Hành động thiếu tri thức là nguy hiểm, tri thức mà không hành động là vô ích.
(Action without knowledge is dangerous, knowledge without action is useless. )Walter Evert Myer
Chúng ta không thể đạt được sự bình an nơi thế giới bên ngoài khi chưa có sự bình an với chính bản thân mình.
(We can never obtain peace in the outer world until we make peace with ourselves.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hãy nhã nhặn với mọi người khi bạn đi lên, vì bạn sẽ gặp lại họ khi đi xuống.Miranda
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi.
Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Mục đích cuộc đời ta là sống hạnh phúc. (The purpose of our lives is to be happy.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Nụ cười biểu lộ niềm vui, và niềm vui là dấu hiệu tồn tại tích cực của cuộc sống.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Phán đoán chính xác có được từ kinh nghiệm, nhưng kinh nghiệm thường có được từ phán đoán sai lầm.
(Good judgment comes from experience, and often experience comes from bad judgment. )Rita Mae Brown
Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)
Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: kiêu tát la quốc
KẾT QUẢ TRA TỪ
kiêu tát la quốc:
(憍薩羅國) Kiêu tát la, Phạm:Kozàlà, Kauzala. Pàli:Kosalà. Cũng gọi Câu xá la quốc, Kiều tát la quốc, Cư tát la quốc, Câu tiết la quốc, Cao tác la quốc, Câu bà la quốc. Hán dịch: Vô đấu chiến quốc, Công xảo quốc. I. Kiêu Tát La Quốc. Cũng gọi Bắc Kiêu tát la. Một Vương quốc xưa thuộc Trung Ấn độ, nằm về mạn tây bắc Ca tì la vệ, phía bắc nước Ba la nại, Pháp hiển truyện gọi là Câu tát la quốc, là 1 trong 16 nước lớn ở Ấn độ vào thời đức Phật còn tại thế. Kinh đô của nước này là thành Xá vệ (Phạm:Zrà-vasti), là nơi đức Phật đã thuyết pháp giáo hóa trong suốt 25 năm. Nước này thóc lúa dồi dào, nhân dân sung túc, phong tục thuần hậu, nhưng chúng tăng ít, ngoại đạo nhiều. Ở nước này, khi ngài Pháp hiển đến (thế kỉ IV), vẫn còn di tích vườn cây của thái tử Kì đà và trưởng giả Cấp cô độc. [X. kinh Nhân vương hộ quốc bát nhã ba la mật đa Q.thượng; Hữu bộ tì nại da phá tăng sự Q.8; luận Phân biệt công đức Q.2; Đại đường tây vực kí Q.6; Tuệ lâm âm nghĩa Q.6, Q.15, Q.26; Phiên dịch danh nghĩa tập Q.7]. (xt. Xá Vệ Quốc). II. Kiêu Tát La Quốc. Cũng gọi Nam Kiêu tát la, Đại Kiêu tát la. Tên 1 Vương quốc xưa thuộc Nam Ấn độ, nằm về phía nam nước Ma kiệt đà, tương đương với Bắc bộ cao nguyên Decan hiện nay. Đại đường tây vực kí cho Vương quốc này thuộc Trung Ấn độ, nhưng xưa nay phần nhiều đều nhận vùng đất này thuộc Nam Ấn độ. Pháp hiển truyện gọi là Đạt thấn quốc (Phạm:Dakwiịà). Bồ tát Long thụ đã từng ở tại nước này và rất được vua Sa đà bà ha (Phạm:Sadvaha) tôn kính. Nhà vua đã cho xây cất 1 ngôi đại già lam 5 tầng trên núi Bạt la mạt la kì li ở phía tây nước này. Nước này mạnh mẽ, tính người dũng cảm, có hơn 100 ngôi già lam, chúng tăng đều nghiên cứu, học tập theo giáo pháp Đại thừa. Có hơn 70 ngôi đền thờ trời, các đạo khác ở lẫn lộn. Về vị trí nước này có nhiều thuyết khác nhau.Ông Khang lâm hãn (A.Cunningham) cho rằng nước này là Duy đạt ba (Vidarbha) đời xưa, kinh đô là Na cách pha nhĩ (Nagpur) hoặc Tra đại (Chanda), tức là vùng Ca đức ngõa na (Gondwàna) thuộc Bối lạp nhĩ (Berar) hiện nay. Còn các ông Cách lan thoát (Grant) và Phất cách tốn (J.Fergusson) thì cho rằng nước này là đất Sạ cáp đề tư gia nhĩ (Chhattisgarh) hiện nay, kinh đô là Uy lạp gia nhĩ (Wairagarh). [X. Đại từ ân tự tam tạng pháp sư truyện Q.4; Đại đường tây vực kí Q.10; Huyền ứng âm nghĩa Q.22; Tuệ lâm âm nghĩa Q.10; The Ancient Geography of India (A. Cunningham)].
Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển, xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________
MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Chuyện Phật đời xưa
Hoa nhẫn nhục
Hạnh phúc khắp quanh ta
Quy nguyên trực chỉ
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...