Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)
Đừng chọn sống an nhàn khi bạn vẫn còn đủ sức vượt qua khó nhọc.Sưu tầm
Việc đánh giá một con người qua những câu hỏi của người ấy dễ dàng hơn là qua những câu trả lời người ấy đưa ra. (It is easier to judge the mind of a man by his questions rather than his answers.)Pierre-Marc-Gaston de Lévis
Điều khác biệt giữa sự ngu ngốc và thiên tài là: thiên tài vẫn luôn có giới hạn còn sự ngu ngốc thì không. (The difference between stupidity and genius is that genius has its limits.)Albert Einstein
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Không có ai là vô dụng trong thế giới này khi làm nhẹ bớt đi gánh nặng của người khác. (No one is useless in this world who lightens the burdens of another. )Charles Dickens
Trời sinh voi sinh cỏ, nhưng cỏ không mọc trước miệng voi. (God gives every bird a worm, but he does not throw it into the nest. )Ngạn ngữ Thụy Điển
Nỗ lực mang đến hạnh phúc cho người khác sẽ nâng cao chính bản thân ta. (An effort made for the happiness of others lifts above ourselves.)Lydia M. Child
Nếu chúng ta luôn giúp đỡ lẫn nhau, sẽ không ai còn cần đến vận may. (If we always helped one another, no one would need luck.)Sophocles
Mục đích của đời sống là khám phá tài năng của bạn, công việc của một đời là phát triển tài năng, và ý nghĩa của cuộc đời là cống hiến tài năng ấy. (The purpose of life is to discover your gift. The work of life is to develop it. The meaning of life is to give your gift away.)David S. Viscott

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: mạn đồ la »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: mạn đồ la








KẾT QUẢ TRA TỪ


mạn đồ la:

(曼荼羅) Phạm: Maịđala. Tạng: Dkyil-khor. Cũng gọi Mạn đà la, Mạn tra la, Mạn noa la, Mãn đồ la, Mãn noa la. Hán dịch: Đàn, Đàn tràng, Luân viên cụ túc, Tụ tập. Một khu vực được vạch ra theo hình tròn hoặc hình vuông để đề phòng ác ma xâm nhập khi tu pháp bí mật của Mật giáo. Hoặc cái nền (đàn) đắp bằng đất trên đó vẽ các tượng Phật, Bồ tát, tu pháp xong thì xóa bỏ các hình tượng. Bởi thế, trong khu vực Mạn đồ la thường được xem là có rất nhiều Phật và Bồ tát, nên cũng gọi là Tụ tập, Luân viên cụ túc. Trong luật cũng có những trường hợp làm Mạn đồ la để ngăn ngừa những việc bất tịnh. Cứ theo Đại nhật kinh sớ quyển 4 thì Mạn đồ la có nhiều nghĩa: Theo nghĩa Luân viên cụ túc thì các vị tôn vây quanh đức Đại nhật Như lai của Phổ môn để giúp sức Ngài làm cho chúng sinh tiến thẳng vào Phổ môn; theo nghĩa phát sinh thì Mạn đồ la có công năng nuôi dưỡng hạt giống Phật để sinh ra quả Phật (Phật thụ vương). Lại vì chữ Phạm Maịđa nghĩa là tinh chế sữa bò thành phó mát (đề hồ), cho nên Mạn đồ la còn bao hàm ý nghĩa diệu vị vô thượng, không mùi vị nào sánh kịp, tượng trưng cho sự vi diệu thuần tịnh của quả Phật. Nhưng Mật giáo đời sau thì cho rằng ý nghĩa chính của Mạn đồ la là tụ tập, cũng tức là nơi cư trụ của chư Phật, Bồ tát, Thánh nhân. Tại Ấn độ, Mạn đồ la thường được đắp bằng đất, hoặc làm bằng gỗ, trên đó vẽ hình tượng các vị tôn, tu pháp xong thì xóa bỏ. Nhưng Trung quốc và Nhật bản thì thường dùng giấy hoặc vải lụa để vẽ hình các vị tôn. Mạn đồ la của Đông Mật Nhật bản là chỉ cho Mạn đồ la của 2 bộ (tức Mạn đồ la của 2 giới): Mạn đồ la Kim cương giới và Mạn đồ la Thai tạng giới; còn Thai Mật thì dùng Tạp mạn đồ la của pháp Tô tất địa. Về cách vẽ hình Mạn đồ la của 2 bộ thì vì kinh và nghi quĩ có khác nhau nên hình vẽ cũng bất đồng, hình vẽ Mạn đồ la hiện nay đang lưu hành, gọi là Hiện đồ mạn đồ la. Mạn đồ la có 4 loại, gọi là Tứ chủng Mạn đồ la, Gọi tắt là Tứ mạn. Theo kinh Kim cương đính thì 4 loại Mạn đồ la là: 1. Đại mạn đồ la (Tôn hình Mạn đồ la): Bức vẽ các vị tôn với đầy đủ dung mạo tướng hảo, tương đương với hội Thành thân của Mạn đồ la Kim cương giới. 2. Tam muội da mạn đồ la: Bức vẽ hình Tam muội da của các vị tôn, tức là hình những vật cầm tay của chư tôn như: Gậy, dao, gươm v.v... hoặc hình những ấn tướng tượng trưng cho bản thệ của các vị tôn, tương đương với hội Tam muội da. 3. Pháp mạn đồ la (chủng tử mạn đồ la): Bức vẽ của các chủng tử và chân ngôn của các vị tôn, hoặc viết chữ Phạm của các chủng tử ở vị trí của chư tôn, hoặc dùng tam ma địa của Pháp thân và văn nghĩa của tất cả kinh luận, tương đương với hội Vi tế. 4. Yết ma mạn đồ la: Bức vẽ về những uy nghi sự nghiệp và các hình tượng được tạo thành đúng theo uy nghi sự nghiệp của các vị tôn, tương đương với hội Cúng dường. Bốn loại Mạn đồ la trên đây, mỗi loại lại gồm có 3 thứ Mạn đồ la, đó là: 1. Đô hội (Đô môn, Phổ môn) mạn đồ la: Các vị tôn nhóm họp ở 1 chỗ, như 2 bộ Mạn đồ la lấy Đại nhật Như lai làm Trung tâm.2. Bộ hội mạn đồ la: Các vị tôn chia ra từng bộ, như Phật đính mạn đồ la của Phật bộ, Thập nhất diện Quan âm mạn đồ la của Liên hoa bộ. 3. Biệt (Nhất môn) mạn đồ la: Lấy 1 vị tôn làm trung tâm, như Thích ca mạn đồ la, Như ý luân mạn đồ la. Theo kinh Đại nhật thì tất cả các Mạn đồ la có thể được qui vào 3 thứ thân bí mật là: 1. Tự: Pháp mạn đồ la. 2. Ấn: Tam muội da mạn đồ la. 3. Hình: Đại mạn đồ la. Ba thân này mỗi thân đều có đầy đủ uy nghi sự nghiệp, gọi là Yết ma mạn đồ la. Bốn loại Mạn đồ la tuy tròn đầy muôn đức nhưng đều qui về một và vượt ra ngoài tương đối, gọi là Thể đại mạn đồ la, đầy đủ các tướng sai khác, gọi là Tướng đại mạn đồ la, đầy đủ nghiệp dụng của Tam mật, gọi là Dụng đại mạn đồ la. Bốn loại Mạn đồ la thu nhiếp hết tất cả tướng trạng tồn tại, cho nên đối lại với Lục đại thể đại và Tam mật dụng đại mà gọi đó là Tứ mạn tướng đại. Ngoài ra, còn có thuyết 3 loại Tứ mạn đồ la. 1. Tự tính hội tứ mạn: Nói về đời quá khứ thì Thánh chúng tập trung trong hội thuyết pháp của Pháp thân Đại nhật Như lai. 2. Thế gian trụ trì tứ mạn: Nói về đời vị lai thì là ảnh tượng và các bức vẽ. 3. Hành giả tu thành tứ mạn: Nói về đời hiện tại thì là hành giả Du già. Còn Tứ mạn và Tứ trí ấn (Tứ ấn: Đại trí ấn, Tam muội da trí ấn, Pháp trí ấn, Yết ma trí ấn) thì thể