Mất lòng trước, được lòng sau. (Better the first quarrel than the last.)Tục ngữ
Điều kiện duy nhất để cái ác ngự trị chính là khi những người tốt không làm gì cả. (The only thing necessary for the triumph of evil is for good men to do nothing.)Edmund Burke
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Không thể dùng vũ lực để duy trì hòa bình, chỉ có thể đạt đến hòa bình bằng vào sự hiểu biết. (Peace cannot be kept by force; it can only be achieved by understanding.)Albert Einstein
Bạn có thể trì hoãn, nhưng thời gian thì không. (You may delay, but time will not.)Benjamin Franklin
Chỉ có hai thời điểm mà ta không bị ràng buộc bởi bất cứ điều gì. Đó là lúc ta sinh ra đời và lúc ta nhắm mắt xuôi tay.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Hào phóng đúng nghĩa với tương lai chính là cống hiến tất cả cho hiện tại. (Real generosity toward the future lies in giving all to the present.)Albert Camus
Chúng ta nhất thiết phải làm cho thế giới này trở nên trung thực trước khi có thể dạy dỗ con cháu ta rằng trung thực là đức tính tốt nhất. (We must make the world honest before we can honestly say to our children that honesty is the best policy. )Walter Besant
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Kẻ bi quan than phiền về hướng gió, người lạc quan chờ đợi gió đổi chiều, còn người thực tế thì điều chỉnh cánh buồm. (The pessimist complains about the wind; the optimist expects it to change; the realist adjusts the sails.)William Arthur Ward

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: mật giáo mĩ thuật »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: mật giáo mĩ thuật








KẾT QUẢ TRA TỪ


mật giáo mĩ thuật:

