Hãy nhớ rằng, có đôi khi im lặng là câu trả lời tốt nhất.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chúng ta phải thừa nhận rằng khổ đau của một người hoặc một quốc gia cũng là khổ đau chung của nhân loại; hạnh phúc của một người hay một quốc gia cũng là hạnh phúc của nhân loại.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nếu bạn muốn những gì tốt đẹp nhất từ cuộc đời, hãy cống hiến cho đời những gì tốt đẹp nhất. (If you want the best the world has to offer, offer the world your best.)Neale Donald Walsch
Trong sự tu tập nhẫn nhục, kẻ oán thù là người thầy tốt nhất của ta. (In the practice of tolerance, one's enemy is the best teacher.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hãy đặt hết tâm ý vào ngay cả những việc làm nhỏ nhặt nhất của bạn. Đó là bí quyết để thành công. (Put your heart, mind, and soul into even your smallest acts. This is the secret of success.)Swami Sivananda
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Sự hiểu biết là chưa đủ, chúng ta cần phải biết ứng dụng. Sự nhiệt tình là chưa đủ, chúng ta cần phải bắt tay vào việc. (Knowing is not enough; we must apply. Willing is not enough; we must do.)Johann Wolfgang von Goethe
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Cách tốt nhất để tìm thấy chính mình là quên mình để phụng sự người khác. (The best way to find yourself is to lose yourself in the service of others. )Mahatma Gandhi
Nếu quyết tâm đạt đến thành công đủ mạnh, thất bại sẽ không bao giờ đánh gục được tôi. (Failure will never overtake me if my determination to succeed is strong enough.)Og Mandino

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: lưu cầu phật giáo »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: lưu cầu phật giáo








KẾT QUẢ TRA TỪ


lưu cầu phật giáo:

(琉球佛教) Phật giáo xứ Lưu cầu. Lưu cầu xưa kia thuộc Trung quốc, cho mãi đến đời nhà Thanh vẫn còn triều cống, do đó đã trở thành vấn đề giữa Trung quốc và Nhật bản. Vào đầu năm Quang tự (khoảng 1875- 1908) đời Thanh, Nhật bản thôn tính đảo Lưu cầu, đổi tên là Xung thằng và đặt làm 1 huyện của Nhật bản, nhưng Trung quốc thì vẫn gọi là Lưu cầu. Theo truyền thuyết, Xung thằng là do Thiên thần A ma mĩ cửu sáng lập, vì địa thế ngoằn ngoèo uốn khúc như con rồng nổi trong nước nên gọi là Lưu cầu ( ), sau đổi thành Lưu cầu (.....). Phật giáo ở nơi này bắt đầu từ khi vua Anh tổ xây dựng chùa Cực lạc (khoảng năm 1265-1274) ở Phố thiêm. Không bao lâu, có sư Lại trọng Pháp ấn, người Nhật, sáng lập chùa Hộ quốc trên núi Ba thượng ở Na bá. Năm Tuyên đức thứ 5 (1430) đời vua Tuyên tông, hoạn quan Sài sơn xây Đại an Thiền tự. NămTuyên đức thứ 8 (1433) sáng lập Thiên Phật linh các. Vua Thượng thái cửu (1454-1460) ban sắc lần lượt kiến tạo 3 chùa: Quảng nghiêm, Phổ môn và Thiên long, thỉnh vị tăng người Nhật là ngài Giới ẩn Thừa hổ làm Trụ trì khai sơn. Nhà vua còn xây dựng chùa viện ở các nơi và đúc chuông lớn để cúng dường các chùa nổi tiếng như: Báo ân, Đại thánh v.v... cho nên trong sử sách, ông được gọi là Phụng Phật danh quân (vị vua nổi tiếng thờ Phật). Năm Thiên thuận thứ 2 (1458) đời vua Anh tông, vua Thái thượng cửu lại phái vị tăng người Nhật là Đạo an đến Triều tiên thỉnh Tạng kinh. Năm Thiên thuận thứ 6 (1462), vua Thượng đức cũng phái ngài Phổ tu cổ, thỉnh từ Triều tiên về 1 bộ Đại tạng kinh và các kinh điển khác như: Kim cương, Pháp hoa, Thiên thai tứ giáo nghi, Tâm kinh, Đại bi tâm kinh, Lăng nghiêm, Khởi tín luận, Phiên dịch danh nghĩa tập v.v... Về sau, Lưu cầu thường qua lại với giới Phật giáo Triều tiên. Năm Vạn lịch 31 (1603) đời Minh, vị tăng thuộc tông Tịnh độ Nhật bản là ngài Đại trung truyền bá kinh sách Phật giáo và xiển dương pháp môn niệm Phật tại Lưu cầu, đồng thời, ngài cũng soạn Lưu cầu thần đạo kí 5 quyển, nói rõ về tình hình chung và sự thay đổi của các chùa viện ở Lưu cầu. Năm Khang hi thứ 10 (1671) đời vua Thánh tổ nhà Thanh, vị Trụ trì chùa Hộ quốc là ngài Lại xương xin phép triều đình đổi 3 ngôi chùa Thần ứng, Vạn thọ và Thánh hiện của Thiền tông thành chùa Chân ngôn tông. Vào năm Đồng trị thứ 7 (1868), thời Minh trị Duy tân biến cách, chư tăng thuộc các phái Thiền tông đều cầu đảo Thần Phật xin chấm dứt sự tra khảo và giết chóc tại các nhà tù. Trong thời Minh trị Duy tân, các chùa viện ở Lưu cầu được chia làm Công tự và Hiếp tự. Sau thời Duy tân, các chùa viện không còn được sự bảo hộ của nhà vua nên bị suy đồi nhanh chóng. Và sau thế giới đại chiến lần thứ 2 thì Phật giáo Lưu cầu đã mất hẳn cái cảnh huống hưng thịnh của thế kỉ thứ 17. Phật giáo Lưu cầu chia làm 2 pháp hệ lớn là Nhật bản Chân ngôn tông và Lâm tế tông. Lễ hội Niệm Phật dũng được dân gian cử hành vào tháng 8 hằng năm, có thể nói đó là di phong tông Tịnh độ do ngài Đại trung truyền lại. Sau thời Minh trị, phần lớn các Thiền viện thuộc về phái Diệu tâm tự tông Lâm tế, còn các chùa tông Chân ngôn thì thuộc về phái Đông tự của tông Chân ngôn, chỉ ở Na bá có chùa Chân giáo của phái Đại cốc thuộc tông Chân ngôn. [X. Đông di liệt truyện trong Tùy thư Q.81; Ngoại quốc liệt truyện trong Minh sử Q.211; Trung sơn thế giám cổ; Kim đồ thư tập thành biên duệ điển thứ 100; Lưu cầu chi tông giáo (Thu sơn Khiêm tạng).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Về mái chùa xưa


Phúc trình A/5630


Đừng bận tâm chuyện vặt


Nguyên lý duyên khởi

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.217.1 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...