Tôn giáo không có nghĩa là giới điều, đền miếu, tu viện hay các dấu hiệu bên ngoài, vì đó chỉ là các yếu tố hỗ trợ trong việc điều phục tâm. Khi tâm được điều phục, mỗi người mới thực sự là một hành giả tôn giáo.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Thêm một chút kiên trì và một chút nỗ lực thì sự thất bại vô vọng cũng có thể trở thành thành công rực rỡ. (A little more persistence, a little more effort, and what seemed hopeless failure may turn to glorious success. )Elbert Hubbard
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Nếu muốn người khác được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi. Nếu muốn chính mình được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nếu không yêu thương chính mình, bạn không thể yêu thương người khác. Nếu bạn không có từ bi đối với mình, bạn không thể phát triển lòng từ bi đối với người khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Mất tiền không đáng gọi là mất; mất danh dự là mất một phần đời; chỉ có mất niềm tin là mất hết tất cả.Ngạn ngữ Nga
Sống trong đời cũng giống như việc đi xe đạp. Để giữ được thăng bằng bạn phải luôn đi tới. (Life is like riding a bicycle. To keep your balance you must keep moving. )Albert Einstein
Tôi không hóa giải các bất ổn mà hóa giải cách suy nghĩ của mình. Sau đó, các bất ổn sẽ tự chúng được hóa giải. (I do not fix problems. I fix my thinking. Then problems fix themselves.)Louise Hay
Mất lòng trước, được lòng sau. (Better the first quarrel than the last.)Tục ngữ
Tôi tìm thấy hy vọng trong những ngày đen tối nhất và hướng về những gì tươi sáng nhất mà không phê phán hiện thực. (I find hope in the darkest of days, and focus in the brightest. I do not judge the universe.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: miến điền phật giáo »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: miến điền phật giáo








KẾT QUẢ TRA TỪ


miến điền phật giáo:

(緬甸佛教) Miến Điện (Burma) là 1 nước ở vùng Đông nam châu Á, phía Đông Bắc, giáp các tỉnh Tây Khang, Vân Nam của Trung Quốc, phía Tây giáp Ấn Độ Banghladesh, phía Đông giáp Thái Lan, Lào, phía Nam giáp vịnh Bengal. Tiếng Pàli của danh từ Miến Điện là Maramma (Hán âm: Ma la ma), là chuyển lầm từ chữ Phạm Brahma (Hán dịch: Phạm ma, Phạm thiên). Theo âm Miến Điện Maramma-desa, có nghĩa là đất nước của Phạm thiên. Chủng tộc nhập cư sớm nhất là chủng tộc Talaing (Đắc lăng), kế đến là các chủng tộc Burman (Miến) và chủng tộc Shan (Đàn). Cứ theo Đảo sử của Tích Lan thì vào thế kỉ III trước Tây lịch, vua A Dục của Ấn Độ phái các ngài Tu Na (Pàli: Soịa) và Uất đa la (Pàli:Uttara) đến nước Kim địa (Pàli: Suvaịịa-bhùmi) truyền giáo, có thuyết cho rằng Kim địa tức là dải đất Đả Đoan ở hạ Miến Điện hiện nay. Nhà chú thích Phật Âm (Pàli: Buddhaghowa) sống vào giữa thế kỷ thứ V được Miến Điện nhiều lần xác định ngài xuất thân từ vùng Đả Đoan. Tương truyền, 2 thương gia cúng dường thức ăn đầu tiên cho đức Phật lúc Ngài mới thành đạo, chính là người Miến Điện và cũng theo truyền thuyết thì có lần bản thân đức Phật đã đến Bồ Cam (Pagan) truyền pháp v.v... tất cả những việc này còn phải chờ sự khảo chứng. Căn cứ vào những di vật đào được, có thể suy đoán rằng thượng Miến Điện thuộc hệ thống văn hóa Bắc Ấn Độ, còn hạ Miến Điện thì hấp thu