Thành công là tìm được sự hài lòng trong việc cho đi nhiều hơn những gì bạn nhận được. (Success is finding satisfaction in giving a little more than you take.)Christopher Reeve
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Kinh nghiệm quá khứ và hy vọng tương lai là những phương tiện giúp ta sống tốt hơn, nhưng bản thân cuộc sống lại chính là hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Điều kiện duy nhất để cái ác ngự trị chính là khi những người tốt không làm gì cả. (The only thing necessary for the triumph of evil is for good men to do nothing.)Edmund Burke
Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)
Trời sinh voi sinh cỏ, nhưng cỏ không mọc trước miệng voi. (God gives every bird a worm, but he does not throw it into the nest. )Ngạn ngữ Thụy Điển
Quy luật của cuộc sống là luôn thay đổi. Những ai chỉ mãi nhìn về quá khứ hay bám víu vào hiện tại chắc chắn sẽ bỏ lỡ tương lai. (Change is the law of life. And those who look only to the past or present are certain to miss the future.)John F. Kennedy
Nếu bạn muốn những gì tốt đẹp nhất từ cuộc đời, hãy cống hiến cho đời những gì tốt đẹp nhất. (If you want the best the world has to offer, offer the world your best.)Neale Donald Walsch
Tôi biết ơn những người đã từ chối giúp đỡ tôi, vì nhờ có họ mà tôi đã tự mình làm được. (I am thankful for all of those who said NO to me. Its because of them I’m doing it myself. )Albert Einstein
Nếu tiền bạc không được dùng để phục vụ cho bạn, nó sẽ trở thành ông chủ. Những kẻ tham lam không sở hữu tài sản, vì có thể nói là tài sản sở hữu họ. (If money be not thy servant, it will be thy master. The covetous man cannot so properly be said to possess wealth, as that may be said to possess him. )Francis Bacon

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: kỳ na giáo »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: kỳ na giáo








KẾT QUẢ TRA TỪ


kỳ na giáo:

(耆那教) Phạm:Jaina. Một giáo phái ở Ấn độ, do ngài Ni càn đà nhã đề tử (Phạm: Nirgranthajĩàtaputra), cũng gọi Đại hùng (Phạm: Mahàvìra) sáng lập vào khoảng thế kỉ V, IV trước Tây lịch, chủ trương khổ hạnh, phi bạo lực. Giáo nghĩa căn bản là nghiệp báo luân hồi, linh hồn giải thoát. Tương truyền, trước ngài Ni càn đà nhã đề tử, còn có 23 vị Tổ sư, cho nên đời sau cho ngài là vị Tổ thứ 24 trung hưng Kỳ na giáo. Trong 24 vị Tổ thì chỉ có ngài Ba thấp phạt na đà (Phạm:Parzvanàtha) và Ni càn đà nhã đề tử là nhân vật có thật trong lịch sử, còn các vị Tổ khác e rằng đều là những nhân vật trong truyền thuyết. Ngài Ni càn đà nhã để tử chủ trương thuyết Vô thần, cải cách và tập đại thành giáo lí của 23 vị Tổ sư trước. Về phương diện giáo lí, ngài chia những yếu tố cấu thành vũ trụ làm 2 phần là Linh hồn (Phạm:Jìva) và Phi linh hồn (Phạm:Ajìva). Yếu tố Phi linh hồn bao gồm 4 thứ: Vận động nhân (Phạm: Dharma), Chỉ tĩnh nhân (Phạm: Adharma), hư không, vật chất, cộng thêm Linh hồn thành 5 cá thể thực tại. Vật chất do nguyên tử cấu tạo thành, có tính chìm xuống, còn Linh hồn là nhất thiết tri(biết tất cả)có tính bay lên, tự nó không có chướng ngại, vì thế được tự do. Còn sự hình thành vật chất là do nơi nghiệp, nên bị trói buộc, đây chính là nhân của sự luân hồi. Nếu muốn thoát khỏi luân hồi thì phải sống khổ hạnh và giữ gìn nghiêm ngặt 5 điều răn (5 thệ nguyện lớn)là: Không giết hại, không nói dối, không trộm cắp, không dâm dục, không sở đắc (Phạm:Anupalabhya). Nếu sống theo đúng 5 điều răn này, thì có thể tiêu trừ nghiệp lực, phát huy bản tính của linh hồn, đạt đến tịch diệt, tức được giải thoát, gọi là Niết bàn. Linh hồn, phi linh hồn, thiện nghiệp, ác nghiệp, lậu nhập, hệ phược, chế ngự, chỉ diệt, giải thoát... gọi là Cửu đế. Ngoài ra, Kỳ na giáo còn chủ trương chủ nghĩa Bất định (Phạm:Syàdvàda) tương đối có tính phán đoán và chủ trương Quan điểm luận (Phạm: Naya) quan sát mang tính phê phán, đây chính là đặc sắc của Kỳ na giáo. Thánh điển chủ yếu của Kỳ na giáo có 2 loại: Tất đàn đa (Phạm:Siddhanta), có 45 bộ, được thành lập vào khoảng từ thế kỉ thứ III trước Tây lịch đến thế kỉ thứ VI Tây lịch; Tứ phệ đà (Phạm:Veda), được thành lập vào thế kỉ thứ IX Tây lịch. Ngoài ra còn có Giáo lí tinh yếu và Ngũ nguyên lí tinh yếu do ông Khang đạt Khang đạt (Phạm:Kundakunda) soạn vào thế kỉ V và Đế nghĩa chứng đắc thư do ông Ô ma tư phạt thê (Phạm:Umàsvàti) sáng tác. Vào thời đại vị Giáo tổ, giáo đoàn kỳ na rất hưng thịnh, nhưng sau phân hóa làm phái Bạch y (Phạm:Zvetàmbara) theo chủ nghĩa khoan dung và phái Không y (Phạm: Digambara) theo chủ nghĩa nghiêm khắc. Phái Bạch y căn cứ theo Thánh điển Tất đàn đa, còn phái Không y thì căn cứ theo Thánh điển Tứ phệ đà. Đến thế kỉ thứ XII, tín đồ Hồi giáo xâm nhập Ấn độ và công kích Kỳ na giáo rất kịch liệt. Sau thế kỉ XVII, trong giáo đoàn phát sinh cuộc vận động cải cách, chủ trương dùng chủ nghĩa nhân đạo và quan điểm bác ái để giải thích giáo nghĩa cổ xưa của Kỳ na giáo. Đại biểu cho chủ trương cải cách có ông Động địa bì âu (Dhundibia) lãnh đạo cuộc vận động của phái Lang ca (Lokas), thế kỉ XVIII, có ông Duy lạp cát (Vìraji) lãnh đạo cuộc vận động của phái Tư đặc na ca ngõa tây (Sthànakavàsì). Đến nay, số tín đồ tuy không đông, nhưng họ vẫn giữ gìn giới luật rất nghiêm khắc trong sinh hoạt hàng ngày. [X. W. Schubring: Die Lehre der Jainas, 1935; Kỳ na giáo Thánh điển (Linh mộc Trọng tín)].(xt. Ni Càn Tử Ngoại Đạo, Ni Càn Đà Nhã Đề Tử).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Chớ quên mình là nước


Truyền thuyết về Bồ Tát Quán Thế Âm


Em Là Vì Sao Sáng


Vua Là Phật, Phật Là Vua

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...