(密教美術) Mĩ thuật đặc biệt của Mật giáo. Xưa nay, Mật giáo lấy pháp tu của các vị Bản tôn làm trọng điểm, về mặt tạo tượng và vẽ tranh y cứ vào nghi quĩ mà có những qui định đặc thù, cho nên, để thích ứng với nhu cầu tu pháp mà về phương diện Tôn tượng, pháp khí, mạn đồ la v.v... đã dùng mĩ thuật để biểu hiện một cách rất đặc sắc. Vì chịu ảnh hưởng sự sùng bái đa thần của Ấn độ giáo nên trong Mật giáo có rất nhiều loại tượng Phật, tượng các Tôn vị và phần lớn thuộc về cách tạo hình siêu nhân loại, như có nhiều mắt, nhiều mặt (3 mặt, 11 mặt), nhiều tay (4 tay, 6 tay, 42 tay, 1.000 tay), hiện tướng giận dữ, cầm các loại vũ khí v.v... Ý nghĩa của các hình tượng này không ngoài việc tượng trưng cho nhân loại vì muốn đạt đến cảnh giới tức thân thành Phật, nên người tu hành ở hiện thế phải hàng phục các ma, khắc phục các chướng ngại ở nội tâm và ngoại cảnh mà biểu hiện cảm giác cường lực và thần bí sâu kín. Về pháp khí, thông thường có chày kim cương, chuông kim cương, mâm kim cương, bánh xe báu, yết ma, lò hương, bình hoa, 6 thứ khí cụ, 4 cây cọc, đồ đựng thức ăn, thùng chứa nước sạch, lò đốt củi hộ ma v.v...Lấy Mật giáo Tây tạng (Lạt ma giáo) làm điển hình, có thể chia làm 6 loại: 1. Dùng để kính lễ: Như ca sa, tràng hạt, dây lụa... 2. Dùng để tán tụng: Như chuông, chuông lắc, mõ, não bạt, kèn, trống, ống sáo (làm bằng xương người), đàn 6 dây v.v... 3. Dùng để cúng dường: Như lư hương, đế đèn, bát đựng nước, bình, mâm, chậu, bát, cờ, phan, phướn, chuỗi anh lạc, tràng hoa, lẵng hoa v.v... 4. Dùng để trì niệm: Như mạn đồ la, tràng hạt, bạt chiết ra (tức các loại chày kim cương 1 chĩa, 3 chĩa, 5 chĩa, bằng vàng, bàng gỗ thơm v.v...), linh chử (1 chĩa, 3 chĩa, 5 chĩa), giả cát la (tức bánh xe), trống, khánh, mõ gỗ hình con cá, hồ quán đính v.v... 5. Dùng cho pháp tu Hộ ma: Như mạn đồ la, lò đốt, Phật hộ thân, phù ấn bí mật v.v... 6. Dùng để khuyên dạy: Bánh xe ma ni, ống kì đảo, cờ kì đảo, vách kì đảo, đá kì đảo v.v... Trong các loại pháp khí nêu trên, 2 bộ Mạn đồ la Thai tạng giới và Kim cương giới là hình thức biểu hiện mĩ thuật đặc hữu của Mật giáo đầy đủ nhất. Mạn đồ la (Phạm: Maịđala, Hán dịch: Đàn, Luân đàn) là bức tranh tượng Phật để thờ khi tu pháp Mật giáo. Mạn đồ la Thai tạng giới và Mạn đồ la Kim cương giới tượng trưng 2 thế giới Lí và Trí, còn tượng các vị tôn nhóm họp thì biểu hiện thế giới quan luân viên cụ túc của Mật giáo, về hình thức thì hoặc vuông hoặc tròn. Ở chính giữa Mạn đồ la Thai tạng giới vẽ tượng 1 đức Phật hoặc 1 vị Bồ tát để làm Bản tôn; ở phía trên phía dưới, 2 bên tả hữu, 4 phương cho đến 4 góc chung quanh vị Bản tôn đều vẽ tượng 1 đức Phật hoặc 1 vị Bồ tát, hình thành 1 đóa hoa sen nhìn xuống, trên đài (gương) sen ở chính giữa là vị Bản tôn, trên 8 cánh sen chung quanh đài sen mỗi cánh đều có tượng của 1 vị tôn, tạo thành viện ở chính giữa (viện Trung đài bát diệp). Ở phía ngoài lại vẽ 1 lớp hoặc 2 lớp tượng các vị Bồ tát hoặc chư thiên hộ pháp tạo thành viện ngoài. Mạn đồ la Kim cương giới thì do 9 hội Mạn đồ la tổ chức thành. Hình bức tranh lấy đầu trên làm phương Tây, dọc ngang chia làm 3 ô, ô ở chính giữa là hội Thành thân, từ đó tính xuống theo thứ tự chiều bên trái là: hội Tam muội da, hội Vi tế, hội Cúng dường, hội Tứ ấn, hội Nhất ấn, hội Lí thú, hội Hàng tam thế và hội Hàng tam thế tam muội da. Trong đó, hình vẽ của hội Lí thú thì hoàn toàn như bức vẽ Mạn đồ la Kim cương giới được thu nhỏ lại, hội Nhất ấn thì chỉ do Đại nhật Như lai ở trong vòng tròn lớn mà thành, 1 hội chỉ đơn thuần có 1 vị tôn nên gọi là hội Nhất ấn. Bảy hội còn lại thì hình thức đại khái giống nhau, đều do vị Chủ tôn ở chính giữa và 4 đức Phật ở 4 phương (hoặc các vị Bồ tát, Kim cương), 4 Bồ tát Cúng dường ở 4 góc tạo thành. Khi vẽ Mạn đồ la phải