Nếu muốn đi nhanh, hãy đi một mình. Nếu muốn đi xa, hãy đi cùng người khác. (If you want to go fast, go alone. If you want to go far, go together.)Ngạn ngữ Châu Phi
Khi gặp chướng ngại ta có thể thay đổi phương cách để đạt mục tiêu nhưng đừng thay đổi quyết tâm đạt đến mục tiêu ấy.
(When obstacles arise, you change your direction to reach your goal, you do not change your decision to get there. )Zig Ziglar
Chớ khinh thường việc ác nhỏ mà làm; đốm lửa nhỏ có thể thiêu cháy cả núi rừng làng mạc. Chớ chê bỏ việc thiện nhỏ mà không làm, như giọt nước nhỏ lâu ngày cũng làm đầy chum vại lớn.Lời Phật dạy
Phải làm rất nhiều việc tốt để có được danh thơm tiếng tốt, nhưng chỉ một việc xấu sẽ hủy hoại tất cả. (It takes many good deeds to build a good reputation, and only one bad one to lose it.)Benjamin Franklin
Điều quan trọng không phải là bạn nhìn vào những gì, mà là bạn thấy được những gì.
(It's not what you look at that matters, it's what you see.)Henry David Thoreau
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Người khôn ngoan chỉ nói khi có điều cần nói, kẻ ngu ngốc thì nói ra vì họ buộc phải nói.
(Wise men speak because they have something to say; fools because they have to say something. )Plato
Tôi biết ơn những người đã từ chối giúp đỡ tôi, vì nhờ có họ mà tôi đã tự mình làm được.
(I am thankful for all of those who said NO to me. Its because of them I’m doing it myself. )Albert Einstein
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: long thụ
KẾT QUẢ TRA TỪ
long thụ:
(龍樹) Phạm: Nàgàrjuna. Hán âm: Na già ứ lạt thụ na, Na già a chu đà na. Cũng gọi Long mãnh, Long thắng. Tổ khai sáng của học phái Trung quán thuộc Phật giáo Đại thừa ở Ấn độ, sinh vào khoảng thế kỉ thứ II, thứ III, thuộc dòng dõi Bà la môn, Nam Ấn độ. Từ nhỏ ngài đã thông minh dĩnh ngộ, học 4 Phệ đà, thiên văn, địa lí, sấm vĩ, bí tạng và các đạo thuật đều thông suốt. Ngài từng cùng với 3 người bạn thân học phép tàng hình, lén vào cung vua chơi bời. Việc bại lộ, 3 người bạn bị vua chém đầu, riêng ngài thoát khỏi. Do việc này, ngài cảm ngộ ái dục là gốc của sự đau khổ, liền vào núi đến trước tháp Phật xuất gia thụ giới. Sau khi xuất gia, ngài nghiên cứu tam tạng, nhưng thấy chưa đủ, lại đến núi Hi mã lạp sơn, gặp 1 vị lão tỉ khưu trao cho kinh điển Đại thừa, mặc dầu biết thực nghĩa nhưng chưa thể thông suốt. Lại vì ngài từng phá giáo nghĩa của luận sư ngoại đạo, nên sinh tâm tà mạn, tự đặt ra giới mới, mặc áo mới, ở riêng trong căn phòng thủy tinh tĩnh mịch. Bấy giờ có bồ tát Đại long, thấy vậy thương xót, bèn dẫn ngài vào Long cung trao cho vô lượng kinh điển Đại thừa, ngài thấu hiểu hết giáo lí. Bấy giờ, vua Nam Thiên trúc tin theo Bà la môn giáo, công kích Phật giáo, ngài đến đó giáo hóa, khiến vua bỏ tín ngưỡng Bà la môn giáo mà qui y Phật giáo. Từ đó về sau, ngài tận lực hoằng pháp, soạn các sách để chú thích kinh điển Đại thừa, thiết lập hệ thống giáo học Đại thừa, khiến cho học thuyết Bát nhã tính không được truyền bá rộng khắp trên toàn cõi Ấn độ. Về già, ngài trụ ở núi Hắc phong thuộc miền Nam Ấn độ, có người đệ tử tên là Đề bà. Sự tích về ngài Long thụ theo Tây tạng truyền có nhiều chỗ khác nhau với những điều được trình bày ở trên. Chẳng hạn như trong quyển Thất Cao tăng (7 vị cao tăng) tiếng Tây tạng, tác giả Đa la na tha nói rằng, ngài Long thụ từng tu tập các loại Thành tựu (Tất địa) như: Vô lượng thọ đà la ni, Thành tựu đại khổng tước nữ, Cửu dạ xoa, v.v... khiến cho con gái của Long vương Đức xoa ca và quyến thuộc xây dựng chùa, tháp... Về sau, ngài và các nữ Dạ xoa ở núi Cát tường cùng tu Đát đặc la, v.v... Còn có thuyết cho rằng ngài từng dùng 7 hạt cải trắng mở tháp sắt ở Nam Ấn độ, lấy được kinh Kim cương đính. Đại khái những truyện trên đây đều là truyền thuyết của đời sau mang