thản mà mỗi chúng ta có thể đạt đến bất chấp những khó khăn hay nghịch cảnh. Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi. Kinh Pháp cú (Kệ số 54)

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: nan hành đạo dị hành đạo »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: nan hành đạo dị hành đạo








KẾT QUẢ TRA TỪ


nan hành đạo dị hành đạo:

(難行道易行道) Gọi tắt: Nan dị nhị đạo. Đạo khó tu, đạo dễ tu, phán giáo của tông Tịnh độ. Tông này căn cứ vào thuyết Nan dị nhị đạo của bồ tát Long thụ mà chia giáo pháp của đức Phật thành Nan hành đạo và Dị hành đạo. Dùng sự khó khăn của người đi bộ trên đường để ví dụ chúng sinh trong cõi đời 5 trược ác mà muốn cậy vào sức của chính mình tu hành để mong đạt được quả Thánh, gọi là Nan hành đạo; trái lại, dùng sự dễ dàng của việc đi thuyền dưới sông để ví dụ chúng sinh nương vào lòng từ bi và trí tuệ rộng lớn của Phật làm phương tiện vãng sinh Tịnh độ, khai ngộ chứng quả, thì gọi là Dị hành đạo. Luận Thập trụ trì bà sa quyển 5 (Đại 26, 41 trung) nói: Phật pháp có vô lượng môn, như đường đi ở thế gian có khó có dễ, đi bộ thì khó nhọc, đi thuyền thì khỏe khoắn; đạo Bồ tát cũng thế, hoặc có người siêng năng hành trì, hoặc có người lấy lòng tin làm phương tiện, dễ làm mà mau đạt đến A duy việt trí (không trở lui). Theo Vãng sinh luận chú quyển thượng của ngài Đàm loan, thì vào thời đại không có Phật mà tự lực hành trì để mong đạt đến quả vị Bất thoái chuyển là 1 việc rất khó, gọi là Nan hành đạo. Ngài Đàm loan còn chia Nan hành đạo làm 5 thứ: 1. Ngoại đạo cùng tu thiện làm mê loạn pháp của Bồ tát. 2. Hạnh tự lợi của Thanh văn làm chướng ngại lòng từ bi. 3. Kẻ ác vô cớ phá hoại hạnh thù thắng của người khác. 4. Quả thiện điên đảo hay phá hoại hạnh thanh tịnh. 5. Chỉ nhờ tự lực chứ không nương vào tha lực. Năm điều trên đây luôn ở trước mắt, khiến cho người tự lực tu hành khó thành tựu đạo quả, giống như cái khó khăn vất vả của người đi bộ trên đường. Nhưng, nếu người tu hành Dị hành đạo, chỉ nương vào nhân duyên tin Phật và chí thành phát nguyện vãng sinh Tịnh độ, thì nhờ nguyện lực của chư Phật, chắc chắn được vãng sinh, cũng dễ dàng và nhẹ nhàng như người ngồi thuyền đi trên mặt sông vậy. Trong An lạc tập quyển thượng, ngài Đạo xước, vị Cao tăng tông Tịnh độ Trung quốc sống vào đời Đường, cũng dựa vào thuyết Nan dị nhị đạo mà chia các pháp môn làm 2 loại: Tự lực và Tha lực, Tự nhiếp và Tha nhiếp mà lập ra Thánh đạo môn và Tịnh độ môn; Thánh đạo môn tức Nan hành đạo, là pháp tu hành tự lực, tự nhiếp; còn Tịnh độ môn tức Dị hành đạo, là pháp tu hành tha lực, tha nhiếp. Về sau, tại Nhật bản, có các ngài Nguyên tín, Nguyên không, Thân loan v.v... kế thừa và truyền bá thuyết này của ngài Đạo xước, như thuyết Nhị song tứ trùng của ngài Thân loan, tức trong Thánh đạo môn, Nan hành đạo lại chia ra 2 thứ là Thụ xuất và Thụ siêu. Thụ xuất là chỉ cho chủ trương tu hành trải qua nhiều kiếp mới mong chứng quả của các tông phái thuộc Tiệm giáo, như các tông Pháp tướng, Tam luận v.v...; còn Thụ siêu là chỉ cho chủ trương tu hành ngay thân này chứng quả thành Phật của các tông phái thuộc Đốn giáo, như các tông Phật tâm(Thiền), Chân ngôn, Pháp hoa, Hoa nghiêm v.v... Ngoài ra, Dị hành đạo nói trong luận Thập trụ tì bà sa quyển 5 của ngài Long thụ là chỉ cho pháp môn tu hành xưng niệm danh hiệu của chư Phật, Bồ tát; nhưng đến đời sau, các vị Cao tăng ở Trung quốc và Nhật bản, như ngài Đàm loan, ngài Nguyên không v.v... thì chỉ y vào Phật A di đà mà bàn đạo Dị hành, nhấn mạnh rằng công đức thù thắng của bản nguyện tha lực là đạo dễ làm. [X. An lạc tập Q.hạ; Vãng sinh luận chú kí Q.1; Tuyển trạch bản nguyện niệm Phật tập Q.thượng; Ngu thốc sao Q.thượng].


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Phúc trình A/5630


Đức Phật và chúng đệ tử


Rộng mở tâm hồn


Dưới cội Bồ-đề

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.191.5.239 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Việt Nam (71 lượt xem) - Hoa Kỳ (55 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...