Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Cuộc sống xem như chấm dứt vào ngày mà chúng ta bắt đầu im lặng trước những điều đáng nói.
(Our lives begin to end the day we become silent about things that matter. )Martin Luther King Jr.
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi.
Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Chỉ có hai thời điểm mà ta không bị ràng buộc bởi bất cứ điều gì. Đó là lúc ta sinh ra đời và lúc ta nhắm mắt xuôi tay.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Nếu không yêu thương chính mình, bạn không thể yêu thương người khác. Nếu bạn không có từ bi đối với mình, bạn không thể phát triển lòng từ bi đối với người khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Những ai có được hạnh phúc cũng sẽ làm cho người khác được hạnh phúc.
(Whoever is happy will make others happy too.)Anne Frank
Như cái muỗng không thể nếm được vị của thức ăn mà nó tiếp xúc, người ngu cũng không thể hiểu được trí tuệ của người khôn ngoan, dù có được thân cận với bậc thánh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Một số người mang lại niềm vui cho bất cứ nơi nào họ đến, một số người khác tạo ra niềm vui khi họ rời đi.
(Some cause happiness wherever they go; others whenever they go.)Oscar Wilde
Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: ma ha tăng kì luật
KẾT QUẢ TRA TỪ
ma ha tăng kì luật:
(摩呵僧祇律) Phạm: Mahàsaíghavinaya. Gọi tắt: Tăng kì luật. Hán dịch: Đại chúng luật. Luật, 40 quyển, do các ngài Phật Đà Bạt Đà La và Pháp Hiển cùng dịch vào đời Đông Tấn, được thu vào Đại Chính Tạng tập 22. Đây là bộ Luật của Đại chúng bộ trong thời Phật giáo bộ phái. Toàn bộ sách được chia làm 2 phần: Tỉ Khưu giới pháp (35 quyển đầu) và Tỉ Khưu Ni giới pháp (05 quyển sau). Phần đầu nêu rõ 218 giới, Tạp tụng bạt cừ pháp, Uy nghi pháp, tường thuật các nguyên do chế giới, giải thích các giới điều và tình hình ứng dụng thích hợp. Trong đó, pháp Tạp tụng bạt cừ và pháp Uy nghi tương đương với phẩm Kiền độ của luật Tứ Phần, tức nói về các qui định liên quan đến nghi thức hành sự, yết ma và sự sinh hoạt hàng ngày của tăng chúng như: ăn, mặc và ở v.v... Phần 2 thì liệt kê 277 giới và Tạp bạt cừ pháp. Sách này cùng với luật Tứ Phần, luật Ngũ Phần và luật Thập Tụng, từ xưa đến nay, được gọi là Tứ Quảng Luật. Nếu so với 3 bộ luật kia thì sách này đặc sắc hơn nhiều, vì các điểm sau đây: 1. Về thời gian chế định 4 pháp Ba La Di được suy định vào khoảng từ nửa tháng thứ 5 mùa đông năm thứ 5 sau khi Đức Phật thành đạo, đến nửa tháng thứ 4 mùa đông năm thứ 6. 2. Những điều được ghi trong Thất Bách Kết Tập Luật tạng, không nêu ra 10 việc phi pháp, mà chỉ nói đến Ngũ Tịnh pháp. Hơn nữa, cũng không đề cập gì đến chủ trương phủ nhận của các Tỉ Khưu Bạt Kì. 3. Nội dung sách có chép hơn 40 loại Bản sinh đàm và viện dẫn hơn 20 loại kinh Bản sinh v.v...Cứ theo điều Ngũ bách Tỉ Khưu tập pháp tạng trong quyển 32 của bộ luật này, thì luật Ma Ha Tăng Kì là do ngài Ưu Ba Li vâng mệnh ngài Ma Ha Ca Diếp mà tụng ra, kế đến, điều đã dẫn, ghi rõ tên của 27 vị truyền thừa luật này, bắt đầu từ các Ngài: Đà Sa Bà La, Thụ Đề Đà Sa, Kì Đa v.v... Đây là tư liệu về sự truyền thừa của luật này. Lại theo Pháp Hiển truyện chép, thì mục đích của ngài Pháp Hiển đến Ấn độ là để tìm cầu giới luật, nhưng giới luật ở các nước Bắc Thiên Trúc thì đều thầy trò truyền miệng cho nhau, không có bản văn để có thể sao chép lại. Mãi đến khi ngài Pháp Hiển tới chùa Ma Ha Diễn tại Trung Thiên Trúc mới có được 1 bộ luật, tức là luật Ma Ha Tăng Kì chúng, được truyền ở tinh xá Kì Hoàn, là bộ luật được đại chúng hành trì sớm nhất, lúc đức Phật còn tại thế. Ngoài ra, Xuất tam tạng kí tập quyển 3 và Thập tì ni nghĩa sao quyển 1, cho rằng luật Tăng Kì là do Độc tử bộ truyền, thuyết này e có sự lầm lẫn. [X. Đại đường tây vực kí Q.9; Lịch đại Tam bảo kỉ Q.3, 4, 5; Khai nguyên thích giáo lục Q.1, 3, 15].
Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển, xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________
MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Kinh Bi Hoa
Tư tưởng Tịnh Độ Tông
Sống thiền
Hạnh phúc là điều có thật
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...