Hạnh phúc giống như một nụ hôn. Bạn phải chia sẻ với một ai đó mới có thể tận hưởng được nó.
(Happiness is like a kiss. You must share it to enjoy it.)Bernard Meltzer
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Một người chưa từng mắc lỗi là chưa từng thử qua bất cứ điều gì mới mẻ.
(A person who never made a mistake never tried anything new.)Albert Einstein
Hãy tin rằng bạn có thể làm được, đó là bạn đã đi được một nửa chặng đường.
(Believe you can and you're halfway there.)Theodore Roosevelt
Hạnh phúc không tạo thành bởi số lượng những gì ta có, mà từ mức độ vui hưởng cuộc sống của chúng ta.
(It is not how much we have, but how much we enjoy, that makes happiness.)Charles Spurgeon
Cuộc đời là một tiến trình học hỏi từ lúc ta sinh ra cho đến chết đi.
(The whole of life, from the moment you are born to the moment you die, is a process of learning.
)Jiddu Krishnamurti
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Sự vắng mặt của yêu thương chính là điều kiện cần thiết cho sự hình thành của những tính xấu như giận hờn, ganh tỵ, tham lam, ích kỷ...Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Khó khăn thách thức làm cho cuộc sống trở nên thú vị và chính sự vượt qua thách thức mới làm cho cuộc sống có ý nghĩa.
(Challenges are what make life interesting and overcoming them is what makes life meaningful. )Joshua J. Marine
Điều quan trọng không phải vị trí ta đang đứng mà là ở hướng ta đang đi.Sưu tầm
(牟尼) I. Mâu Ni. Phạm: Pàli: Muni. Cũng gọi Văn ni, Mậu nê. Hán dịch: Tịch mặc, Tịch, Hiền nhân, Nhân, Tiên. Chỉ cho bậc Thánh hoặc tiên nhân tôn quí, thù thắng. Từ Mâu Ni đã thấy xuất hiện vào cuối thời đại Lê câu phệ đà ở Ấn Độ xưa, nghĩa là nhận lãnh linh cảm, hoặc chỉ cho bậc Thánh, người ẩn dật, người tiên, người tu hạnh vắng lặng v.v... Đến thời đại Áo nghĩa thư thì từ Mâu Ni được dùng để chỉ cho người tu hành ở thời kì lâm thê (ẩn tu trong rừng) thứ 3 và đặc biệt chỉ cho bậc Thánh đã khai ngộ ở thời kì du hành khất thực thứ 4 trong 4 Trụ kì (Phạm: Àzrama) của Bà la môn giáo. Trong Mật giáo, từ Mâu Ni cũng có các nghĩa: Bậc Thánh, tiên nhân, người tu hạnh vắng lặng... Theo sự giải thích trong Huyền ứng âm nghĩa quyển 18, thì Mâu Ni là người tu tâm học đạo, đã thông suốt nội ngoại, ẩn cư lâu ngày trong rừng núi. Trong Pháp sắc của vua A Dục có khuyên người xuất gia, tại gia đọc tụng 7 kinh, trong đó, Mâu Ni kệ (Phạm: Muni-gàthà) có lẽ là Mâu Ni kinh (Munisutta) trong Kinh Tập bảnPàli, cho rằng Mâu Ni là Tỉ khưu chân thực. Còn kinh Pháp cú thứ 268, 269 bản Pàli thì gọi người làm thiện lánh ác là Mâu Ni. Tiểu bộ kinh nghĩa thích bản Pàli cho rằng người có trí tuệ, tri giải là Mâu Ni và phân biệt 6 bậc Mâu Ni: Tại gia Mâu Ni, Phi tại gia Mâu Ni, Hữu học Mâu Ni, Vô học Mâu Ni, Bích chi Mâu Ni và Mâu Ni Mâu Ni. II. Mâu Ni. Phạm: Mauna. Pàli:Mona. Cũng gọi Mâu na. Là hình dung từ Mâu Ni. Cũng chỉ cho trí, tức là tính chất của Mâu Ni. Theo Tiểu bộ kinh nghĩa thích, trí Mâu Ni bao gồm: Tuệ, tri giải, giản trạch, tư sách, hiền minh, thiện xảo, biện biệt, tuệ đăng, chính kiến v.v... [X. kinh Ưu Ba Li trong Trung bộ bản Pàli]. III. Mâu Ni. Phạm: Mauneya.Pàli: Moneyya. Cũng gọi Mâu Ni Vị, Mâu Ni Tính, Mâu Ni Hạnh, Tịch Mặc. Tức là lí Mâu Ni. Trung Quốc và Nhật Bản xưa nay thường cho rằng Muni thuộc về sự Mâu Ni, còn Mauneya thuộc về lí Mâu Ni. Về lí Mâu Ni thì từ thời Phật giáo nguyên thủy đến nay có thuyết Tam Mâu Ni (Pàli: Tìni moneyyàni), Hán dịch là Tam tịch mặc, đó là: Thân Mâu Ni, ngữ Mâu Ni và ý Mâu Ni. Cứ theo sự giải thích trong luận Tập dị môn túc quyển 6, thì thân luật nghi của bậc Vô học là thân tịch mặc, ngữ luật nghi của bậc Vô học là ngữ tịch mặc và tâm của bậc Vô học là ý tịch mặc. [X. luận Câu Xá Q.16; luận Thành Duy Thức Q.10; Đại Nhật Kinh Sớ Q.1,12; Thành Duy Thức Luận Thuật Kí Q.10 phần cuối; Tông Luân Luận Thuật Kí].
Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển, xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________
MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Đừng bận tâm chuyện vặt
Kinh Phổ Môn
Quy nguyên trực chỉ
Các bài tiểu luận về Phật giáo của Trần Trọng Kim
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.122 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...