nặng sắc thái Mật giáo. Về niên đại xuất thế của ngài cũng có các thuyết khác nhau: 1. Theo bài tựa luận Đại trí độ của ngài Tăng duệ và các bài tựa Đại trí luận sao của ngài Lô sơn Tuệ viễn (chép trong Xuất tam tạng kí tập quyển 10), thì ngài ra đời khoảng 900 năm sau khi đức Phật nhập diệt. 2. Theo Bách luận sớ quyển thượng, ngài sinh vào khoảng 530 năm sau khi đức Phật nhập diệt. 3. Theo Tam luận du ý nghĩa, Nhị giáo luận của ngài Đạo an, Long thụ bồ tát truyện, v.v... thì ngài ra đời vào khoảng 880 năm sau khi đức Phật nhập diệt, tức là vào cuối thế kỉ thứ IV Tây lịch. Các học giả hiện đại như Pháp sư Ấn thuận, v.v... phần nhiều theo thuyết thứ 3. Còn về sự nhập diệt của ngài, theo Long thụ bồ tát truyện, có 1 pháp sư Tiểu thừa, vì ganh ghét, không muốn thấy ngài sống lâu, ngài biết được điều ấy liền vào tịnh thất thoát xác mà đi. Theo điều Kiêu tát la quốc trong Đại đường tây vực kí quyển 10, thì vua nước này là Sa đa bà ha qui y ngài, ngài đem diệu dược tặng cho, 2 người cùng sống lâu không suy yếu. Con vua muốn lên ngôi sớm, nên thỉnh ngài tự tận, ngài dùng lá cỏ tranh khô tự cắt cổ chết, vua quá buồn sầu thương tiếc, nên không bao lâu cũng chết theo. Về tuổi thọ của ngài, theo Thập nhị môn luận tông trí nghĩa kí quyển thượng và Pháp uyển châu lâm quyển 53, thì ngài thọ đến 100 tuổi, thuyết này khó tin. Tuy nhiên, nếu căn cứ vào điều Triêu tước xỉ mộc trong Nam hải kí qui nội pháp truyện quyển 1 và các sách khác nói về việc ngài chuyên về thuật trường sinh mà suy đoán, thì tuổi thọ của ngài cũng có thể ở mức 100 trở lên. Về tên tiếng Phạm và tên dịch của ngài, theo Long thụ bồ tát truyện, Đại đường tây vực kí quyển 8, Thập nhị môn luận tông trí nghĩa kí quyển thượng, kinh Bồ đề hạnh, Trung luận thích của ngài Nguyệt xứng, Bát nhã thích của ngài Sư tử hiền, v.v... đều ghi tên Phạm của ngài là Nàgàrjuna. Nhưng kinh Nhập lăng già bằng tiếng Phạm thì ghi tên Phạm của ngài là Nàgàhvaya, phải dịch là Long khiếu, Long mãnh, Long danh. Nhưng chương 17 trong Ấn độ Phật giáo sử của Đa la na tha thì cho rằng Long thụ và Long khiếu là 2 người khác. Long khiếu và Đề bà (đệ tử của ngài Long thụ) là người đồng thời đại, trụ ở chùa Na lan đà. Trong tác phẩm Không Chi Thám Cứu, chương 4, phần 1, Pháp sư Ấn thuận căn cứ vào thuyết trên, cho rằng Long khiếu (hoặc Long mãnh) không phải là Long thụ, niên đại muộn hơn so với niên đại ngài Long thụ, có thể vào thời đại vua Chiên đà la cấp đa (từ 320 sau Tây lịch). Ngoài ra, ngài còn là Tổ phó pháp tạng thứ 13 của Thiền tông Ấn độ, đồng thời, tại Trung quốc và Nhật bản xưa nay ngài cũng được suy tôn làm Tổ của 8 tông. Ngài có các tác phẩm: Trung luận tụng, Thập nhị môn luận, Không thất thập luận, Lục thập tụng như lí luận, Đại thừa phá hữu luận, Đại trí độ luận, Thập trụ tì bà sa luận, Đại thừa nhị thập tụng luận, Bồ đề tư lương luận, Bảo hành vương chính luận, Nhân duyên tâm luận tụng, Bồ đề tâm li tướng luận, Phúc cái chính hành sở tập kinh, Tán pháp giới tụng, Quảng đại phát nguyện tụng. [X. kinh Nhập lăng già Q.9; Đại thừa huyền luận Q.5, Hoa nghiêm kinh truyện kí Q.5; Phó pháp tạng nhân duyên truyện Q.5; Truyền pháp chính tông kí Q.3, Phật tổ thống kỉ Q.5; Pháp uyển châu lâm Q.38; The Life of Nàgàrjuna from Tibetan and Chinese Sources (M.Walleser)].
Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển, xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________
TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER) 1200 trang - 54.99 USD
BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK) 1200 trang - 45.99 USD
BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER) 728 trang - 29.99 USD
BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK) 728 trang - 22.99 USD
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...