là 1 mà tên khác nhau; hoặc Tứ mạn là chung cho cả hữu tình và vô tình, còn Tứ ấn thì chỉ có ở hữu tình mà thôi. Lại có thuyết cho rằng Tứ mạn từ Thể mà đặt tên, còn Tứ ấn là đối với Dụng mà đặt tên. Mạn đồ la Kim cương giới (Kim cương giới, Phạm:Vajra-dhàtu) cũng gọi Quả mạn đồ la, Trí mạn đồ la, Tây mạn đồ la, Nguyệt luân mạn đồ la, là những bức tranh được vẽ theo kinh Kim cương đính, biểu trưng Trí pháp thân của đức Đại nhật Như lai. Đông Mật Nhật bản sử dụng Cửu hội mạn đồ la hình thành từ 9 hội; còn Thai Mật thì sử dụng Mạn đồ la của Nhất hội là hội Thành thân. Cửu hội mạn đồ la là thuyết Tùy nghi của Ấn độ. Biểu đồ như sau: Bị chú:Những chữ trong ngoặc đơn là tên gọi khác. Hiện đồ mạn đồ la có tất cả 1461 vị tôn. Sáu hội từ hội Yết ma trở xuống tương đương với 6 Mạn đồ la: Kim cương giới Đại mạn đồ la, Đà la ni mạn đồ la, Vi tế kim cương mạn đồ la, Nhất thiết Như lai quảng đại cúng dường yết ma mạn đồ la, Tứ ấn mạn đồ la và Nhất ấn mạn đồ la được nói trong phẩm Kim cương giới của kinh Kim cương đính. Còn kinh điển y cứ của 3 hội còn lại (tức 7, 8, 9) thí không có thuyết nhất định. Mạn đồ la Kim cương giới vốn là 1 hội Thành thân, còn 9 hội thì là sự tập hợp của 9 thứ Mạn đồ la. Về nghĩa của đồ tướng thì Kim cương là biểu thị thể của trí tuệ Bồ đề bền chắc không hư nát, lại có công năng phá dẹp tất cả. Còn thứ tự sắp xếp đồ tướng thì đứng đầu là hội Yết ma và sau cùng là hội Hàng tam thế tam muội da; đây là biểu thị ý nghĩa Như lai khởi tác dụng hóa tha chỉ dạy chúng sinh, là môn hạ chuyển tứ quả hướng tới nhân. Bốn hội từ hội Yết ma trở xuống đến hội Cúng dường là biểu thị cho Tứ mạn, hội Tứ ấn biểu thị nghĩa Tứ mạn không lìa nhau, hội Nhất ấn thì biểu thị nghĩa Tứ mạn là 1 thực tướng tuyệt đối dung nạp cả 6 đại. Sáu hội trên là Mạn đồ la của Tự tính luân thân trong Tam luân thân. Hội Lí thú là Mạn đồ la của Chính pháp luân thân Kim cương tát đỏa, biểu thị tướng dục, xúc, ái, mạn. Còn hội Hàng tam thế yết ma và hội Hàng tam thế tam muội da thì biểu thị nghĩa đối với những chúng sinh ương ngạnh, cứng đầu khó dạy, thị hiện ra Minh vương Hàng tam thế của Giáo lệnh luân thân với tướng mạo phẫn nộ dữ tợn, khiến chúng phải khuất phục. Ngoài ra, từ hội Hàng tam thế tam muội da hướng ngược lên đến hội Yết ma là biểu thị thứ tự tu hành của Bồ tát theo giai vị thuận, tức là theo môn thượng chuyển từ nhân đến quả. Hội Hàng tam thế tam muội da là tượng trưng nghĩa dùng cung tên đại bi bắn vào kẻ oán địch là vô minh, phát khởi thệ nguyện thượng cầu bồ đề hạ hóa chúng sinh, cho đến hội Yết ma là biểu thị ý nghĩa Đại nhật Như lai (tức thân Yết ma) đã hoàn thành đầy đủ mọi uy nghi sự nghiệp. Đồ tướng biểu thị hội Yết ma (hội Thành thân) trong 9 hội là ở chính giữa vẽ 1 vòng tròn lớn, trong vòng tròn này vẽ 5 nguyệt luân, nguyệt luân ở giữa an trí Đại nhật Như lai và 4 bồ tát Ba la mật, còn các nguyệt luân ở 4 phương thì an trí 4 vị Phật và 16 vị Đại bồ tát thân cận. Ngoài ra, còn vẽ 8 vị bồ tát Cúng