văn hóa từ nam Ấn Độ. về tông giáo được truyền vào Miến Điện thì đầu tiên là Bà la môn giáo Ấn Độ, kế đến là Phật giáo. Theo các văn hiến quan trọng đào được cho thấy, thì mới đầu Phật giáo Thượng tọa bộ được du nhập, từ thế kỉ X về sau, Phật giáo Đại thừa và Mật giáo mới dần dần được truyền vào. Vào thế kỉ XI trước đó, tại Miến Điện đã có phái Đại thừa A lợi tăng (Ari) hiện diện, tăng chúng phái này mặc áo pháp màu lam, để tóc, sinh hoạt phóng túng, cho rằng nếu làm điều ác thì chỉ cần niệm tụng chú cứu hộ là có thể thoát khỏi sự báo ứng nhân quả. Phái này lại chia làm 2 chi là: Trụ lâm (ở trong rừng) và Trụ thôn (ở trong làng xóm). So với phái Tính lực của Ấn Độ thì phái này cực đoan hơn, có thuyết cho rằng phái này là sự hỗn hợp giữa Lạt ma Mật giáo đọa lạc và Phật giáo Đại thừa. Trước thời vua A Nô Luật Đà (Pàli: Anuruddha), phái này có thế lực mạnh nhất trong các giáo phái ở vùng Bồ Cam; trung tâm điểm của phái này là Sa ma để (Samati). Sau khi Vương triều Bồ Cam (1044-1287) nổi lên, các phái Phật giáo Miến Điện thời kì đầu và phái A Lợi Tăng lần lượt suy vong. Năm 1044, vua A Nô Luật Đà thống nhất toàn quốc, đặt thủ đô ở Bồ Cam. Năm 1057, chinh phục Đả Đoan, thỉnh về các Tỉ khưu, 3 tạng kinh điển, xá lợi Phật, các bảo vật, lại ban sắc chỉ cho Cao tăng A la hán (Arhan) lãnh đạo cuộc cải cách tăng đoàn, kính tin Phật giáo Thượng tọa bộ, còn các phái đã có trước kia như Thượng tọa bộ, Phật giáo Đại thừa, Mật giáo và Bà la môn giáo dần dần tiêu diệt. Ít lâu sau, vua cho xây ngôi tháp Phật Thụy đức cung (Shwe Dagon) ở Bồ Cam, trải qua 2 đời vua mới hoàn thành. Vua nước Tích Lan là Tì Xá Da Bà Ha Đệ Nhất (Vijayabàhu I) từng sai sứ đến Miến Điện, xin ban Tam tạng, thỉnh chư tăng, bỗng chốc, Miến Điện trở thành trung tâm của Phật giáo Nam truyền. Vào thời kì toàn thịnh của Phật giáo Bồ Cam, ở miền thượng Miến điện có 1 vạn 3 nghìn tòa tháp và Tăng viện. Về sau, Phật giáo Tích Lan hưng thịnh, phái Đại tự có thế lực mạnh, cho nên có nhiều vị tăng đến Tích Lan tham học. Trong đó, có sư Xa Ba Đa thụ giới ở Đại tự, ở lại tu học 10 năm (1170-1180) mới cùng với 4 vị Tỉ khưu trở về nước. Vào thế kỉ XII, Tăng đoàn Miến Điện chia thành Tích Lan tông phái (Sìhalasaôgha) và Miến Điện tông phái (Maramma-saôgha, phái này vốn đã có từ trước). Ít lâu sau, phái Tích Lan lại chia ra 3 tăng đoàn là: Thi Bà Lợi, Đa Ma Lăng Đà và A Nan Đà. Có điều đáng quí là tuy chia rẽ, nhưng các phái đều nỗ lực hoằng dương Phật pháp, cho nên Phật giáo nói chung vẫn rất hưng thịnh. Năm 1277, quân Mông Cổ xâm chiếm phía nam, vương triều Bồ Cam sụp đổ, 10 năm sau chính quyền rơi vào tay dân tộc Đàn và từ đó Miến Điện không còn là 1 vương quốc thống nhất cho mãi đến giữa thế kỉ XVI. Trong khoảng hơn 200 năm, bất luận là vương triều A Ngõa (Ava) ở phương Bắc hay vương triều Tì Cổ (Pegu) ở phía nam, đều coi trọng sự phát triển Phật giáo, Danh nghĩa minh đăng (Abhidhà= nappadipikà), Thanh Vận Tinh Nghĩa (Saddasàratthajàlinì) và Ca Chiên Diên Văn Pháp Chú là những tác phẩm thuộc thời kì này. Giữa thế kỉ XV, phía nam có 6 tông phái và hơn 1 vạn 5 nghìn tỉ khưu. Về sau, qua cuộc cải cách của vua Đạt Ma Tất Đề (Dhammazedi, 1472-1492), tăng đoàn Miến Điện lại được thống nhất. Người lãnh đạo dân tộc Đàn nổi lên vẫn là người Miến