Quy luật của cuộc sống là luôn thay đổi. Những ai chỉ mãi nhìn về quá khứ hay bám víu vào hiện tại chắc chắn sẽ bỏ lỡ tương lai. (Change is the law of life. And those who look only to the past or present are certain to miss the future.)John F. Kennedy
Tôi tìm thấy hy vọng trong những ngày đen tối nhất và hướng về những gì tươi sáng nhất mà không phê phán hiện thực. (I find hope in the darkest of days, and focus in the brightest. I do not judge the universe.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hãy nhớ rằng, có đôi khi im lặng là câu trả lời tốt nhất.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hãy dang tay ra để thay đổi nhưng nhớ đừng làm vuột mất các giá trị mà bạn có.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Vết thương thân thể sẽ lành nhưng thương tổn trong tâm hồn sẽ còn mãi suốt đời.
(Stab the body and it heals, but injure the heart and the wound lasts a lifetime.)Mineko Iwasaki
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Đừng làm một tù nhân của quá khứ, hãy trở thành người kiến tạo tương lai.
(Stop being a prisoner of your past. Become the architect of your future. )Robin Sharma
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: lạc mẫu đông
KẾT QUẢ TRA TỪ
lạc mẫu đông:
(洛姆東) (1005-1064) Tạng: Fbrom-ston, Dge-bzes ston-pa hoặc Ston-pa rin-po-che. Hán âm: Đôn ba bảo, Chủng đôn ba, Đông đốn. Thủy tổ của phái Ca đương (Tạng: Bka#-gdam-pa), người Đồ da luân phổ (Tạng:Stod-luns-phu) ở về mạn tây bắc Lạp tát (Lhasa). Ông thông minh từ thủa nhỏ, ham đọc sách, siêng năng cầu học nơi tôn giả Tiết chuẩn (Tạng:Jo-bo Se-btsun), lại theo ngài Tháp da tối lỗ mã (Tạng:Sgra#i tsher-ma) học ngôn ngữ. Khi học ở chỗ ngài Tháp da tối lỗ mã, ông được biết tên tuổi của ngài A đề sa (Phạm:Atìsa), ông rất hâm mộ. Sau, ông nhận thấy thứ tự tu hành trong giáo pháp có phần lộn xộn, Hiển Mật lại phân chia, nên vào năm 1054, khi nghe tin ngài A đề sa đến A lí (Tạng:Mía#-ris), ông được phép thầy học cho đi rước ngài A đề sa về Vệ tạng. Không bao lâu, ông được ngài A đề sa truyền trao quán đính và những lời giáo giới có liên quan đến Tam sĩ giáo, rồi từ đó ông theo ngài đi khắp nơi trên đất nước Tây tạng. Về sau, ông lại thỉnh ngài A đề sa đến Lạp tát (Lhasa) và dốc sức vào việc biên soạn các sách về Trung quán. Sau khi ngài A đề sa thị thịch (1054?), ông nối tiếp hoằng dương học thuyết của ngài để đối lại với Mật pháp cựu truyền vốn chỉ chuyên trọng chú thuật. Ông lập ra tông nghĩa riêng gọi là Cam Đan, hoặc Ca Đương. Cam là Thánh giáo, Đan là giáo giới, hợp cả 2 chữ lại thì có nghĩa là Tất cả Thánh giáo đều là giáo giới. Ông lại phán lập Tam Sĩ Giáo thu nhiếp tất cả pháp và thứ tự 4 mật pháp: Tác, Tu, Du già, Vô thượng du già. Hệ thống tư tưởng của ông rất tinh nghiêm, từ xưa không ai sánh kịp, nhờ đó phái Ca đương được sáng lập và mở đầu cho sự phân phái trong Phật giáo Tây tạng. Niên hiệu Gia hựu năm đầu (1056), ông xây dựng ngôi chùa Nhiệt chấn (Tạng: Rwasgreí) ở vùng Nhiệt chấn, hoằng pháp ở đây trong 9 năm…………. Ông một đời không xuất gia, nhưng thông hiểu cả Hiển giáo và Mật giáo, giáo đoàn do ông sáng lập về sau rất hưng thịnh. Ông có nhiều học trò, nhưng có 3 người nổi bật nhất là: Phác khung ngõa (Tạng:Phu- chuí-ba), Bác đóa ngõa (Tạng:Po-to-ba) và Cẩn nga ngõa (Tạng:Spyan-sía-ba). Năm 1064 ông qua đời, thọ 60 tuổi. Ông để lại các tác phẩm: Bát thiên tụng,Bát thiên đại chú (Phạm: Abhisamayàla= ôkàràloka), Bát thiên tiểu chú (Phạm: Abhisamayàlaôkarasphuỉàrtha), Nhị vãng ngũ thiên chú (Phạm: Paĩca= viôsatisàhasrikàbhisamayàlaôkàràloka). Dịch phẩm: Trí thành tựu (Phạm: Jĩànasidhi). [X. Deb-ther síon-po (The Blue Annals); Dpag-bsaml-jon-bzaí; Ch. Bell: The Religion of Tibet]. (xt. Ca Đương Phái).
Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển, xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________
MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Tự lực và tha lực trong Phật giáo
Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2
Chuyện Phật đời xưa
Một trăm truyện tích nhân duyên (Trăm bài kinh Phật)
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.217.1 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...