Không thể dùng vũ lực để duy trì hòa bình, chỉ có thể đạt đến hòa bình bằng vào sự hiểu biết. (Peace cannot be kept by force; it can only be achieved by understanding.)Albert Einstein
Việc đánh giá một con người qua những câu hỏi của người ấy dễ dàng hơn là qua những câu trả lời người ấy đưa ra. (It is easier to judge the mind of a man by his questions rather than his answers.)Pierre-Marc-Gaston de Lévis
Hạnh phúc và sự thỏa mãn của con người cần phải phát xuất từ chính mình. Sẽ là một sai lầm nếu ta mong mỏi sự thỏa mãn cuối cùng đến từ tiền bạc hoặc máy điện toán.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)
Khởi đầu của mọi thành tựu chính là khát vọng. (The starting point of all achievement is desire.)Napoleon Hill
Thành công không phải là chìa khóa của hạnh phúc. Hạnh phúc là chìa khóa của thành công. Nếu bạn yêu thích công việc đang làm, bạn sẽ thành công. (Success is not the key to happiness. Happiness is the key to success. If you love what you are doing, you will be successful.)Albert Schweitzer
Mỗi ngày khi thức dậy, hãy nghĩ rằng hôm nay ta may mắn còn được sống. Ta có cuộc sống con người quý giá nên sẽ không phí phạm cuộc sống này.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chỉ có một hạnh phúc duy nhất trong cuộc đời này là yêu thương và được yêu thương. (There is only one happiness in this life, to love and be loved.)George Sand
Kẻ ngốc nghếch truy tìm hạnh phúc ở xa xôi, người khôn ngoan gieo trồng hạnh phúc ngay dưới chân mình. (The foolish man seeks happiness in the distance, the wise grows it under his feet. )James Oppenheim
Mục đích của cuộc sống là sống có mục đích.Sưu tầm

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: nam truyện phật giáo »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: nam truyện phật giáo








KẾT QUẢ TRA TỪ


nam truyện phật giáo:

