Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Tôn giáo không có nghĩa là giới điều, đền miếu, tu viện hay các dấu hiệu bên ngoài, vì đó chỉ là các yếu tố hỗ trợ trong việc điều phục tâm. Khi tâm được điều phục, mỗi người mới thực sự là một hành giả tôn giáo.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nếu muốn có những điều chưa từng có, bạn phải làm những việc chưa từng làm.Sưu tầm
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Chúng ta có lỗi về những điều tốt mà ta đã không làm.
(Every man is guilty of all the good he did not do.)Voltaire
Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)
Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại;
giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to!
(Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Đôi khi ta e ngại về cái giá phải trả để hoàn thiện bản thân, nhưng không biết rằng cái giá của sự không hoàn thiện lại còn đắt hơn!Sưu tầm
Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: khoá tụng
KẾT QUẢ TRA TỪ
khoá tụng:
(課誦) Cũng gọi Công khóa. Các thời khóa tụng niệm kinh chú vào buổi sáng sớm và chiều tối tại các chùa viện Phật giáo. Hàng ngày thực hành các thời khóa tụng niệm để mong đạt được công đức nên cũng gọi là công khóa. Tại Trung quốc thời xưa, pháp tụng niệm lúc đầu rất đơn giản, chỉ có kinh chú và kệ tán. Nhưng từ sau đời Tấn đã phát triển thêm pháp sám hối. Kế đó, khi có nghi thức Thủy lục, Diệm khẩu thì việc xướng niệm ngày càng thêm phức tạp. Về nguồn gốc của khóa tụng thì trong phẩm Pháp sư của kinh Pháp hoa đã có ghi các danh xưng như: Thụ trì pháp sư, Độc kinh pháp sư, Tụng kinh pháp sư, v.v..., do đó có thể suy ra rằng nghi thức khóa tụng ở Trung quốc là do những nhà dịch kinh Phật từ các nước Tây vực truyền đến. Những ghi chép sớm nhất về khóa tụng trong các sách ở Trung quốc có thể thấy trong sự tích Trách dung đời Đông Hán được chép chung với truyện Lưu diêu trong Ngô thư. Vua chúa các đời cũng đề cao khóa tụng, như vua Đường Huyền tông ban sắc thỉnh Tam tạng Bất không tụng kinh Nhân vương, Đường Đại tông ra sắc lệnh chọn 27 vị sa môn tụng chú Phật đính cầu nguyện cho đất nước trường tồn, nhân dân an lạc. Điều Trì tụng công thâm trong Phật tổ thống kỉ quyển 53, có nêu ra 19 việc đặc biệt của đạo tục tụng kinh trong khoảng thời gian hơn 700 năm từ vua An đế đời Đông Tấn đến vua Quang tông đời Tống. Như vậy, ta có thể thấy khóa tụng đã rất phổ biến và có một lịch sử lâu dài rồi. Về nghi thức khóa tụng thì ở Ấn độ thời xưa thực hành nghi chế Tam khải, nghĩa là trước tiên ngâm tụng thơ văn tán thán đức Phật(Phật sở hành tán) do ngài Mã minh sáng tác, kế đến, chính thức tụng kinh Phật, sau cùng là văn hồi hướng, phát nguyện. Toàn bộ quá trình là mở ra 3 tiết đoạn, cho nên gọi là Tam khải. Khi tụng kinh xong, đại chúng đồng thanh niệm Tô bà sư đa hoặc Sa bà độ(khen ngợi văn kinh là những lời vi diệu). Nghi thức tụng niệm ở Trung quốc xưa nay cũng theo phép Tam khải này, chỉ thiếu phần đại chúng đồng niệm Tô bà sư đa hoặc Sa bà độ, nhưng lại có xướng Thiện hay Thiện tai. Nghi thức tụng niệm ở Trung quốc bắt đầu từ Tăng Ni Quĩ Phạm do ngài Đạo an chế định vào đời Đông Tấn, trong đó qui định hàng ngày có 6 thời hành đạo, khi ăn phải hiến cúng, tức là phép hiến trai. Đời sau thực hành 2 thời khóa tụng niệm sớm tối, tức đã bắt nguồn từ đây. Những kinh văn trì tụng trong 2 thời khóa đều là kinh Đại thừa, như chú Lăng nghiêm, chú Đại bi, kinh A di đà, văn Sám hối, Mông sơn thí thực, xưng niệm danh hiệu Phật, v.v... Còn về lịch trình và nội dung của 2 thời khóa thì tùy theo các tông phái mà có khác nhau. [X. điều Niệm tụng trong Thiền uyển thanh qui Q.2; Pháp uyển châu lâm Q.36; Nam hải kí qui nội pháp truyện Q.4; Cao tăng Pháp hiển truyện; Trung quốc Phật giáo nhân vật dữ chế độ khóa tụng chương (Vương tân)].
Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển, xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________
MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Gió Bấc
Một trăm truyện tích nhân duyên (Trăm bài kinh Phật)
Bát-nhã Tâm kinh Khảo luận
Sống và chết theo quan niệm Phật giáo
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...