Tôi phản đối bạo lực vì ngay cả khi nó có vẻ như điều tốt đẹp thì đó cũng chỉ là tạm thời, nhưng tội ác nó tạo ra thì tồn tại mãi mãi. (I object to violence because when it appears to do good, the good is only temporary; the evil it does is permanent.)Mahatma Gandhi
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Điều quan trọng không phải là bạn nhìn vào những gì, mà là bạn thấy được những gì. (It's not what you look at that matters, it's what you see.)Henry David Thoreau
Đừng chờ đợi những hoàn cảnh thật tốt đẹp để làm điều tốt đẹp; hãy nỗ lực ngay trong những tình huống thông thường. (Do not wait for extraordinary circumstances to do good action; try to use ordinary situations. )Jean Paul
Điểm yếu nhất của chúng ta nằm ở sự bỏ cuộc. Phương cách chắc chắn nhất để đạt đến thành công là luôn cố gắng thêm một lần nữa [trước khi bỏ cuộc]. (Our greatest weakness lies in giving up. The most certain way to succeed is always to try just one more time. )Thomas A. Edison
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: mãn châu phật giáo »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: mãn châu phật giáo








KẾT QUẢ TRA TỪ


mãn châu phật giáo:

(滿洲佛教) Phật giáo Mãn châu. Mãn châu tức là 9 tỉnh ở đông bắc Trung quốc hiện nay, ngày xưa gọi là Liêu đông. Vào đầu thế kỉ thứ IV Phật giáo đã được truyền đến khu vực này. Cuối năm Thái nguyên (376-396) đời vua Hiếu vũ nhà Đông Tấn, ngài Thích đàm thủy đã đưa mấy mươi bộ kinh luật từ Quan trung vào Liêu đông, rồi ngài đến Cao cú li truyền bá Phật giáo, cho mãi đến đầu năm Nghĩa hi (405-417) đời vua An đế mới trở về Quan trung. Trước đó vào niên hiệu Vĩnh hòa năm đầu (345) đời Đông Tấn, vua Mộ dung hoàng của nước Tiền yên thiết lập cung Hòa long trên núi Long sơn gần thủ đô Long thành (Triều dương, Nhiệt hà); rồi lại xây cất chùa Long tường ở trên núi. Đây là ghi chép sớm nhất về tự viện Phật giáo ở Mãn châu. Về sau, triều Bắc Ngụy chiếm lấy đất Tiền yên, tiếp tục tạo mở các động đá Vân cương và Long môn; vào năm Thái hòa 23 (499) đời vua Hiến văn, lại bắt đầu mở hang đá Vạn Phật Đường ở tả ngạn sông Đại lăng phía tây bắc ngoại thành huyện Nghĩa, tỉnh Liêu ninh hiện nay. Đến đời Đường thì Phật giáo Mãn châu lại càng hưng thịnh, như trong Sách phủ nguyên qui quyển 971 có chép việc nước Bột hải tiến cống tượng Phật vào thời Huyền tông và Hiến tông nhà Đường; ngoài ra, trong kinh thành cũng phát hiện được những di tích Phật giáo. Các triều đại vua chúa Liêu, Kim cũng rất kính tin Phật pháp, xây dựng nhiều chùa viện và tháp Phật khiến cho Phật giáo phổ cập trong dân gian. Rồi đến đời Nguyên, người Mông cổ xâm chiếm Mãn châu, lập nên Đế quốc lớn, đồng thời truyền Lạt ma giáo vào Mãn châu, làm cho Phật giáo ở đây cũng chịu ảnh hưởng phần nào, nhưng phải đợi đến đời Thanh thì nền tảng của Lạt ma giáo tại Mãn châu mới được củng cố và lúc đó chùa, tháp Lạt ma giáo được xây dựng ở nhiều nơi, như chùa Bác nhân, chùa Phổ lạc, miếu An viễn, chùa Phổ ninh, chùa Phổ hựu, miếu Tu di phúc thọ, miếu Phổ đà tông thừa, chùa Thù tượng, La hán đường v.v... ở Thừa đức đều rất nổi tiếng. Đây là những chùa miếu lớn có cảnh quan đặc biệt, khác hẳn với lối kiến trúc phổ thông của Trung quốc. Ngoài ra, cứ theo ý kiến của các học giả cận đại, thì nhà Thanh có mối quan hệ gắn bó với Lạt ma giáo, đặc biệt vua Thái tổ triều Thanh được xem là có quan hệ trực tiếp với bồ tát Văn thù, vả lại, họ cũng cho rằng Mãn châu là đất phát tích của nhà Thanh, danh xưng Mãn châu có nguồn gốc từ tiếng Phạm: Maĩjuzrì (Hán âm: Mạn thù sư lợi, tức bồ tát Văn thù). Lại nữa, cứ theo Mãn châu nguyên lưu khảo bộ chương, thì vào những năm đầu triều Thanh, nước Tây tạng dâng quốc thư đến nhà Thanh đều tôn xưng là Mạn thù sư lợi đại Hoàng đế. Đến nay, tuy giới học giả chưa có kết luận hoàn toàn nhất trí về quan điểm này, nhưng trên đại thể thì đều thừa nhận đất Mãn châu đã có 1 nguồn gốc Phật giáo rất sâu xa. Và nguồn gốc này cũng là điểm then chốt khiến cho nhà Thanh tin thờ Lạt ma giáo. [X. Khâm định thịnh kinh thông chí; Liêu đông chí Q.1; The Blue Annals, 2 vols. (N.Roerich); Pag Sam Jon Zang (S.C. Das); The Religion of Tibet (Ch. Bell)].


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Hương lúa chùa quê - Phần 1: Hồi ký của Hòa thượng Thích Bảo Lạc


Kinh Duy-ma-cật (Hán-Việt)


Em Là Vì Sao Sáng


Kinh Đại Bát Niết-bàn

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.217.1 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...