(南傳佛教) Cũng gọi Nam phương Phật giáo, Nam truyền Thượng tọa bộ. Phật giáo Nam truyền. Phật giáo phát sinh ở Ấn độ, về sau được truyền bá ra nước ngoài và chia thành 2 dòng phái chính, dòng phái truyền đến vùng Đông Nam á, bao gồm các nước: Tích lan, Miến điện, Thái lan, Cao miên, Lào... tức là Nam truyền Phật giáo. Nam truyền Phật giáo chủ yếu chỉ cho nền Phật giáo thịnh hành tại 5 nước nói trên và lấy giáo đoàn Thượng tọa bộ thuộc phái Đại tự của Tích lan làm truyền thừa; dòng phái còn lại thì trải qua vùng Trung á rồi truyền đến Trung quốc, Việt nam, Hàn quốc, Nhật bản là thuộc về Bắc truyền Đại thừa Phật giáo. Điểm bất đồng lớn nhất giữa 2 dòng phái là: Ba tạng kinh điển của Nam truyền Phật giáo lấy tạng Luật làm chính, viết bằng tiếngPàli, vì tín đồ Nam truyền Phật giáo trọng thực tiễn nên chủ trương giới luật trên hết, tạng kinh gọi chung là Thanh văn tạng. Còn Tam tạng kinh của Bắc truyền Phật giáo thì lấy tạng Kinh làmđầu, ghi chép bằng tiếng Phạm và gọi chung tạng kinh là Bồ tát tạng. Vào giữa thế kỉ III trước Tây lịch, Trưởng lão Ma hi đà, con vua A dục của Ấn độ, đến truyền pháp ở đảo Tích lan, Phật giáo phát triển nhanh chóng, trong 200 năm, Đại tự được dùng làm trung tâm thống nhất giáo đoàn. Đến thế kỉ I trước Tây lịch thì giáo đoàn bị chia ra 2 phái Đại tự và Vô úy sơn; phái Đại tự kiên trì bảo thủ Phật giáo Thượng tọa bộ truyền thống, phái Vô úy sơn thì dung nạp Phật giáo Đại thừa, 2 phái đối lập cả nghìn năm. Đồng thời (thế kỉ I trước Tây lịch), các vị Trưởng lão phái Đại tự tổ chức kết tập lần thứ 4 của Phật giáo Thượng tọa bộ, lần đầu tiên ghi chép Tam tạng Phật giáo Thượng tọa bộ thành sách bằng tiếngPàli. Đến thế kỉ V Tây lịch, Luận sư Phật âm (Pàli: Buddhaghowa) chú thích Tam tạng tại Đại tự, đặt nền tảng cho phái Đại tự và hình thành Nam truyền Phật giáo. Căn cứ vào những cổ vật đào được cho thấy, thì xưa kia ở vùng ĐôngNam á, Phật giáo Tiểu thừa, Đại thừa song song tồn tại và thay nhau hưng phế; nhưng thế lực của Thượng tọa bộ Nam truyền mạnh nhất, có ảnh hưởng rất lớn, cho nên đến khoảng thế kỉ XIV thì Phật giáo các nước Miến điện, Thái lan, Cao miên, Lào... đã hoàn toàn lấy Phật giáo Thượng tọa bộ Tích lan làm truyền thừa. Đến thế kỉ XIX, Phật giáo Thượng tọa bộ ở Tích lan chia ra thành các biệt phái như: Phái Xiêm la, phái A ma la phổ la và phái La mạn na; ở Miến điện chia thành các phái: Thiện pháp, Thụy cầm và Môn phái. Tại Thái lan, Cao miên, Lào thì chia thành các phái: Pháp tương ứng bộ và Đại bộ. Đặc sắc của Nam truyền Phật giáo đại khái ở 4 phương diện sau đây: Bộ phái, kinh sách, học thuyết và thực tiễn. I. Về bộ phái: Giữ nguyên hình thái giống như Pháp tạng bộ trong hệ thống Thượng tọa bộ, nhưng về học thuyết thì không phải thuần túy chính tông của Thượng tọa bộ, nên các sử gia Phật giáo Ấn độ coi Nam truyền Phật giáo chỉ là biệt truyền của Thượng tọa bộ và thường dùng danh xưng Phân biệt thuyết để khu biệt. Dựa theo bộ Luận sự trong 7 bộ Tì đàm của phương Nam, ta có thể thấy chủ trương của Nam truyền Phật giáo như sau: 1. Các pháp ở quá khứ và vị lai không có thực thể. 2. Chẳng phải tất cả đều thực có. 3. Tu pháp Tứ đế có thể đạt được Hiện quán nhanh chóng. 4. Nhất định không có Trung hữu. 5. A la hán không có chuyển lui. 6. Không có Bổ đặc già la chân thực. II. Về kinh sách: Có 7 bộ luận, thứ tự là: Pháp tập, Phân biệt, Giới, Nhân thi thiết, Song, Phát thú và Luận sự. Ngoại trừ Luận sự, 6 bộ còn lại tương truyền đều do đức Phật nói. Những bộ luận này là do các phần trong Xá lợi phất tì đàm phát triển, biến hóa mà thành. III. Về học thuyết thì có: 1. Thuyết tâm tính vốn thanh tịnh: Chủ trương do lìa tâm ô nhiễm mà được giải thoát. 2. Thuyết Phật đạo bất cộng: Thanh văn bắt đầu từ sự chán lìa, còn Phật thì bắt đầu với lòng từ bi, cho nên sự phát triển không giống nhau. 3. Quan niệm về đức Phật: Lấy đức Phật lịch sử làm chính, chứ không lí tưởng hóa đức Phật như sự trình bày của Đại chúng bộ. Tuy nhiên, đức Phật là sự tồn tại siêu việt, cho nên không chỉ ở đời này, mà trong quá khứ đã nhiều kiếp tích tập hạnh Bồ tát, đầy đủ 32 tướng, 18 pháp bất cộng, giáo hóa hết thảy chúng sinh. IV. Về thực tiễn: Nam truyền Phật giáo có 1 hệ thống tổ chức trình bày giáo pháp rất hoàn bị, về Luận thì trước hết có luận Giải thoát đạo do ngài Ưu ba đề sa chú thích, kế đến là luận Thanh tịnh đạo của tôn giả Giác âm. Thanh tịnh đạo y theo thứ tự Tam học giới, định, tuệ, lấy định học làm trung tâm, bắt đầu thực hành từ Thập biến xứ (đặc biệt là từ Địa biến xứ), có công năng đạt đến 4 loại Thiền định. Ngoài 10 biến xứ ra,còn có 10 bất tịnh quán, 10 tùy niệm, 4 phạm trụ, 4 vô sắc, thực yếm quán và giới sai biệt quán, tất cả có 40 nghiệp xứ, tùy theo tính cách bất đồng của người học mà có nghiệp xứ thích hợp khác nhau. Những học pháp này thực có chỉ thú khác xa với Bắc phương vốn lấy biến xứ... làm công đức thiền định. [X. Lược luận Nam phương Thượng tọa bộ Phật học (Lữ trừng); Nam truyền Phật giáo sử tự (Tịnh hải)].


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 54.82.44.149 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (395 lượt xem) - Việt Nam (119 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...