Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Hãy dang tay ra để thay đổi nhưng nhớ đừng làm vuột mất các giá trị mà bạn có.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Muôn việc thiện chưa đủ, một việc ác đã quá thừa.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Mục đích của cuộc sống là sống có mục đích.Sưu tầm
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
Hãy đặt hết tâm ý vào ngay cả những việc làm nhỏ nhặt nhất của bạn. Đó là bí quyết để thành công.
(Put your heart, mind, and soul into even your smallest acts. This is the secret of success.)Swami Sivananda
Đối với người không nỗ lực hoàn thiện thì trải qua một năm chỉ già thêm một tuổi mà chẳng có gì khác hơn.Sưu tầm
Để sống hạnh phúc bạn cần rất ít, và tất cả đều sẵn có trong chính bạn, trong phương cách suy nghĩ của bạn.
(Very little is needed to make a happy life; it is all within yourself, in your way of thinking.)Marcus Aurelius
Đừng than khóc khi sự việc kết thúc, hãy mỉm cười vì sự việc đã xảy ra.
(Don’t cry because it’s over, smile because it happened. )Dr. Seuss
Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: ma ha bà la đa
KẾT QUẢ TRA TỪ
ma ha bà la đa:
(摩呵婆羅多) Phạm: Mahàbhàrata. Cũng gọi Bà la đa thư, Đại chiến thư. Là bộ Đại Tự Sự Thi được viết bằng tiếng Phạm của dân tộc Ấn Độ đời xưa. Tương truyền do tiên nhân Tì Da Sa (Phạm: Vyàsa) soạn, nhưng có thuyết cho rằng Tì Da Sa chỉ là người biên chép. Sử thi này được truyền miệng nhau hàng mấy thế kỉ trước Tây lịch, qua nhiều lần hiệu đính bổ sung, đến năm 200 Tây lịch mới có được phần khái yếu và đến thế kỉ thứ IV Tây lịch mới hoàn thành hình thức như hiện nay. Nội dung gồm 18 thiên, 10 vạn bài tụng, phần phụ lục có 1 thiên gồm 1 vạn 6 nghìn tụng, là bộ sử thi dài nhất thế giới. Bộ này cùng với bộ La Ma Da Na (Phạm: Ràmàyana) là 2 bộ sử thi lớn của Ấn Độ. Chủ đề của bộ sử thi này là nói về nhân vật Côi Đà Thập Đà (Phạm: Dhftaràwỉra), hậu duệ của dòng họ Bà La Đa, tranh giành ngôi vua với dòng họ Bàng Đô (Phạm: Pàịđu), gây ra cuộc chiến tranh kéo dài 18 ngày. Về niên đại của cuộc chiến tuy không được minh xác, nhưng trên mặt sự thực lịch sử thì nó đã xảy ra, điều này không còn hồ nghi gì nữa. Tác phẩm sử dụng tiếng Phạm, lời văn bình dị, tao nhã. Ngoài chủ đề chính ra, tác phẩm còn bao gồm thần thoại, truyền thuyết, sự tích luyến ái, những lời dạy về cách xử thế v.v..., rồi đối với những vấn đề như: Đạo đức, phong tục, chế độ xã hội, triết học, tông giáo của Ấn Độ đương thời cũng trình bày một cách hết sức rõ ràng. Đây là 1 tư liệu quí giá về tư tưởng sử của Ấn Độ. Trong tác phẩm còn có các truyện cổ tích nổi tiếng như: Bạc già phạm ca (Phạm:Bhagavad Gita), Sa côn đát la (Phạm:Zakuntalì) v.v...Đối với văn học sử tiếng Phạm, bộ sách này có 1 giá trị bất hủ, cung cấp rất nhiều đề tài cho nền văn học đời sau, đến nay vẫn còn được người Ấn Độ ưa thích đọc tụng. Không những chỉ trong nội địa Ấn Độ, mà bất cứ nơi nào, nhất là các nước vùng Đông Nam Á, chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ, cũng đều có lưu truyền bộ sử thi này. [X. A. Holtzmann: Das Mahàbhàrata und seine Teile, 1892-1895; E.W. Hopkins: The Great Epic of India, 1901; V. Fausbôll: Indian mythology, 1902; H. Jacobi: Mahàbhàrata, 1903; E.W. Hopkins: Epic mythology, 1915; A. Holtzmann: Indische Sagen, 1921].
Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển, xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________
MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Nghệ thuật chết
Chuyện Vãng Sanh - Tập 3
Phật pháp ứng dụng
Dưới bóng đa chùa Viên Giác
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...