Hãy đạt đến thành công bằng vào việc phụng sự người khác, không phải dựa vào phí tổn mà người khác phải trả. (Earn your success based on service to others, not at the expense of others.)H. Jackson Brown, Jr.
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Hạnh phúc chân thật là sự yên vui, thanh thản mà mỗi chúng ta có thể đạt đến bất chấp những khó khăn hay nghịch cảnh. Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Thành công không phải điểm cuối cùng, thất bại không phải là kết thúc, chính sự dũng cảm tiếp tục công việc mới là điều quan trọng. (Success is not final, failure is not fatal: it is the courage to continue that counts.)Winston Churchill
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Nỗ lực mang đến hạnh phúc cho người khác sẽ nâng cao chính bản thân ta. (An effort made for the happiness of others lifts above ourselves.)Lydia M. Child
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Chúng ta nhất thiết phải làm cho thế giới này trở nên trung thực trước khi có thể dạy dỗ con cháu ta rằng trung thực là đức tính tốt nhất. (We must make the world honest before we can honestly say to our children that honesty is the best policy. )Walter Besant
Thương yêu là phương thuốc diệu kỳ có thể giúp mỗi người chúng ta xoa dịu những nỗi đau của chính mình và mọi người quanh ta.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Kẻ ngốc nghếch truy tìm hạnh phúc ở xa xôi, người khôn ngoan gieo trồng hạnh phúc ngay dưới chân mình. (The foolish man seeks happiness in the distance, the wise grows it under his feet. )James Oppenheim

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: kết giới »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: kết giới








KẾT QUẢ TRA TỪ


kết giới:

(結界) Phạm: Sìma-bandha hoặc Bandhayasìman. Dịch âm: Bạn đà dã tử man. Theo đúng tác pháp mà phân định một khu vực riêng biệt. I. Theo pháp Bạch nhị yết ma. Vạch ra một khu vực nhất định ở bất cứ chỗ nào để chúng tăng khỏi vi phạm các lỗi lầm như: Biệt chúng, Li túc(lìa áo pháp cách đêm), Túc chử(nấu ăn trong chỗ ở), v.v... Về phạm vi và phương pháp kết giới, các luật đều nói khác nhau. Theo luật Tứ phần thì kết giới có 3 loại: Nhiếp tăng giới, Nhiếp y giới và Nhiếp thực giới. 1. Nhiếp tăng giới: Khu vực được hoạch định để các tỉ khưu nhóm họp một chỗ, tiện lợi cho các việc làm như Bố tát(nghi thức ở chung mà thực hành thuyết giới sám hối), v.v... khỏi phải vất vả đi xa. Nhiếp tăng giới được chia ra làm 2 loại là Tự nhiên giới và Tác pháp giới. - Tự nhiên giới cũng gọi là Bất tác pháp giới, là khu đất có ranh giới tự nhiên mà không cần phải ấn định qua tác pháp yết ma. Có 4 loại: a) Tụ lạc giới: Chỉ cho những xóm làng, thị trấn. Có 2 hình thái khác nhau: Nếu xóm làng có ranh giới rõ ràng thì lấy xóm làng làm giới hạn; còn nếu những làng xóm liên tiếp nối nhau không phân biệt được phạm vi của làng xóm này với làng xóm khác, thì lấy mỗi bề 36 bộ(1 bộ: 6 thước tàu) làm giới hạn. b) Lan nhã giới: Chỉ cho những khu rừng vắng vẻ không có dân ở. Ranh giới A lan nhã cũng có 2 hình thái. - Nơi nguy hiểm vì có các loài thú dữ, v.v... thì giới hạn được ấn định trong vòng 58 bộ(khoảng 84m). - Nơi không nguy hiểm thì giới hạn được ấn định rộng một câu lô xá(600 bộ: 1.800m). c) Đạo hành giới: Ranh giới tự nhiên lúc đi đường, tùy theo chỗ ở, lấy phạm vi dọc ngang một câu lô xá làm giới hạn. Trong phạm vi này, không được ăn riêng, bố tát riêng. d) Thủy giới: Tức kết giới trên sông nước khi đi thuyền. - Tác pháp giới chia làm 3 loại: a) Đại giới: Có 3 loại: Nhân pháp nhị đồng, Pháp thực nhị đồng và Pháp đồng thực biệt(cũng gọi Đơn pháp đồng). Trong đó, Nhân pháp nhị đồng là chính, còn 2 loại kia là tùy duyên mà lập. Nhân đồng chỉ cho các tỉ khưu cùng sống chung(đồng nhất trú xứ) và cùng thuyết giới chung(đồng nhất thuyết giới) trong một giới khu. Pháp đồng chỉ cho mỗi nửa tháng các tỉ khưu tụ tập để làm lễ Bố tát thuyết giới. Phạm vi của Đại giới là lấy ngoại giới của một ngôi chùa làm giới hạn nhỏ nhất, rộng từ 10 dặm cho đến 100 dặm. Kết Đại giới là tạo ra một khu vực rộng lớn để cho chúng tăng nhóm họp trong hòa hợp hầu làm tăng sự như thuyết giới, v.v... Phạm vi Đại giới phải lấy những vật có thể trông thấy rõ ràng như núi, sông, rừng cây, v.v... làm ranh giới, gọi là Giới tướng. Về hình tướng của Đại giới, các luật đều nói khác nhau. Theo Thiện kiến luật tì bà sa quyển 17 thì hình vuông, hình tròn, hình quả trống, hình bán nguyệt và hình tam giác là 5 loại hình được dùng để kết Đại giới. Ngoài ra, lúc kết Đại giới, sau khi chúng tăng ở trong giới tướng đã nhóm họp đông đủ, thì vị tăng biết rõ địa hình ranh giới phải xướng giới tướng của 4 phương và thông báo rằng lấy đồng nhất trú xứ, đồng nhất thuyết giới làm kết giới. b) Giới tràng: Là khu vực nhỏ nằm trong phạm vi Đại giới, có thể dung chứa ít nhất 21 vị tỉ khưu, được dành riêng cho việc cử hành các nghi thức sám hối hoặc thụ giới, v.v... Hình thức Giới tràng 4 bề vuông vức, gọi là Tứ phương giới tướng. Giới tràng tại Ấn độ vốn là khu đất trống, trong đó không được xây cất phòng tăng, chỉ được thiết lập điện Phật và trồng cây Bồ đề. Ban đầu, Giới tràng được kết ở ngoài phạm vi của Đại giới, nhưng sau vì nạn trộm cướp nên được phép kết bên trong Đại giới. Thứ tự kết giới như sau: Trước kết Giới tràng, sau kết Đại giới. Nếu trước đó đã kết Đại giới rồi, thì phải giải Đại giới để kết Giới tràng, sau mới kết Đại giới. Muốn kết Giới tràng trong phạm vi của Đại giới, trước hết phải lập 3 lớp tiêu tướng(xem hình vẽ). Tức là phía chung quanh Giới tràng lấy khoảng đất trống tự nhiên làm vòng khép kín, Đại giới lấy giới tự nhiên làm vòng bao bọc, ô vuông đen bên ngoài là bức tường lớn, ô vuông đen bên trong là bức tường nhỏ, hình chữ nhật ở trong cùng là Giới tràng. Hai mặt đông bắc ở phía trong lấy bức tường nhỏ làm tiêu tướng, tức chân tường và mặt đất là thể của tự nhiên giới; trong bức tường lớn của 2 mặt Nam, Tây nếu không