Sự toàn thiện không thể đạt đến, nhưng nếu hướng theo sự toàn thiện, ta sẽ có được sự tuyệt vời.
(Perfection is not attainable, but if we chase perfection we can catch excellence.)Vince Lombardi
Chúng ta không học đi bằng những quy tắc mà bằng cách bước đi và vấp ngã.
(You don't learn to walk by following rules. You learn by doing, and by falling over. )Richard Branson
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Thật không dễ dàng để tìm được hạnh phúc trong chính bản thân ta, nhưng truy tìm hạnh phúc ở bất kỳ nơi nào khác lại là điều không thể.
(It is not easy to find happiness in ourselves, and it is not possible to find it elsewhere.)Agnes Repplier
"Nó mắng tôi, đánh tôi,
Nó thắng tôi, cướp tôi."
Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Sự hiểu biết là chưa đủ, chúng ta cần phải biết ứng dụng. Sự nhiệt tình là chưa đủ, chúng ta cần phải bắt tay vào việc.
(Knowing is not enough; we must apply. Willing is not enough; we must do.)Johann Wolfgang von Goethe
Hãy sống tốt bất cứ khi nào có thể, và điều đó ai cũng làm được cả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình.
Kinh Pháp cú
Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: lục gia thất tông
KẾT QUẢ TRA TỪ
lục gia thất tông:
(六家七宗) những chi phái của học phái bát nhã ở thời đại đông tấn. từ cuối đời hán cho đến thời lưu tống, kinh bát nhã đã lưu hành ở trung quốc, ngài chi lâu ca sấm đời đông hán truyền dịch kinh đạo hành bát nhã (lần đầu tiên học thuyết bát nhã của ấn độ được truyền vào trung quốc). ngài chu sĩ hành giảng kinh và ngài đạo an cũng bắt đầu nghiên cứu bát nhã. lúc bấy giờ, để hiểu được tư tưởng bát nhã, một mặt phải dựa theo nghĩa huyền học của lão trang để giải thích nghĩa kinh bát nhã, do đó đã hình thành cái gọi là cách nghĩa phật giáo(tức mượn nghĩa lí của đạo gia hoặc ngoại giáo để giải thích đạo lí của phật giáo), chính vì thế mà đối với tư tưởng không của bát nhã đã sản sinh ra nhiều chi phái. mặt khác, cũng có những phái lí giải được tư tưởng không của bát nhã một cách chân chính mà không cần dựa vào phật giáo cách nghĩa; tất cả những chi phái này được gọi chung bằng từ lục gia thất tông(6 nhà 7 tông). cứ theo luận lục gia thất tông (sách này đã mất, nay căn cứ theo lời trích dẫn trong triệu luận sớ của ngài nguyên khang đời đường) của ngài đàm tế chùa trang nghiêm thời lưu tống và trung luận sớ của ngài cát tạng đời tùy, thì lục gia thất tông là: 1. bản vô tông: gồm học thuyết của các ngài đạo an, tăng duệ, tuệ viễn v.v... 2. tức sắc tông: gồm tức sắc nghĩa của quan nội và tức sắc du huyền luận của ngài chi đạo lâm. 3. thức hàm tông: học thuyết của ngài vu pháp khai, đệ tử của ngài vu pháp lan. 4. huyễn hóa tông: chủ trương của ngài đạo nhất, đệ tử của ngài trúc pháp thải. 5. tâm vô tông: gồm học thuyết của các ngài trúc pháp ôn, đạo hằng, chi mẫn độ v.v... 6. duyên hội tông: có duyên hội nhị đế luận của ngài đạo thúy. 7. bản vô dị tông: là chi phái của tông bản vô, gồm học thuyết của các ngài trúc pháp sâm, trúc pháp thải. trong 7 tông nêu trên, thì tông bản vô, tông tức sắc và tông tâm vô là 3 phái chủ yếu của học thuyết bát nhã đương thời. [x. trung quán luận sớ q.2 phần cuối; thế thuyết tân ngữ giả quyệt thiên; chi mẫn độ học thuyết khảo (trần dần khác). hán ngụy lưỡng tấn nam bắc triều phật giáo sử q.thượng (thang dụng đồng); phật giáo học đích chư vấn đề (vũ tỉnh bá thọ)].
Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển, xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________
MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Giải thích Kinh Địa Tạng
Kinh Đại Bát Niết-bàn - Tập 2
Quy nguyên trực chỉ
Gõ cửa thiền
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...