Con người sinh ra trần trụi và chết đi cũng không mang theo được gì. Tất cả những giá trị chân thật mà chúng ta có thể có được luôn nằm ngay trong cách mà chúng ta sử dụng thời gian của đời mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Nếu quyết tâm đạt đến thành công đủ mạnh, thất bại sẽ không bao giờ đánh gục được tôi.
(Failure will never overtake me if my determination to succeed is strong enough.)Og Mandino
Chỉ có cuộc sống vì người khác mới là đáng sống.
(Only a life lived for others is a life worthwhile. )Albert Einstein
Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác.
Kinh Pháp cú
Tôn giáo không có nghĩa là giới điều, đền miếu, tu viện hay các dấu hiệu bên ngoài, vì đó chỉ là các yếu tố hỗ trợ trong việc điều phục tâm. Khi tâm được điều phục, mỗi người mới thực sự là một hành giả tôn giáo.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Bằng bạo lực, bạn có thể giải quyết được một vấn đề, nhưng đồng thời bạn đang gieo các hạt giống bạo lực khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Thành công không phải là chìa khóa của hạnh phúc. Hạnh phúc là chìa khóa của thành công. Nếu bạn yêu thích công việc đang làm, bạn sẽ thành công.
(Success is not the key to happiness. Happiness is the key to success. If you love what you are doing, you will be successful.)Albert Schweitzer
Hạnh phúc là khi những gì bạn suy nghĩ, nói ra và thực hiện đều hòa hợp với nhau.
(Happiness is when what you think, what you say, and what you do are in harmony.)Mahatma Gandhi
Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: lục vô vi
KẾT QUẢ TRA TỪ
lục vô vi:
(六無爲) Phạm: Wađasaôskfta. Sáu pháp vô vi căn cứ vào thức biến và pháp tính mà được giả lập, 1 trong 5 vị, 100 pháp của tông Duy thức. Đó là: 1. Hư không vô vi: Chân như được hiển hiện do đã xa lìa phiền não chướng và sở tri chướng. Chân như này không có chướng ngại, giống như hư không, cho nên gọi là Hư không vô vi. 2. Trạch diệt vô vi: Chân lí hiển hiện do thoát li sự trói buộc của tất cả hữu lậu. Đây là căn cứ vào sự đoạn chướng mà đặt tên, vì trạch diệt nghĩa là xa lìa sự trói buộc, nên gọi là Trạch diệt vô vi. 3. Phi trạch diệt vô vi: Tự tính của Chân như xưa nay vốn là thanh tịnh, lìa các tạp nhiễm, vì nó không phải do sức lựa chọn của trí vô lậu nên gọi là Phi trạch diệt vô vi. Đây là theo sự giải thích của Đại thừa. Còn theo sự giải chung của Đại thừa lẫn Tiểu thừa, thì pháp hữu vi thiếu duyên nên không sinh, nếu cái không sinh này diệt thì chân lí hiển hiện, đây cũng chẳng phải do sức chọn lựa của trí vô lậu, nên gọi là Phi trạch diệt vô vi. 4. Bất động vô vi: Chỉ cho vô vi hiển hiện ở đệ Tứ thiền. Vì ở cõi này chỉ có xả thụ, chứ không có khổ thụ và lạc thụ, nên gọi là Bất động. Vì ở cảnh diệt khổ thụ và lạc thụ mà hiển hiện chân lí vắng lặng, nên gọi là Bất động vô vi. 5. Tưởng thụ diệt vô vi: Vô vi hiển hiện ở trong Diệt tận định. Vì ở trong Diệt tận định, diệt hết tâm tưởng 6 thức và 2 thụ khổ, lạc, cho nên gọi là Tưởng thụ diệt vô vi. 6. Chân như vô vi: Pháp vô vi vốn chân thực thường như, không hư vọng biến đổi, nên gọi là Chân như vô vi. Trong 6 vô vi, 5 vô vi trước là mượn tên để giải thích rõ tướng của pháp tính, còn vô vi thứ 6 là mượn tên để giải thích rõ thể của pháp tính. Sáu vô vi do thức biến, nghĩa là từng nghe nói đến tên hư không, lại theo sự phân biệt mà có tướng hư không, rồi do sức huân tập mà biến hiện ra tướng vô vi giống như hư không. Tướng sở hiện này trước sau giống nhau không thay đổi, nên giả nói là thường. Ngoài ra, các nhà Duy thức còn chia Chân như vô vi trong 6 vô vi nói trên thành 3 thứ là: Thiện pháp chân như, Bất thiện pháp chân như và Vô kí pháp chân như, thêm vào 5 vô vi trước mà lập thuyết Bát vô vi (tám vô vi). [X. luận Thành duy thức Q.2; Thành duy thức luận thuật kí Q.2, phần cuối; Bách pháp vấn đáp sao Q.9]. (xt. Vô Vi).
Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển, xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________
MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Quy nguyên trực chỉ
Truyện tích Vu Lan Phật Giáo
Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1
Sống và chết theo quan niệm Phật giáo
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...