dường (4 vị bên trong, 4 vị bên ngoài), 4 Nhiếp bồ tát, 1.000 đức Phật kiếp Hiền, 20 vị trời của Kim cương bộ ngoài, 4 vị Đại thần v.v...Mạn đồ la Kim cương giới chia làm 5 bộ: Phật bộ (lí trí đầy đủ, giáo đạo viên mãn), Kim cương bộ (trí), Bảo bộ (phúc đức), Liên hoa bộ (lí) và Yết ma bộ (tác dụng hóa tha). Năm đức Phật: Đại nhật, A súc, Bảo sinh, A di đà và Bất không thành tựu là bộ chủ của 5 bộ trên. Vì 4 đức Phật (trừ Đại nhật Như lai) là do 4 vị bồ tát Ba la mật (4 bồ tát thân cận của Đại nhật) xuất sinh ra, cho nên 4 vị Bồ tát này được gọi là Bộ mẫu. Mạn đồ la Thai tạng giới (Thai tạng giới, Phạm:Garbha-dhàtu) cũng gọi Nhân mạn đồ la, Lí mạn đồ la, Đông mạn đồ la, Đại bi mạn đồ la, biểu thị Lí pháp thân của Đại nhật Như lai, là căn cứ vào kinh Đại nhật mà được vẽ ra. Hình vẽ của Mạn đồ la này có nhiều loại như: Kinh sớ mạn đồ la, A xà lê sở truyền mạn đồ la, Thai tạng cựu đồ dạng, Thai tạng đồ tượng, Hiện đồ mạn đồ la v.v... Còn các bộ viện và sự bài trí các vị tôn cũng đều khác nhau. Truyền thuyết cho rằng Hiện đồ mạn đồ la là do vị tăng người Nhật bản tên là Huệ quả vẽ và lập 13 viện lớn, nhưng trong Bí tạng kí của sư Không hải–cũng là vị tăng Nhật bản– bỏ bớt 4 viện, chỉ còn 12 viện. Sau lại bỏ bớt viện Tô tất địa mà còn 11 viện lớn. Hiện đồ mạn đồ la đang lưu hành ở Nhật bản gồm có 12 viện lớn. Hình vẽ Mạn đồ la biểu thị nghĩa hiển bày cái đức nhân sẵn có của chúng sinh, cũng tức là hạt giống tâm bồ đề nhờ thai mẹ (tức Thai tạng) muôn hạnh đại bi nuôi nấng cho đến khi thành quả Phật. Từ Phật bồ đề tự chứng thị hiện thân thai Đại nhật trong Bát diệp, từ đức của Đại nhật thị hiện ra chư tôn từ lớp thứ 1 đến lớp thứ 4, đây đều là tượng trưng cho từng phần đức của Đại nhật. Trong đó, hình vẽ của viện Bát diệp là: Đại nhật Như lai ngồi trên đài hoa sen 8 cánh ở chính giữa (Trung đài bát diệp), trên mỗi cánh hoa an trí 1 vị tôn: Phật Bảo sinh ở phương đông, Phật Khai phu hoa vương ở phương nam, Phật Vô lượng thọ ở phương tây, Phật Thiên cổ lôi âm ở phương bắc, bồ tát Phổ hiền ở đông nam, bồ tát Văn thù ở tây nam, bồ tát Quan âm ở tây bắc và bồ tát Di lặc ở đông bắc. Trên đây, Đại nhật Như lai biểu thị Pháp giới thể tính trí, 4 vị Phật biểu thị 4 trí (Đại viên kính trí, Bình đẳng tính trí, Diệu quan sát trí, Thành sở tác trí), 4 vị Bồ tát biểu thị 4 hạnh (Bồ đề, Phúc đức, Trí tuệ, Yết ma). Mạn đồ la Thai tạng giới được chia làm 3 bộ: Phật bộ, Kim cương bộ và Liên hoa bộ. Ở trong tâm chúng sinh thì biểu thị cho 3 đức Đại định, Đại trí và Đại bi là thực tướng của 3 vọng chấp: Thô vọng chấp, Tế vọng chấp và Cực tế vọng chấp. Viện Trung đài và 6 viện Đông Tây tương đương với Phật bộ; viện Quan âm và viện Địa tạng ở phương bắc tương đương với Liên hoa bộ; viện Kim cương thủ và viện Trừ cái chương ở phương nam tương đương với Kim cương bộ; còn Ngoại kim cương bộ thì thuộc cả 3 bộ và gọi chung là Kim cương bộ. Trong Thai Mật, ngoại trừ Đại nhật Như lai ở 2 bộ, các Mạn đồ la (tức các Mạn đồ la ngoài