Nghệ thuật sống chân chính là ý thức được giá trị quý báu của đời sống trong từng khoảnh khắc tươi đẹp của cuộc đời.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Một người sáng tạo được thôi thúc bởi khát khao đạt đến thành công, không phải bởi mong muốn đánh bại người khác. (A creative man is motivated by the desire to achieve, not by the desire to beat others.)Ayn Rand
Sự ngu ngốc có nghĩa là luôn lặp lại những việc làm như cũ nhưng lại chờ đợi những kết quả khác hơn. (Insanity: doing the same thing over and over again and expecting different results.)Albert Einstein
Ngủ dậy muộn là hoang phí một ngày;tuổi trẻ không nỗ lực học tập là hoang phí một đời.Sưu tầm
Tôi biết ơn những người đã từ chối giúp đỡ tôi, vì nhờ có họ mà tôi đã tự mình làm được. (I am thankful for all of those who said NO to me. Its because of them I’m doing it myself. )Albert Einstein
Nhiệm vụ của con người chúng ta là phải tự giải thoát chính mình bằng cách mở rộng tình thương đến với muôn loài cũng như toàn bộ thiên nhiên tươi đẹp. (Our task must be to free ourselves by widening our circle of compassion to embrace all living creatures and the whole of nature and its beauty.)Albert Einstein
"Nó mắng tôi, đánh tôi, Nó thắng tôi, cướp tôi." Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)
Chúng ta không thể đạt được sự bình an nơi thế giới bên ngoài khi chưa có sự bình an với chính bản thân mình. (We can never obtain peace in the outer world until we make peace with ourselves.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Yêu thương và từ bi là thiết yếu chứ không phải những điều xa xỉ. Không có những phẩm tính này thì nhân loại không thể nào tồn tại. (Love and compassion are necessities, not luxuries. Without them humanity cannot survive.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: kiền đà la quốc »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: kiền đà la quốc








KẾT QUẢ TRA TỪ


kiền đà la quốc:

(犍馱羅國) Kiền đà la, Phạm:Gandhàra, Gàndhàra, Gandha-vati. Pàli:Gandhàra, Gàndhàsa. Cũng gọi: Kiền đà việt, Càn đà việt, Càn đà vệ, Càn đà la, Kiền đà, Kiền đà ha, Càn đà ba na hoặc Nghiệp ba la (Phạm:Gopàla). Dịch ý: Hương địa, Hương khiết, Diệu hương, Trì địa. Tên một nước nhỏ thuộc Ấn độ thời xưa, nằm về phía bắc lưu vực Ngũ hà, hạ du sông Kabul, thuộc Tây bắc Ấn độ hiện nay. Lãnh thổ nước này thường thay đổi, khi Á lịch sơn Đại đế (Alexander the Great) Đông chinh (thế kỉ IV trước TL.) thì kinh đô ở Bố sắc yết la phạt để (Phạm:Puwkaràvatì) nằm về phía đông bắc cách Bạch hạ ngõa (Phạm: Peshawar) hiện nay khoảng 19,6 km. Vào thế kỉ thứ I, vương triều Quí sương (Phạm:Kushan) nổi dậy ở phương bắc, dần dần mở rộng biên cương, thôn tính vùng Kabul, đến khi vua Ca nị sắc ca lên ngôi thì đóng đô ở Bố lộ sa bố la (Phạm:Puruwapura), tức Peshawar hiện nay. Sau khi vua băng, thế nước mỗi ngày một suy, đến thời vua Kí đa la thì dời thành Bạc la về phía tây, để con ở lại giữ phía đông, đó chính là Tiểu nguyệt chi. Cứ theo Đại đường tây vực kí quyển 2, thì nước này chiều ngang đông tây hơn 1000 dặm, chiều dọc nam bắc hơn 800 dặm, phía đông tới sông Tín độ (Phạm: Sindhu), đô thành là Bố lộ sa bố la, Vương tộc tuyệt tự, lệ thuộc nước Ca tất thí, làng ấp hoang vắng, dân cư thưa thớt. Cứ đó mà suy thì vào thế kỉ thứ VIII nước này đã suy tàn. Trong các kinh điển Phật giáo như Bản sinh (Pàli: Jàtaka), Câu na la bản duyên trong truyện A dục vương quyển 3, kinh Đại phương đẳng đại tập quyển 55, phẩm Trì chính pháp trong kinh Đại bi quyển 2, Đại trang nghiêm kinh luận quyển 1 và quyển 4, kinh Phật mẫu đại khổng tước minh vương, v.v... đều có nói đến nước Kiện đà la. Theo Thiện kiến luật tì bà sa quyển 2, chương 8 trong Đảo sử và chương 12 trong Đại sử, thì sau Đại hội kết tập kinh điển lần thứ 3, vì muốn truyền bá Phật pháp ở vùng biên địa, nên vua A dục đã phái đại đức Mạt xiển đề (Pàli:Majjhantika) đến các nước Kế tân, Kiện đà la giảng nói kinh Độc thí dụ (Pàli:Àtivisopama-sutta) cho dân chúng nghe; nghe xong, có 80.000 người đắc quả, 1000 người xuất gia. Kiền đà la vốn là trung tâm của Thuyết nhất thiết hữu bộ, nhưng tăng chúng nước này lại chịu ảnh hưởng của Đại chúng bộ và hấp thu tư tưởng Đại thừa. Cứ theo kinh Đạo hành bát nhã quyển 9 và luận Đại tì bà sa quyển 178, thì kinh Bát nhã đã được lưu hành ở nước này rất sớm. Dưới triều đại vua Ca nị sắc ca, có rất nhiều vị cao tăng ra đời như các ngài: Vô trước, Thế thân, Pháp cứu, Hiếp tôn giả, v.v... Đại thừa Phật giáo nhờ đó mà phát triển mạnh. Nhưng từ thế kỉ VI về sau, Phật giáo không còn được nhà vua hộ trì, nên rơi vào tình trạng suy đồi; về sau, tuy có vua Đột quyết khôi phục lại một thời gian, nhưng đến thế kỉ X lại bị tín đồ Hồi giáo bách hại, nên Phật giáo ở Kiện đà la cuối cũng đã bị tuyệt tích. [X. Hi lân âm nghĩa Q.3; Tuệ nhật truyện trong Tống cao tăng truyện Q.29; Phiên dịch danh nghĩa tập Q.3; Tuệ uyển âm nghĩa Q.hạ; Tuệ siêu vãng ngũ thiên trúc truyện tiên thích; A. Cunningham: Ancient Geography of India; V.A. Smith: Early History of India; T. Watters: On Yuan Chwang, vol. I].


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Nguyên lý duyên khởi


Tiếp kiến đức Đạt-lai Lạt-ma


Phật giáo và Con người


Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...