Yếu tố của thành công là cho dù đi từ thất bại này sang thất bại khác vẫn không đánh mất sự nhiệt tình. (Success consists of going from failure to failure without loss of enthusiasm.)Winston Churchill
Tôi không thể thay đổi hướng gió, nhưng tôi có thể điều chỉnh cánh buồm để luôn đi đến đích. (I can't change the direction of the wind, but I can adjust my sails to always reach my destination.)Jimmy Dean
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Điểm yếu nhất của chúng ta nằm ở sự bỏ cuộc. Phương cách chắc chắn nhất để đạt đến thành công là luôn cố gắng thêm một lần nữa [trước khi bỏ cuộc]. (Our greatest weakness lies in giving up. The most certain way to succeed is always to try just one more time. )Thomas A. Edison
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Kẻ yếu ớt không bao giờ có thể tha thứ. Tha thứ là phẩm chất của người mạnh mẽ. (The weak can never forgive. Forgiveness is the attribute of the strong.)Mahatma Gandhi
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Học Phật trước hết phải học làm người. Làm người trước hết phải học làm người tốt. (學佛先要學做人,做人先要學做好人。)Hòa thượng Tinh Không
Đừng cư xử với người khác tương ứng với sự xấu xa của họ, mà hãy cư xử tương ứng với sự tốt đẹp của bạn. (Don't treat people as bad as they are, treat them as good as you are.)Khuyết danh
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: lăng già kinh »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: lăng già kinh








KẾT QUẢ TRA TỪ


lăng già kinh:

(楞伽經) Phạm:Laíkàvatàrasùtra. Gọi đủ: Lăng già a bạt đa la bảo kinh. Kinh, 4 quyển, do ngài Cầu na bạt đà la dịch vào năm 443 đời Lưu Tống, được thu vào Đại chính tạng tập 16. Lăng già là tên núi; A bạt đa la nghĩa là vào. Tức là đức Phật nói bộ kinh quí báu này khi Ngài vào núi Lăng già, là 1 trong 6 bộ kinh làm chỗ y cứ của tông Pháp tướng. Nội dung kinh này thuyết minh thế giới vạn hữu đều do tâm tạo, đối tượng nhận thức của người ta không phải ở bên ngoài mà là tại trong tâm. Kinh này kết hợp tư tưởng Như lai tạng và tư tưởng thức A lại da, là đại biểu cho các kinh thuộc hệ tư tưởng Phật giáo Đại thừa hậu kì ở Ấn độ. Niên đại thành lập kinh này vào khoảng trước sau năm 400 Tây lịch. Toàn bộ kinh đã nhiều lần nhấn mạnh đến nguồn gốc của si mê chính là do tập khí từ vô thủy đến nay đã không biết rõ các pháp là từ nơi tâm mình hiển hiện. Nếu có thể thấu triệt được bản tính của ý thức, xa lìa những đối lập năng thủ, sở thủ, thì có thể đạt đến cảnh giới vô phân biệt. Nguyên bản tiếng Phạm của kinh này được tìm thấy tại Nepal, học giả Nhật bản là các ông Nam điều Văn hùng và Hà khẩu Tuệ hải đã hiệu đính và xuất bản vào năm 1923. Có 3 loại bản Hán dịch đều được thu vào Đại chính tạng tập 16: 1. Lăng già a bạt đa la bảo kinh, 4 quyển, cũng gọi Tứ quyển Lăng già kinh, Tống dịch Lăng già kinh, do ngài Cầu na bạt đà la dịch vào đời Lưu Tống. 2. Nhập lăng già kinh, 10 quyển, cũng gọi Thập quyển Lăng già kinh, Ngụy dịch Lăng già kinh, do ngài Bồ đề lưu chi dịch vào đời Bắc Ngụy. 3. Đại thừa nhập lăng già kinh, 7 quyển, cũng gọi Thất quyển Lăng già kinh, Đường dịch Lăng già kinh, do ngài Thực xoa nan đà dịch vào đời Đường. Trong 3 loại bản dịch trên, bản Tứ quyển Lăng già kinh được Tổ Bồ đề đạt ma dùng để phó chúc cho ngài Tuệ khả, vì thế xưa nay rất được Thiền tông đặc biệt xem trọng. Cứ theo Pháp xung truyện trong Tục cao tăng truyện chép, thì sự thuyết giảng kinh Lăng già 4 quyển có thể chia làm 2 chi phái: Một phái từ ngài Tăng xán truyền xuống, thì y cứ vào Nhất thừa tông của Nam thiên trúc; một phái từ các ngài Đàm thiên, v.v... thì y cứ vào luận Nhiếp đại thừa. Tuy nhiên, vào thời đại Nam Bắc triều kinh này vẫn chưa được nghiên cứu một cách phổ biến. Đến đời Đường, với đà phát triển của Thiền tông, thì kinh này mới được chú trọng, lúc đó mới có những danh xưng như: Lăng già sư, Lăng già tông xuất hiện. Rồi từ những sách Lăng già nhân pháp chí của ngài Huyền di và Lăng già sư tư kí của ngài Tịnh giác mà chúng ta có thể biết được là vào thời ấy kinh này đã được dùng làm biểu tượng truyền thừa. Mãi đến khi các ngài Thần hội, v.v... đưa ra chủ trương dùng Bát nhã thay cho Lăng già thì kinh Kim cương mới dần dần được xem trọng. Ngoài các bản Hán dịch, kinh này còn có bản dịch tiếng Tây tạng và bản dịch tiếng Nhật. Riêng bản dịch Tây tạng có 2 loại, một theo đúng nguyên văn chữ Phạm, một theo bản Hán văn. Kinh này có rất nhiều sách chú sớ, nhưng quan trọng hơn cả thì có: - Nhập Lăng già kinh sớ, 5 quyển, của ngài Bồ đề lưu chi. - Lăng già kinh sớ, 7 quyển, của ngài Nguyên hiểu người Tân la. - Lăng già kinh sớ, 6 quyển, của ngài Đàm thiên đời Tùy. - Lăng già kinh chú, 5 quyển, của ngài Trí nghiêm đời Đường. - Nhập Lăng già tâm huyền nghĩa, 1 quyển, của ngài Pháp tạng đời Đường, và - Thánh nhập Lăng già kinh chú (Phạm: Àryalaíkavatàravftti) trong Đại tạng kinh Tây tạng. Ngoài ra, bộ Đại thừa nghĩa chương của ngài Tuệ viễn chùa Tịnh ảnh là luận nghiên cứu quan trọng về kinh này. Sau hết, kinh này thu dụng rất nhiều học thuyết của các học phái Phật giáo, đồng thời, đứng trên lập trường của các học thuyết ấy mà trình bày về sự thể nghiệm tôn giáo. Những tư tưởng trọng yếu của kinh này là: 1. Kết hợp tư tưởng Như lai tạng với thức A lại da, mở đầu cho tư tưởng của luận Đại thừa khởi tín. 2. Kinh này chia Thiền làm 4 loại: Ngu phu sở hành thiền, Quán sát nghĩa thiền, Phan duyên như thiền và Như lai thiền. Đây là tư liệu về lịch sử Thiền tông rất được chú ý. 3. Đối với học thuyết Duy thức ở thời kì sau, nhất là Duy thức của ngài Hộ pháp, có ảnh hưởng rất lớn. [X. Lịch đại tam bảo kỉ Q.9; Đại đường tây vực kí Q.11; Khai nguyên thích giáo lục Q.4, 5, 6, 9].


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Gió Bấc


Phù trợ người lâm chung


Vô niệm (Pháp bảo Đàn kinh)


Kinh Đại Bát Niết bàn Tập 1

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.206.83.160 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (395 lượt xem) - Việt Nam (123 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...