có tiêu tướng thì cách bức tường lớn 1 thước 8 tấc (Tàu), lấy dây giăng 3 góc Đông nam, Tây nam và Tây bắc của Giới tràng để làm ranh giới của Giới tràng. Phía ngoài bức tường nhỏ và phía trong bức tường lớn là Đại giới. Dùng đường viền trong bức tường nhỏ và dây làm nêu để kết Giới tràng, gọi là tướng ngoài của Giới tràng là tiêu tướng bên trong của giới tự nhiên; dùng bức tường nhỏ và bức tường lớn để kết Đại giới, gọi là phía ngoài của giới tự nhiên là tiêu tướng bên trong của Đại giới; chung quanh bức tường lớn, gọi là tiêu tướng bên ngoài Đại giới. Nếu kết cả Đại giới và Giới tràng thì khi giải giới phải giải Đại giới trước, sau đó mới giải giới tràng, không được đảo lộn thứ tự. c) Tiểu giới: Khu vực được kết giới tạm thời vào một lúc nào đó dành cho những việc bất thường xẩy ra, như: Thụ giới, Thuyết giới, Tự tứ, v.v... Tứ phần luật san phồn bổ khuyết hành sự sao quyển thượng phần 2 (Đại 40, 14 trung) ghi: Trong lúc nguy cấp, sợ bỏ pháp sự, nên đức Phật tùy duyên, cho phép kết Tiểu giới, nhưng không có hạn lượng nhất định, chỉ tùy theo chỗ người ngồi tức là giới tướng. Có 3 lí do kết Tiểu giới. Một là thụ giới, trường hợp này phải theo Giới tràng, nhưng không có tướng ngoài. Hai là thuyết giới, chỉ cần đủ chỗ cho 4 người ngồi. Ba là tự tứ, cần đủ chỗ cho 5 người ngồi. Đây là những trường hợp lâm nạn mà phương tiện cho phép, không có hạn lượng nhất định, chỉ căn cứ vào số người nhiều hay ít mà kết giới, xong việc liền giải giới. Tóm lại, trong tự nhiên giới của Nhiếp tăng giới, nói về nơi chỗ thì có 4 loại bất đồng; nói về phạm vi lớn nhỏ thì có 6 loại khác nhau. Đại giới và Tiểu giới trong Tác pháp giới mỗi thứ giới đều có 3 loại, cộng thêm Giới tràng thành 7 loại giới. 2. Nhiếp y giới(cũng gọi Bất thất y giới, Bất li y túc giới): Tức là vạch ra một phạm vi nhất định để tránh cho các tỉ khưu khỏi phạm tội Li túc(Cách đêm). Theo luật định, các tì khưu đi đến đâu cũng mang theo 3 tấm áo pháp bên mình, nếu tì khưu lìa áo một đêm (li túc) thì phạm tội Xả đọa. Nhưng vì nhiều trường hợp không thể mang theo áo bên mình, nên phải vạch ra một phạm vi nhất định (kết giới nhiếp y) và nội trong phạm vi ấy, các tỉ khưu được phép nghỉ cách đêm mà không cần mang theo 3 áo. Giới thứ 2 trong 30 pháp Xả đọa của Ba la đề mộc xoa chính là qui định về việc này. Nhiếp y giới cũng chia làm 2 loại là: Tự nhiên giới và Tác pháp giới. 3. Nhiếp thực giới: Kết giới qui định chỗ cất chứa các thức ăn và khu vực cho phép các tỉ khưu nấu nướng để khỏi phạm tội nấu ăn trong chỗ ở. Nơi được chỉ định gọi là Tịnh địa(hoặc Tịnh trù). Nấu nướng trong khu vực này thì không phạm tội. Về tác pháp thực hành được chia làm 2 loại: Thông kết và Biệt kết. Muốn giải Nhiếp thực giới, phải tác pháp bạch nhị yết ma cũng như lúc kết giới. Tứ phần luật hành sự sao tư trì kí quyển thượng phần 2 đoạn 1 (Đại 40, 202 hạ), nói: Y giới(Nhiếp y giới) là thu nhiếp áo để áo thuộc về người, khiến không phạm tội lìa áo cách đêm; Thực