Hạnh phúc và sự thỏa mãn của con người cần phải phát xuất từ chính mình. Sẽ là một sai lầm nếu ta mong mỏi sự thỏa mãn cuối cùng đến từ tiền bạc hoặc máy điện toán.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chấm dứt sự giết hại chúng sinh chính là chấm dứt chuỗi khổ đau trong tương lai cho chính mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Cuộc sống không phải là vấn đề bất ổn cần giải quyết, mà là một thực tiễn để trải nghiệm. (Life is not a problem to be solved, but a reality to be experienced.)Soren Kierkegaard
Thật không dễ dàng để tìm được hạnh phúc trong chính bản thân ta, nhưng truy tìm hạnh phúc ở bất kỳ nơi nào khác lại là điều không thể.
(It is not easy to find happiness in ourselves, and it is not possible to find it elsewhere.)Agnes Repplier
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Thành công có nghĩa là đóng góp nhiều hơn cho cuộc đời so với những gì cuộc đời mang đến cho bạn.
(To do more for the world than the world does for you, that is success. )Henry Ford
Nghệ thuật sống chân chính là ý thức được giá trị quý báu của đời sống trong từng khoảnh khắc tươi đẹp của cuộc đời.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)
Cuộc sống là một sự liên kết nhiệm mầu mà chúng ta không bao giờ có thể tìm được hạnh phúc thật sự khi chưa nhận ra mối liên kết ấy.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: không hải
KẾT QUẢ TRA TỪ
không hải:
(空海) (774-835) Cao tăng Nhật bản, tổ khai sáng tông Chân ngôn, người Tán kì, huyện Hương xuyên, họ Tá bá trực. Năm 15 tuổi, sư đến kinh đô (Kyoto) nghiên cứu Nho học, sau đó sư vào Đại học khoa Minh kinh (chuyên nghiên cứu kinh điển), dần dần tiếp xúc với Phật giáo. Năm 18 tuổi, sư viết bài Lung cổ chỉ qui(sau đổi là Tam giáo chỉ qui) để phê phán Nho, Thích, Đạo. Năm Diên lịch 12 (793), sư xuất gia, thờ ngài Cần thao ở chùa Điên vĩ sơn tại Hòa tuyền làm thầy, pháp danh là Giáo hải, sau đổi là Như không. Sư ở đây nghiên cứu Tam luận và giáo nghĩa Đại, Tiểu thừa. Năm Diên lịch 14 (795), sư thụ giới Cụ túc tại đàn giới chùa Đông đại, đổi tên là Không hải. Năm Diên lịch 15 (796), trong giấc mộng, sư cảm được kinh Đại nhật, nhưng chưa hiểu tỏ. Năm Diên lịch 23 (804), sư đến Trung quốc tham yết các bậc danh đức tại Trường an, được A xà lê Huệ quả chùa Thanh long truyền pháp Quán đính A xà lê, mật hiệu là Biến chiếu kim cương. Sư là người Nhật bản đầu tiên được học giáo học Chân ngôn. Niên hiệu Đại đồng năm đầu (806) sư trở về Nhật bản. Năm sau (807), sư giảng kinh Đại nhật ở chùa Cửu mễ tại Kinh đô. Năm Đại đồng thứ 3 (808) vua ban sắc cho phép tông Chân ngôn được truyền bá rộng rãi. Năm Đại đồng thứ 4 (809), sư vào cung nói về nghĩa Tức thân thành Phật khiến các bậc thạc đức như Đạo hùng thuộc tông Hoa nghiêm, Viên trừng thuộc tông Thiên thai, v.v... đều phải bái phục. Niên hiệu Hoằng nhân năm đầu (810), sư trụ ở chùa Cao hùng sơn, được bổ nhiệm chức Biệt đương chùa Đông đại. Năm Hoằng nhân thứ 3 (813), sư tu pháp quán đính Kim cương giới và truyền cho các vị Tối trừng, Hòa khí Chân cương, v.v..., không bao lâu, sư lại tu pháp quán đính Thai tạng giới và truyền cho các vị Tối trừng, Hiền vinh, v.v..., là pháp quán đính đầu tiên của cả 2 bộ Kim cương giới và Thai tạng giới Mật giáo tại Nhật bản. Năm Hoằng nhân thứ 7 (816), vua sắc ban khu đất ở núi Cao dã để xây chùa. Năm Hoằng nhân thứ 9 (818), vua ban cho sư hiệu Truyền Đăng Đại Pháp Sư, giữ chức Nội cung phụng thập thiền sư. Năm Hoằng nhân thứ 10 (819), chùa trên núi Cao dã được khánh thành hiệu là Kim cương phong tự. Năm Hoằng nhân 14 (823), sư được vua ban cho Đông tự, cùng với núi Cao dã đều là Đạo tràng Mật giáo. Cách kết cấu điện đường, tạo hình tượng Phật, pháp hội hàng năm, uy nghi tăng chúng, v.v... của Đông tự đều được phỏng theo phong cách của chùa Thanh long ở Trung quốc. Năm Thiên trường thứ 5 (828), sư sáng lập viện Tông nghệ chủng trí, là ngôi trường học tư lập đầu tiên ở Nhật bản, giảng dạy Mật giáo cho các đệ tử xuất gia và tại gia. Năm Thừa hòa thứ 2 (835), sư thị tịch ở núi Cao dã, thọ 62 tuổi, được truy tôn là Cao tổ của tông Chân ngôn Nhật bản, thụy hiệu Hoằng Pháp Đại Sư, người đương thời thường gọi Cao dã đại sư. Tác phẩm của sư gồm có: Biện Hiển Mật nhị giáo luận, Bí tạng bảo thược, Thập trụ tâm luận, Phó pháp truyện, Thỉnh lai mục lục, Ngự di cáo, Tức thân thành Phật nghĩa, Thanh tự nghĩa, Hồng tự nghĩa, Bát nhã tâm kinh bí kiện, Đại Tất đàm chương và Triện lệ vạn tượng danh nghĩa (Từ điển), Văn kính bí phủ luận, Văn bút nhãn tâm sao, Tính linh tập, Cao dã tạp bút tập, Phong tín thiếp, Quán đính lịch danh, Thất tổ tán, Tam thập thiếp sách tử... [X. Nguyên hanh thích thư Q.1; Cao dã xuân thu biên niên tập Q.1; Bản triều cao tăng truyện Q.3; Hoằng pháp đại sư chính truyện].
Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển, xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________
TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER) 1200 trang - 54.99 USD
BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK) 1200 trang - 45.99 USD
BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER) 728 trang - 29.99 USD
BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK) 728 trang - 22.99 USD
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.21 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...