Điện, kiến lập vương triều Đông cố (Toungoo, 1531-1752). Hai bộ luật điển Đạt Ma Tha Kiêu (Dhammathakyaw), Câu Tăng Thù (Kosaungchok), luận Ma Ni Châu, luận Pháp Vương Thất Sư, A Tì Đạt Ma Tụng, luật Trang Nghiêm Sớ, luận Dự Tăng v.v... đều được biên soạn vào thời kì này. Đồng thời còn hoàn thành việc xây dựng các ngôi tháp Phật như: Tháp Ma ha ma ni (Mahàmani), tháp Du xá ma ni tu la (Yasamanisula), tháp Gia đa kì (Ngatakyi) v.v... Còn Cao tăng ở thời kì này thì có các ngài: Tì Đà La Tì Na Bà Tư (Badaravanavàsì), Nhã Lợi An Lăng Già La (Ariyàlaíkara), Tối Thắng Pháp, (Aggadhammàlaíkara), Trí Nguyện (Ĩaịavara) v.v... Vào thế kỉ thứ XVIII, nội bộ Phật giáo phát sinh cuộc tranh luận về cách mặc áo ca sa mà hình thành 2 phái đối lập: Phái Thiên đản (Pàli:Ekaôsika,chủ trương mặc ca sa để trật 1 bên vai) và phái Thông kiên (Pàli: Pàrupana,chủ trương mặc trùm kín cả 2 vai), mãi 100 năm sau phái Thông kiên mới thắng thế. Bấy giờ, vương triều Đông cố đã diệt vong và vương triều Cống bảng (Konbaung, 1752-1885) nổi lên thay thế. Trong khoảng hơn 100 năm, Phật giáo vẫn được nhà vua bảo hộ và các kinh điển tiếng Pàli lần lượt được dịch ra chữ Miến Điện. Lúc này, các thế lực phương Tây cũng nhân việc Miến Điện mở cửa giao thương mà không ngừng xâm nhập. Năm 1886, Miến Điện bị người Anh đô hộ, mãi đến năm 1947 mới tuyên bố độc lập. Trong khoảng hơn 60 năm thống trị, người Anh không can thiệp vào tôn giáo, nhờ thế, Hội Thanh niên Phật giáo Miến Điện được thành lập (1906), hô hào đòi độc lập cho Miến Điện, từ đó về sau có rất nhiều vị tăng tham dự cuộc vận động này. Hiện nay tăng đoàn Phật giáo Miến Điện có 3 phái chủ yếu là: Phái Đa đạt ma (Thudhamma), phái Thụy cảnh (Shwegyin) và phái Đạt bà la (Dvara). Về phương diện giáo học thì 3 tạng Thánh điển mà 3 phái này tôn thờ đều giống nhau, nhưng về giới luật, đặc biệt về những vật dụng được giữ, cách đắp ca sa và phép tắc sinh hoạt hàng ngày thì có vài điểm khác nhau. Hai phái trước là các tông phái truyền thống, tổ chức rất rộng, số chúng tăng tương đối đông, còn phái Đạt bà la thì mới được thành lập vào cuối thế kỉ XIX do cải cách phái cựu Đa đạt ma mà thành; về mặt giới luật, phái này chủ trương nghiêm khắc, thực tiễn, tăng chúng rất ít. Phật giáo Miến Điện chỉ có Tỉ khưu, Sa di, tín sĩ nam, tín sĩ nữ và số ít Tỉ khưu ni, không có Sa di ni và chính học ni. Tập tục phổ thông của Miến Điện là thiếu niên 14, 15 tuổi phải vào chùa xuất gia trong 1 thời gian ngắn. Trong các nước Phật giáo, chế độ thi cử ở Miến Điện là nghiêm ngặt nhất. Người dự thi thông qua được Luật tạng, gọi là Trì luật giả (Vinayadhara), người thông qua toàn bộ 3 tạng thì được gọi là Tam tạng sư (Tipiỉakadhara), là vinh dự cao nhất. Hiện nay, Phật giáo Miến Điện chiếm 1 địa vị rất quan trọng trong Phật giáo Nam truyền. [X. Burmese Buddhism ( J. George Scott); ThePàli Literature of Burme, London, 1909 (Mabel Bode); History of Burma, London, 1925 ( G. E. Harvey); Hinduism and Buddhism, London, 1921, Vol. III, P. 47ff ( Sir Ch. Eliot)].


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.223.196.211 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (74 lượt xem) - Việt Nam (71 lượt xem) - French Southern Territories (14 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - ... ...