Mạn đồ la của Kim cương giới và Thai tạng giới) lấy các vị tôn khác làm Trung tôn gọi là Tạp mạn đồ la, cũng gọi Chư tôn mạn đồ la, Biệt tôn mạn đồ la với nhiều loại khác nhau như: Như lai, Phật đính, Chư kinh, Quan âm, Bồ tát, Phẫn nộ, Thiên... Các vị tôn của Mạn đồ la Thai tạng giới nhóm họp đông đủ ở bản vị mình, gọi là Đô hội đàn mạn đồ la, Phổ môn mạn đồ la. Trái lại, những Mạn đồ la lấy các vị tôn như: Phật Dược sư, Phật Di đà, bồ tát Quan âm v.v... làm trung tâm mà kiến lập, thì gọi là Đô ngoại biệt đàn, Biệt tôn mạn đồ la, Nhất môn mạn đồ la. Mạn đồ la vẽ để tu pháp Tôn thắng, gọi là Tôn thắng mạn đồ la. Mạn đồ la lấy Minh vương Bất động làm bản tôn, gọi là Bất động mạn đồ la. Mạn đồ la có đặt chữ Hột câu lợi, chủng tử chung của Phật Di đà và bồ tát Quan âm vào Trung đài bát diệp trong hoa sen nở, gọi là Cửu tự mạn đồ la. Ngoài ra, Mạn đồ la vẽ Thánh chúng trong hội nói kinh Pháp hoa, gọi là Kinh pháp mạn đồ la. Mạn đồ la vẽ Tam tôn Thích ca và các vị Tổ truyền luận Câu xá, gọi là Câu xá mạn đồ la. Khi tu pháp, chỉ dùng hình tượng để quán tưởng chư tôn, gọi là Đạo tràng quán mạn đồ la. Còn như quán tưởng tự thân là Mạn đồ la và bày xếp các vị tôn của Mạn đồ la ở nơi tứ chi, thì gọi là Chi phần sinh mạn đồ la. Trong Chi phần sinh mạn đồ la, đem viện Trung đài bát diệp của Thai tạng giới phối hợp với đầu, các nội quyến thuộc của lớp thứ 1 phối hợp với cổ họng và tim, các Đại bồ tát ở lớp thứ 2 phối hợp với các chỗ từ rốn trở xuống, gọi là Tam trùng lưu hiện mạn đồ la. Ngũ luân địa, thủy, hỏa, phong, không phối hợp với đầu gối, bụng, ngực, mặt và chỏm đầu, gọi là Ngũ luân thành thân mạn đồ la. Ngoài ra, 9 hội của Kim cương giới thì phối hợp với các chi phần trong thân thể. Khi quán đính, Mạn đồ la được dùng trải trên đàn để hành giả tung hoa được Phật, gọi là Phu mạn đồ la. Còn thông thường Mạn đồ la được dùng làm đối tượng để lễ bái cúng dường thì gọi là Mạn đồ la cúng, gọi tắt là Mạn cúng; khi xây cất điện đường xong, làm lễ khánh thành, phần nhiều tu pháp Mạn đồ la này. Mạn đồ la vẽ tướng trạng cõi Tịnh độ của đức Phật A di đà và cung trời Đâu suất của bồ tát Di lặc, gọi là Tịnh độ mạn đồ la, hoặc Đâu suất mạn đồ la, nhưng trường hợp này nên gọi là Biến tướng. Hình vẽ nội dung thuyết kinh Pháp hoa, gọi là Pháp hoa biến tướng và Pháp hoa mạn đồ la. Nhưng trong Mật giáo, khi tu kinh Pháp hoa thì có riêng Pháp hoa mạn đồ la. Vị A xà lê truyền pháp, kiến lập mạn đồ la để trao quán đính cho đệ tử, gọi là Mạn đồ la a xà lê. [X. phẩm Cụ duyên trong kinh Đại nhật Q.1; Hữu bộ tì nại da tạp sự Q.13; Ngũ bí mật nghi quĩ]. (xt. Biến).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Sống đẹp giữa dòng đời


Phù trợ người lâm chung


Tư tưởng Tịnh Độ Tông


Kinh Duy-ma-cật (Hán-Việt)

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.238.162.113 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (395 lượt xem) - Việt Nam (123 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - ... ...