Sự vắng mặt của yêu thương chính là điều kiện cần thiết cho sự hình thành của những tính xấu như giận hờn, ganh tỵ, tham lam, ích kỷ...Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Bằng bạo lực, bạn có thể giải quyết được một vấn đề, nhưng đồng thời bạn đang gieo các hạt giống bạo lực khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Tôi biết ơn những người đã từ chối giúp đỡ tôi, vì nhờ có họ mà tôi đã tự mình làm được. (I am thankful for all of those who said NO to me. Its because of them I’m doing it myself. )Albert Einstein
Hãy nhã nhặn với mọi người khi bạn đi lên, vì bạn sẽ gặp lại họ khi đi xuống.Miranda
Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt, luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Thành công có nghĩa là đóng góp nhiều hơn cho cuộc đời so với những gì cuộc đời mang đến cho bạn. (To do more for the world than the world does for you, that is success. )Henry Ford
Những căng thẳng luôn có trong cuộc sống, nhưng chính bạn là người quyết định có để những điều ấy ảnh hưởng đến bạn hay không. (There's going to be stress in life, but it's your choice whether you let it affect you or not.)Valerie Bertinelli
Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)
Không có ai là vô dụng trong thế giới này khi làm nhẹ bớt đi gánh nặng của người khác. (No one is useless in this world who lightens the burdens of another. )Charles Dickens
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: kinh »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: kinh








KẾT QUẢ TRA TỪ


kinh:

(經) .. Phạm:Sùtra. Hán âm: Tu đa la, Tố đát lãm, Tô đát la. Hán dịch: Khế kinh, Chính kinh, Quán kinh. Tất cả giáo pháp do đức Phật giảng nói được ghi chép, giữ gìn và truyền lại cho đời sau. Là 1 trong 3 tạng Thánh điển của Phật giáo, 1 trong 9, hoặc 12 thể tài kinh. Về danh nghĩa của kinh, có những giải thích như sau: Giáo lí do đức Phật giảng nói vốn được gọi là Pháp(Đạt ma), nghĩa là giáo pháp, đời sau ghi chép lại làm sách giáo lí cương yếu mà gọi là Kinh(Tu đa la). Tu đa la vốn là tiếng dùng của Bà la môn giáo, về sau được Phật giáo thu dụng, với hàm ý là xâu kết những văn nghĩa lại không để tản mạn rời rạc. Cứ theo luận Du già sư địa quyển 25, Phật địa kinh luận quyển 1, Đại thừa pháp uyển nghĩa lâm chương quyển 2, Hoa nghiêm kinh sớ quyển 1, v.v... thì nghĩa gốc của chữ Tu đa la là sợi dây, sợi chỉ, sợi tơ, với hàm nghĩa xuyên suốt, thu nhiếp lấy, giữ gìn, tức có nghĩa chúng sinh nhờ giáo pháp thu nhiếp, giữ gìn, nên không rơi vào đường ác. Nghĩa lí được giáo pháp xâu kết lại không bị tản mạn mất mát, cho nên Thánh giáo được gọi là Khế kinh. Còn theo luận Tạp a tì đàm tâm quyển 8, thì Tu đa la có 5 nghĩa là: 1.Xuất sinh: Sinh ra các nghĩa lí. 2.Tuyền dũng: Ý vị, nghĩa lí không cùng tận. 3.Hiển thị: Hiển bày các nghĩa lí. 4. Thằng mặc: Biện biệt các pháp tà chính. 5.Kết man: Xâu kết các pháp. Lại cứ theo Chú duy ma cật kinh quyển 1, Đại bát niết bàn kinh tập giải quyển 1. Vô lượng thọ kinh nghĩa sớ quyển thượng, v.v... thì Kinh hàm có các nghĩa: Xâu suốt, thu nhiếp, giữ gìn, thường hằng, v.v... nghĩa là Kinh xâu suốt các pháp, xưa nay thường hằng không gián đoạn. Trong Pháp hoa kinh huyền nghĩa quyển 8 phần trên, ngài Trí khải có nêu ra 2 thuyết về Kinh là: Hữu phiên và Vô phiên. Trong thuyết Vô phiên(cho rằng vì quá nhiều nghĩa nên không phiên dịch) thì trưng ra 5 nghĩa đã nêu ở trên. Còn trong thuyết Hữu phiên thì nêu ra 5 cách dịch: Kinh, Khế, Pháp bản, Tuyến, Thiện ngữ giáo, trong đó lấy Kinh làm nghĩa chính. Kinh có 2 nghĩa rộng và hẹp. Về nghĩa rộng, Kinh chỉ cho tất cả giáo pháp do đức Phật diễn nói; giáo nghĩa mà Kinh xiển dương, giải thích thì gọi là Kinh pháp, Kinh giáo; sách vở ghi chép kinh giáo thì gọi là Kinh điển. Về nghĩa hẹp, Kinh chỉ cho Kinh tạng, 1 trong 3 tạng Kinh, Luật, Luận. Thông thường, Kinh là chỉ cho Khế kinh trong 9 thể tài hoặc 12 thể tài, tức dùng văn xuôi ghi chép những giáo pháp do đức Phật trực tiếp nói ra. Nhưng về cách chia loại 9 thể tài, 12 thể tài cũng như ý nghĩa của danh từ Khế kinh xưa nay cũng có nhiều thuyết. Nguyên thủy Phật giáo Thánh điển chi tập hành của pháp sư Ấn thuận cho rằng: - Về ý nghĩa: Khế kinh mang ý nghĩa xâu kết, giữ gìn khi kinh điển được kết tập. - Về thể tài: Khế kinh chỉ cho phần văn xuôi trong kinh điển sau khi được kết tập. Nói chung, phần đông các học giả thời cận đại đều cho rằng khó có thể giới hạn, định nghĩa hoặc xác quyết mỗi thể loại kinh, nhưng đều thừa nhận Khế kinh hàm có các nghĩa: Xuyên suốt, đức Phật trực tiếp nói ra, nghĩa rộng chỉ cho Kinh tạng, nghĩa hẹp chỉ cho kinh Tạp a hàm(1 trong 9 hoặc 12 thể tài kinh). Kinh cũng chỉ cho các kinh Đại thừa ngoài 3 tạng của Tiểu thừa. Luận Đại trí độ quyển 33 (Đại 25, 306 hạ), ghi: Trong các kinh, những giáo pháp do đức Phật trực tiếp nói ra gọi là Tu đa la, như 4 bộ A hàm, các kinh Đại thừa và 250 giới kinh. Ngoài Tam tạng ra cũng có các kinh gọi là Tu đa la. Tam tạng vừa nói trên, tức chỉ cho Tam tạng của Tiểu thừa. Cho đến nay, trong Phật giáo bộ phái, việc kết tập, biên soạn kinh điển của mỗi bộ phái chỉ thấy trong Đại tạng kinh Nam truyền của Thượng tọa bộ Nam phương. Còn các kinh điển Hán dịch Bắc truyền thì hỗn hợp 4 bộ kinh A hàm và kinh điển của các bộ phái mà thành. Ngoài các kinh điển của các bộ phái Phật giáo nói trên, vào khoảng trước hoặc sau kỷ nguyên Tây lịch xuất hiện những kinh điển Đại thừa như: Kinh Bát nhã, v.v... do tín đồ của Đại thừa giáo biên tập thành. Đến khoảng thế kỉ thứ IV, lại thành lập kinh Duy ma, kinh A di đà, kinh Pháp hoa, kinh Đại tập, kinh Hoa nghiêm, kinh Niết bàn, kinh Giải thâm mật, v.v... Sau đó, lại có các kinh điển Mật giáo như: Kinh Đại nhật, kinh Kim cương đính, v.v... ra đời. Các kinh Đại thừa nói trên cũng sử dụng hình thức đức Phật nói pháp, tức ở đầu kinh có ghi câu: Như thị ngã văn (Tôi nghe như vầy). Trong Đại tạng hiện còn thì kinh Hán dịch và Tạng dịch là nhiều hơn cả. Đại tạng kinh tuy bao gồm 3 tạng Kinh, Luật, Luận, nhưng trong đó Kinh là căn bản và cũng chiếm đa số, vì thế Đại tạng kinh cũng được gọi là Nhất thiết kinh. [X. luận Đại trí độ Q.2; luận Thành thực Q.1; luận Đại tì bà sa Q.1, 126; Tứ A hàm mộ sao giải Q.thượng; Pháp hoa kinh nghĩa ký Q.1; Nhân vương hộ quốc Bát nhã kinh sớ Q.1 (Trí khải); Quán kinh sớ Q.1 (Thiện đạo)]. (xt. Cửu Bộ Kinh, Thập Nhị Bộ Kinh, Đại Tạng Kinh, Tu Đa La Tạng).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Sen búp dâng đời


Đừng bận tâm chuyện vặt


Thắp ngọn đuốc hồng


Rộng mở tâm hồn và phát triển trí tuệ

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 54.144.233.198 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (395 lượt xem) - Việt Nam (119 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - ... ...