Niềm vui cao cả nhất là niềm vui của sự học hỏi. (The noblest pleasure is the joy of understanding.)Leonardo da Vinci
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Học vấn của một người là những gì còn lại sau khi đã quên đi những gì được học ở trường lớp. (Education is what remains after one has forgotten what one has learned in school.)Albert Einstein
Người ta có hai cách để học hỏi. Một là đọc sách và hai là gần gũi với những người khôn ngoan hơn mình. (A man only learns in two ways, one by reading, and the other by association with smarter people.)Will Rogers
Thiên tài là khả năng hiện thực hóa những điều bạn nghĩ. (Genius is the ability to put into effect what is on your mind. )F. Scott Fitzgerald
Chỉ có một hạnh phúc duy nhất trong cuộc đời này là yêu thương và được yêu thương. (There is only one happiness in this life, to love and be loved.)George Sand
Trong sự tu tập nhẫn nhục, kẻ oán thù là người thầy tốt nhất của ta. (In the practice of tolerance, one's enemy is the best teacher.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Cho dù không ai có thể quay lại quá khứ để khởi sự khác hơn, nhưng bất cứ ai cũng có thể bắt đầu từ hôm nay để tạo ra một kết cuộc hoàn toàn mới. (Though no one can go back and make a brand new start, anyone can start from now and make a brand new ending. )Carl Bard
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: kim thai lưỡng bộ »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: kim thai lưỡng bộ








KẾT QUẢ TRA TỪ


kim thai lưỡng bộ:

(金胎兩部) Gọi tắt: Lưỡng bộ. Chỉ cho 2 bộ Kim cương giới và Thai tạng giới của Mật giáo. Ở trong Nhất tâm pháp giới lập 2 môn Lí bình đẳng và Trí sai biệt để hiển bày sự ứng dụng vô cùng của Lí và Trí. Những kinh điển, nghi quĩ nói rõ về trí sai biệt gọi là Kim cương đính bộ; những kinh điển, nghi quĩ thuyết minh về Lí bình đẳng thì gọi là Thai tạng bộ. Kim cương đính bộ lấy kinh Kim cương đính làm căn bản và Mạn đồ la được căn cứ vào bộ kinh này mà vẽ ra, gọi là Mạn đồ la Kim cương giới. Thai tạng bộ lấy kinh Đại nhật làm căn bản, Mạn đồ la được căn cứ vào bộ kinh này mà vẽ ra, gọi là Mạn đồ la Thai tạng giới. Kim cương giới cũng gọi là Trí giới, tức Trí sai biệt môn, được biểu thị bằng kim cương, là vật báu cứng chắc, tượng trưng cho thực trí của Như lai. Thai tạng giới cũng gọi là Lí giới, tức Lí sai biệt môn, được biểu hiện bằng hoa sen, tượng trưng cho Lí tính mà chúng sinh vốn có sẵn bao hàm trong muôn hạnh đại bi. Kim cương giới là hành tướng trừ chướng thành thân, tự thụ pháp lạc, tức chuyển 9 thức mà thành tựu 5 trí, cho nên lập 5 bộ; còn Thai tạng giới là hành tướng hóa độ lợi sinh, tha thụ pháp lạc, cho nên lập 3 bộ, mở 3 môn: Đại định, Đại trí, và Đại bi để nhiếp dẫn chúng sinh. Về hình Tam muội da của 2 bộ, các thuyết đều khác nhau, như: 1. Kim cương giới lấy tháp làm hình tam muội gia, Thai tạng giới lấy tốt đổ ba làm hình Tam muội da. 2. Kim cương giới lấy tháp Đa bảo làm hình Tam muội da, Thai tạng giới lấy tháp Ngũ luân làm hình Tam muội da. 3. Cả 2 bộ đều lấy tháp Ngũ luân làm hình Tam muội da. Về chủng tử thì: Chủng tử của Đại nhật Như lai thuộc Kim cương giới là (vaô), nghĩa là 5 trí dung thông; chủng tử của Đại nhật Như lai thuộc Thai tạng giới là (a#), nghĩa là phương tiện tức cứu cánh. Còn (hùô) là chủng tử của Kim cương giới, (a) là chủng tử của Thai tạng giới. Kim cương giới lấy chữ cuối của tự môn làm chủng tử, biểu thị ý nghĩa từ bản lập tích; Thai tạng giới lấy chữ đầu của tự môn làm chủng tử, biểu thị ý nghĩa từ nhân đến quả. Còn có thuyết nói chữ là chủng tử Lí pháp thân của Đại nhật Như lai thuộc Thai tạng giới, chữ là chủng tử Trí pháp thân của Đại nhật Như lai thuộc Kim cương giới. Hai chữ này đại biểu cho Kim cương bộ và Thai tạng bộ. Lại nữa, Mạn đồ la Kim cương giới biểu thị bằng nguyệt luân nên dùng hình tròn; còn Mạn đồ la Thai tạng giới thì được biểu trưng bằng hoa sen nên dùng hình vuông, Lí thú của 2 bộ này khác nhau. Kim cương giới và Thai tạng giới, tuy mỗi giới có lập cách giải thích riêng, nhưng ngoài lí thì không có trí và ngược lại, ngoài trí cũng không có lí, sắc và tâm vốn không hai; lìa Kim cương giới thì không có riêng Thai tạng giới, mà lìa Thai tạng giới thì cũng không có riêng Kim cương giới, cho nên Kim cương bộ và Thai tạng bộ là cùng một thể, không hai. Thuyết Kim cương bộ và Thai tạng bộ là cùng một thể bất khả phân, được bắt đầu từ ngài Huệ quả, tổ thứ 7 của Mật tông, đệ từ ngài là sư Không hải, người Nhật, truyền ý chỉ này của ngài về Nhật bản, từ đó, tông Chân ngôn Nhật bản liền phát sinh thuyết Lưỡng bộ bất nhị do Đông Mật chủ trương, nhưng Thai Mật thì chủ trương Lưỡng bộ đối lập, cho nên ngoài Kim cương bộ và Thai tạng bộ, còn lập thêm Tô tất địa bộ, vì kinh Tô tất địa dung hợp Lí và Trí, thuyết minh ý chỉ Lưỡng bộ nhất thể bất nhị, nên Mạn đồ la của Tô tất địa bộ được gọi là Tạp mạn đồ la. [X. Đại nhật kinh sớ Q.3; Kim cương đính đại giáo vương kinh sớ Q.1].


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Tư tưởng Tịnh Độ Tông


Lục tổ Đại sư - Con người và huyền thoại


Sống đẹp giữa dòng đời


Giai nhân và Hòa thượng

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.217.1 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...