Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận.
Kinh Pháp cú
Bằng bạo lực, bạn có thể giải quyết được một vấn đề, nhưng đồng thời bạn đang gieo các hạt giống bạo lực khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Thiên tài là khả năng hiện thực hóa những điều bạn nghĩ.
(Genius is the ability to put into effect what is on your mind. )F. Scott Fitzgerald
Thêm một chút kiên trì và một chút nỗ lực thì sự thất bại vô vọng cũng có thể trở thành thành công rực rỡ.
(A little more persistence, a little more effort, and what seemed hopeless failure may turn to glorious success. )Elbert Hubbard
Chớ khinh thường việc ác nhỏ mà làm; đốm lửa nhỏ có thể thiêu cháy cả núi rừng làng mạc. Chớ chê bỏ việc thiện nhỏ mà không làm, như giọt nước nhỏ lâu ngày cũng làm đầy chum vại lớn.Lời Phật dạy
Để có đôi mắt đẹp, hãy chọn nhìn những điều tốt đẹp ở người khác; để có đôi môi đẹp, hãy nói ra toàn những lời tử tế, và để vững vàng trong cuộc sống, hãy bước đi với ý thức rằng bạn không bao giờ cô độc.
(For beautiful eyes, look for the good in others; for beautiful lips, speak only words of kindness; and for poise, walk with the knowledge that you are never alone.)Audrey Hepburn
Để chế ngự bản thân, ta sử dụng khối óc; để chế ngự người khác, hãy sử dụng trái tim.
(To handle yourself, use your head; to handle others, use your heart. )Donald A. Laird
Tìm lỗi của người khác rất dễ, tự thấy lỗi của mình rất khó.
Kinh Pháp cú
Quy luật của cuộc sống là luôn thay đổi. Những ai chỉ mãi nhìn về quá khứ hay bám víu vào hiện tại chắc chắn sẽ bỏ lỡ tương lai. (Change is the law of life. And those who look only to the past or present are certain to miss the future.)John F. Kennedy
Khó khăn thách thức làm cho cuộc sống trở nên thú vị và chính sự vượt qua thách thức mới làm cho cuộc sống có ý nghĩa.
(Challenges are what make life interesting and overcoming them is what makes life meaningful. )Joshua J. Marine
Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: lâm tế tông
KẾT QUẢ TRA TỪ
lâm tế tông:
(臨濟宗) Gọi tắt: Tế tông. Tông Lâm tế, 1 trong Ngũ gia thất tông của Thiền tông Trung quốc, do ngài Lâm tế Nghĩa huyền (?-867) thuộc pháp hệ ngài Nam nhạc Hoài nhượng sáng lập, cũng là 1 trong 13 tông phái của Phật giáo Nhật bản. Sau khi ngài Lâm tế Nghĩa huyền được Thiền sư Hoàng bá Hi vận ấn chứng, vào năm Đại trung thứ 8 (854) đời vua Tuyên tông nhà Đường, ngài đến trụ ở viện Lâm tế tại Trấn châu, đặt ra Tam huyền tam yếu, Tứ liệu giản, v.v... để tiếp dẫn đồ chúng, môn phong hưng thịnh và, từ thời Trung Đường về sau, đã phát triển thành 1 tông phái lớn, gọi là tông Lâm tế. Những phương pháp truyền giáo như: Tứ tân chủ, Tứ liệu giản, Tứ chiếu dụng, v.v... thường được tông này sử dụng. Tứ tân chủ là thông qua những câu vấn đáp giữa thầy và trò (hoặc chủ và khách) để so sánh, đánh giá sự sâu cạn về cảnh giới chứng ngộ của đôi bên, còn Tứ liệu giản, Tứ chiếu dụng là căn cứ vào trình độ liễu ngộ khác nhau của người học mà lập ra phương thức giáo hóa. Cơ phong của tông này rất bén nhạy và mạnh mẽ. Từ ngài Nghĩa huyền dùng phương pháp đánh hét, đến ngài Tông cảo đề xướng phương thức khán thoại đầu (tức tham cứu công án), đều dùng thủ đoạn thần tốc, mãnh liệt, hoặc những lời nói sắc bén, khiến người học ngay đó tỉnh ngộ. Nhờ có cơ phong thần tốc, mãnh liệt, cộng với phong cách tự do, nên Thiền