tuân theo những phép tắc được qui định trong các kinh và nghi quĩ. Như vẽ Mạn đồ la Thai tạng giới thì phải y cứ vào kinh Đại nhật, còn vẽ Mạn đồ la Kim cương giới thì phải căn cứ vào kinh Kim cương đính. Trong một bức tranh có nhiều Phật và Bồ tát hàng hàng lớp lớp phân bố ra, gọi là Phổ môn mạn đồ la, hoặc Đô hội mạn đồ la, Phổ môn hội mạn đồ la. Cũng có những bức Mạn đồ la lấy Phật Dược sư, Phật A di đà, hoặc bồ tát Quan thế âm làm trung tâm, hình thức tương đối đơn giản, thì gọi là Nhất môn mạn đồ la, hoặc Biệt môn mạn đồ la. Ngoài ra, hành giả tu Mật giáo, trì tụng các kinh của Hiển giáo như kinh Pháp hoa, kinh Nhân vương bát nhã v.v... mà vẽ thành Pháp hoa mạn đồ la, Nhân vương mạn đồ la thì gọi chung là Kinh pháp mạn đồ la. Tóm lại, Mật giáo cho rằng giáo lí của mình là pháp môn bí mật phát xuất từ cảnh giới nội chứng của Pháp thân Đại nhật Như lai, cho nên dùng lưỡng giới Mạn đồ la cụ thể để biểu hiện. Tức Mạn đồ la Kim cương giới tượng trưng cho thế giới ngoại hiện, còn Mạn đồ la Thai tạng giới thì tượng trưng cho thế giới nội tại. Kết hợp 2 loại Mạn đồ la này mới thành chân lí. Đem nhân cách hóa 2 loại Mạn đồ la này thì Đại nhật Như lai từ lưỡng giới lại diễn hóa ra các vị tôn của lưỡng giới Mạn đồ la, vì thế mà thông thường các chùa viện của Mật giáo đều thờ Đại nhật Như lai ở địa vị Chủ tôn. Nhưng sức diệu dụng mà Mật giáo thường giải thích hiển bày là ở 5 vị Đại tôn Minh vương Giáo lệnh luân thân: Bất động, Hàng tam thế, Quân đồ lợi, Đại uy đức, Kim cương dạ xoa và Ái nhiễm minh vương, trong đó Bất động minh vương là thân biến hóa của đức Đại nhật Như lai (hiện tướng phẫn nộ), các loại tu pháp đều lấy vị tôn này làm trung tâm. Về tượng Phật, đặc trưng của sự tạo hình là ở chỗ màu sắc và hình dáng, cả 2 đều có ý nghĩa trọng yếu. Mĩ thuật Mật giáo muốn biểu hiện con người nhờ tu hành mà đạt đến cảnh giới tức thân thành Phật, cho nên người ta phải khắc phục các chướng ngại ở bên trong cũng như bên ngoài và vì phải hàng phục các chướng ngại ấy nên phải dùng nhiều phương pháp biểu hiện. Chẳng hạn tạo hình thể hiện hiệu quả 1 cách mạnh mẽ như: làm nổi bật chức năng của các cảm quan trong thân thể, hoặc biểu lộ ra ngoài bằng hình tướng giận dữ, bậm môi, trừng mắt ... thường thấy ở các tôn tượng. Các vị tôn trong Mật giáo, ngoài việc thần cách hóa tôn tượng, còn thần cách hóa chim thú. Phương pháp biểu hiện thần cách hóa, có những tạo hình đặc thù như: 3 mắt, 11mặt, 8 tay, 6 chân v.v... như Thập nhất diện Quan âm, Như ý luân Quan âm, Mã đầu Quan âm, Khổng tước minh vương và Ngũ đại tôn minh vương. Lại tiến thêm bước nữa bằng cách xác lập, qui định những tư thái, hình tướng, vật cầm v.v... của các vị tôn đã được thần cách hóa mà đặt ra các nghi quĩ. Trong Mật giáo, các bức họa, điêu khắc và những pháp cụ được biểu hiện đều mang vẻ thần bí, sâu kín hoặc kì dị làm cho người ta kinh hãi, đó là đem cái cảm giác vừa sợ hãi, vừa tôn kính đối với sức thần bí mà khái niệm hóa, tổ chức hóa để hiển bày cái hình thái nghệ thuật có phong cách đặc biệt khác lạ. Do đó, các tác phẩm nghệ thuật của Mật giáo thường mang tính đả phá những khuôn phép tạo hình đối xứng cân bằng của nghệ thuật truyền thống mà biểu hiện cái khí thế mạnh mẽ khiến người sợ hãi và tràn đầy lực cảm. (xt. Mạn Đồ La, Mật Giáo Pháp Khí).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




San sẻ yêu thương


An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Thượng


Một trăm truyện tích nhân duyên (Trăm bài kinh Phật)


Các bài tiểu luận về Phật giáo của Trần Trọng Kim

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.133.147.87 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Việt Nam (86 lượt xem) - Hoa Kỳ (85 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - ... ...