Mất lòng trước, được lòng sau. (Better the first quarrel than the last.)Tục ngữ
Khó khăn thách thức làm cho cuộc sống trở nên thú vị và chính sự vượt qua thách thức mới làm cho cuộc sống có ý nghĩa. (Challenges are what make life interesting and overcoming them is what makes life meaningful. )Joshua J. Marine
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Yêu thương và từ bi là thiết yếu chứ không phải những điều xa xỉ. Không có những phẩm tính này thì nhân loại không thể nào tồn tại. (Love and compassion are necessities, not luxuries. Without them humanity cannot survive.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Mục đích chính của chúng ta trong cuộc đời này là giúp đỡ người khác. Và nếu bạn không thể giúp đỡ người khác thì ít nhất cũng đừng làm họ tổn thương. (Our prime purpose in this life is to help others. And if you can't help them, at least don't hurt them.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Hãy nhớ rằng hạnh phúc nhất không phải là những người có được nhiều hơn, mà chính là những người cho đi nhiều hơn. (Remember that the happiest people are not those getting more, but those giving more.)H. Jackson Brown, Jr.
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Tài năng là do bẩm sinh, hãy khiêm tốn. Danh vọng là do xã hội ban cho, hãy biết ơn. Kiêu căng là do ta tự tạo, hãy cẩn thận. (Talent is God-given. Be humble. Fame is man-given. Be grateful. Conceit is self-given. Be careful.)John Wooden
Mất tiền không đáng gọi là mất; mất danh dự là mất một phần đời; chỉ có mất niềm tin là mất hết tất cả.Ngạn ngữ Nga

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: kinh tập »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: kinh tập








KẾT QUẢ TRA TỪ


kinh tập:

(經集) ..... Pàli:Sutta-nipàta. Tập kinh tiếngPàli thuộc tạng Kinh (Tiểu bộ) của Thượng tọa bộ Nam phương, do nhiều bài kinh nhỏ hợp thành. Hình thức kinh tập gồm có những bài thơ kệ dài ngắn khác nhau xen lẫn những bài văn xuôi. Nội dung chia làm 5 phẩm: Xà phẩm, Tiểu phẩm, Đại phẩm, Nghĩa phẩm và Bỉ ngạn đạo phẩm, trong đó, Nghĩa phẩm và Bỉ ngạn đạo phẩm là 2 phẩm được lưu hành rất sớm, có thể nói đây là tác phẩm xưa nhất trong Thánh điển Phật giáo nguyên thủy. - Phẩm Xà(Pàli:Uragavagga) có 12 kinh, trong đó Xà kinh ví dụ tỉ khưu tu hành phải xa lìa sự phân biệt bờ bên này bờ bên kia, giống như con rắn lột bỏ da cũ; còn kinh Tê giác thì gồm các bài nổi tiếng nói về người tu hành cần phải độc lập như con tê giác 1 sừng. - Tiểu phẩm có 14 bài kinh ngắn. - Đại phẩm có 12 bài kinh dài, trong đó, kinh Xuất gia, kinh Tinh cần và kinh Na lạc ca là những tư liệu sớm nhất ghi chép về truyện đức Phật còn được bảo tồn; bài kinh thứ 9 nói về lí 4 tính bình đẳng, bài kinh thứ 12 thuyết mình về lí duyên khởi. - Nghĩa phẩm (Pàli: Atthakavagga): gồm 16 kinh được gọi là phẩm Bát kệ vì phần lớn những bài kinh trong phẩm này đều do 8 bài kệ hợp thành, như: kinh Quật bát kệ(kinh thứ 2), kinh Sân nộ bát kệ(kinh thứ 3). Phẩm này tương đương với kinh Nghĩa túc trong Hán dịch (cũng có 16 kinh). - Bỉ ngạn đạo phẩm (Pàli: Pàràyanavagga) nội dung gồm có 18 tiết, tiết đầu tiên là bài tựa, tiết cuối cùng là lời kết thúc, 16 tiết còn lại thì nói về việc đức Phật trả lời cho 16 thiếu niên về những điều họ thưa hỏi. Trong Đại tạng kinh Nam truyền quyển 24, nhà học giả Nhật bản là ông Thủy dã Hoằng nguyên có cho biết về mối quan hệ giữa Kinh tập với Kinh, Luật, Luận khác và các kinh điển Hán dịch như sau: Kinh tập và Kinh nghĩa túc Hán dịch có 236 bài kệ tương đương(đã trừ những bài kệ trùng lặp), ngoài ra, bộ Đại sự bằng tiếng Phạm và trong hơn 10 bộ kinh, luật, luận Hán dịch như: Kinh Tạp a hàm, kinh Phật bản hạnh tập, luật Hữu bộ, kinh Trung a hàm, luận Đại trí bộ, luật Tứ phần, v.v... mỗi bộ đều có hơn 20 bài kệ tương đương với những bài kệ tụng trong Kinh tập. Trong tổng số 1149 bài kệ tụng trong các Kinh, Luật, Luận khác, hiện nay Kinh tập đã được dịch ra nhiều thứ tiếng như: Bản dịch tiếng Anh có: S.B.E. vol. X, part II (Tr. by V. Fausbôll) 1881; S.B.B.15 (Woven Cadences of Early Buddhist, Tr. by E.M. Hare) 1945; Hos. 37 (Buddha’s Teachings, Tr. by Lord Chalmers) 1932. Bản dịch tiếng Đức có: K.E. Newmann (Die Reden Gotamo Buddho’s) München 1905; Nyàna-tiloka (Das Wort des Buddha) Leipzig 1923. Bản dịch tiếng Nhật có: Quốc dịch Đại tạng kinh Kinh bộ tập 13(Lập hoa Tuấn đạo), Thích ca mâu ni Thánh huấn tập (Địch nguyên Vân lai), Nam truyền Đại tạng kinh quyển 24(Thủy dã Hoằng nguyên). Ngoài ra còn có bản hiệu đính của: Dines Andersen anh Helmer Smith (Suttanipàta) new ed. (P.T.S., London 1948). [X. Thiện kiến luật tì bà sa Q.1; Nyànatiloka: Das Wort des Buddha; R. Hoernle: The Sutta nipàta in a Sanskfit Version from Eastern Turkestan (J.R.A.S. 1916); M. Winternitz: Geschichte der indischen Literatur, Bd. II].


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Thượng


Hương lúa chùa quê - Phần 1: Hồi ký của Hòa thượng Thích Bảo Lạc


Bhutan có gì lạ


Rộng mở tâm hồn

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.217.1 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...