pháp của tông Lâm tế rất được giới vũ sĩ, tướng quân và chính khách ưa thích và đến đời nhà Thanh thì tông này trở thành dòng phái chính yếu của Thiền tông Trung quốc. Các đệ tử nối pháp của ngài Nghĩa huyền có 22 vị, như các sư Hưng hóa Tồn tưởng, Tam thánh Tuệ nhiên, Quán khê Chí nhàn, v.v... Sư Tồn tưởng là Thủ tọa, sư Tuệ nhiên được ngài Nghĩa huyền phó chúc biên tập ngữ lục. Dưới sư Tồn tưởng, có sư Bảo ứng Tuệ ngung truyền đến sư Phong huyệt Diên chiểu. Năm Trường hưng thứ 2 (931) đời Hậu Đường, sư Phong huyệt Diên chiểu trụ ở chùa Quảng tuệ lãnh chúng tu học, đệ tử nối pháp là Thủ sơn Tỉnh niệm thường tu hạnh đầu đà. Môn phong của sư Thủ sơn rất hưng thịnh, lan ra khắp nước, đệ tử gồm có 16 người như: Diệp huyền Qui tỉnh, Quảng tuệ Nguyên liễu, Cốc ẩn Uẩn thông, Phần dương Thiện chiêu, v.v... Môn hạ của sư Qui tỉnh có 8 người, trong đó, Phù sơn Pháp viễn đề xướng thuyết Cửu đới, Thập lục hiển. Sư Thiện chiêu mới đầu, lần lược tham vấn 71 vị thiện tri thức, sau cùng, đến chỗ Thiền sư Thủ sơn Tỉnh niệm thì được khế ngộ, trụ chùa Thái bình ở Phần châu, dùng các cơ dụng như Tam cú tứ cú, Tam quyết, Thập bát xướng, v.v... để tiếp dẫn người học, được tôn xưng là Thiên Hạ Đệ Nhất, dưới cửa sư có rất nhiều nhân tài, như các vị: Thạch sương Sở viên, Lang da Tuệ giác, Đại ngu Thủ chi, v.v... Sư Tuệ giác và sư Tuyết đậu Trùng hiển được gọi chung là Nhị Cam Lộ Môn. Sư Sở viên nhờ dùng pháp lệnh nghiêm túc, cơ pháp hiểm hóc siêu tuyệt mà nổi tiếng, dưới cửa sư có các vị Hoàng long Tuệ nam và Dương kì Phương hội là nổi bật hơn cả; sư Tuệ nam sáng lập phái Hoàng long, còn sư Phương hội thì sáng lập phái Dương kì, từ đời Tống về sau 2 phái này rất thịnh, sánh ngang với các tông Tào động, Vân môn, v.v... Vào thời Tống, vị tăng Nhật bản là Minh am Vinh tây đến Trung quốc tham yết pháp tôn đời thứ 7 của ngài Hoàng long là sư Hư am Hoài sưởng và được truyền Thiền pháp phái Hoàng long. Sau khi về nước, sư Vinh tây sáng lập chùa Kiến nhân ở Kinh đô (Kyoto), gồm tu cả Viên tông, Mật tông và Thiền tông. Ngoài ra, sư Tuấn nhận (1166-1227) cũng đến Trung quốc vào đời Tống, thụ pháp nơi ngài Mông am Nguyên thông đời thứ 7 thuộc phái Dương kì; sau khi trở về Nhật bản, sư Tuấn nhận truyền bá giới luật và Thiền pháp ở chùa Tuyền dũng. Vào những năm cuối đời Nam Tống, Thiền sư Trung quốc sang Nhật rất đông, phần nhiều hoằng truyền Thiền pháp của phái Dương kì. Trong 24 dòng phái Thiền tông của thời kì Liêm thương (1192- 1333) tại Nhật bản, thì có tới 20 dòng phái thuộc hệ thống phái Dương kì, còn phái Hoàng long thì chỉ có một dòng của sư Vinh tây. Rồi đến cuối đời Minh đầu đời Thanh, ngài Ẩn nguyên Long kì là đời thứ 24 thuộc phái Dương kì, vào năm Thừa ứng thứ 3 (1654) vượt biển sang Nhật lập riêng tông Hoàng bá. [X. Lâm tế tông chỉ; Ngũ đăng hội nguyên Q.11, 12, 17-20; Bản triều tăng bảo truyện; Diên bảo truyền đăng lục; Phù tang thiền lâm tăng bảo truyện].
Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển, xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________
MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Tư tưởng xã hội trong Kinh điển Phật giáo Nguyên thủy
Tôi đọc Đại Tạng Kinh
Lục tổ Đại sư - Con người và huyền thoại
Chuyển họa thành phúc
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.122 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...