giới(Nhiếp thực giới) là thu nhiếp thực vật để ngăn cách thức ăn với chúng tăng, khiến không phạm tội nấu nướng trong chỗ ở; Tăng giới(Nhiếp tăng giới) là thu nhiếp chúng tăng để tăng ở chung, khiến không phạm tội ở riêng. [X. kinh Tì ni mẫu Q.2, Q.7, Q.8; luật Ma ha tăng kì Q.8; luật Ngũ phần Q.18; Căn bản tát bà đa bộ luật nhiếp Q.1; luật Tứ phần Q.43; Tứ phần luật san bổ tuy cơ yết ma Q. thượng phần 1, Q. thượng phần 2, Q. trung phần 2, Q. hạ phần 1, Q. hạ phần 2; Tứ phần luật san bổ tùy cơ yết ma sớ Q.2; Thích thị yếu lãm Q. hạ]. (xt. Ngũ Chủng Kết Giới Tướng). II. Chỉ cho nữ nhân kết giới: Tức là nơi ngăn cấm đàn bà không được ra vào. III. Nội trận, Ngoại trận. Nội trận: Phần chính giữa tôn trí tượng Phật. Ngoại trận: Khu vực chung quanh nội trận hoặc bên ngoài, nơi dành cho việc lễ bái. Thông thường 2 khu vực này có lan can bao quanh nên cũng gọi là Kết giới. IV. Phép kết giới của Mật giáo. Tức là một khu vực được hoạch định để phòng ngừa ma chướng xâm nhập trong khi tu pháp hầu bảo hộ đạo tràng và người tu hành. Khu vực này được gọi là Kết giới, Kết hộ(nghĩa là kết giới để hộ thân). Phép kết giới này có nhiều loại. Cứ theo kinh Bất không quyên sách quyển 2 và kinh Đà la ni tập quyển 1, thì có thể chú nguyện vào hạt cải trắng rồi đem rải khắp 4 phương, trên, dưới để kết giới. Còn theo phẩm cúng dường trong kinh Tô tất địa quyển hạ, thì dùng các chân ngôn: Địa phương giới, Không giới, tường Kim cương, thành Kim cương, v.v... để kết giới. Nói chung, Mật giáo thường căn cứ vào ý nghĩa trong kinh Đà la ni tập quyển 3 và Quân đồ lợi nghi quĩ, v.v... mà thực hành 5 loại kết giới sau đây: 1. Địa kết, cũng gọi Kim cương quyết (cọc kim cương), dựng cọc trên mặt đất, chân của cọc này có chỗ nói là đến mé Kim luân, có chỗ nói đến mé thủy luân, v.v... Là ấn thứ 6 trong 18 đạo khế ấn. 2. Tứ phương kết, cũng gọi Kim cương tường(bức tường kim cương). Nếu ở 4 phía không có tường thì dùng tam hồ làm tường. Đây là ấn thứ 7 trong 18 đạo khế ấn. 3. Hư không võng, cũng gọi Kim cương võng. Giăng lưới kim cương trong hư không, đầu lưới phủ trên đàn kim cương. Là ấn thứ 14 trong 18 đạo khế ấn. 4. Hỏa viện, cũng gọi Kim cương viêm. Dùng lửa bao vây chung quanh lưới hư không ấy thì diệt trừ được chướng nạn thiên ma Ba tuần. Là ấn thứ 15 trong 18 đạo khế ấn. 5. Đại tam muội da: Là tổng kết giới bên ngoài Hỏa viện nói ở trên. Đại tam muội da này, trong 18 đạo khế ấn và Như ý luân quĩ đều không thấy nói đến. Khi tu pháp, thì 5 loại kết giới trên đây mỗi loại đều tùy theo sự khác nhau của 3 bộ, 5 bộ mà kết tụng ấn tướng và chân ngôn của vị Minh vương chủ bộ bộ ấy. Tức là khi tu pháp Phật bộ thì dùng khế ấn và chân ngôn của Minh vương Bất động, tu pháp Liên hoa bộ thì dùng khế ấn và chân ngôn của Minh vương Mã đầu (hoặc Minh vương Đại uy đức); tu pháp Kim cương bộ thì dùng khế ấn và chân ngôn của Minh vương Hàng tam thế, tu pháp Bảo bộ thì dùng khế ấn và chân ngôn của Minh vương Quân đồ lợi và tu pháp Yết ma bộ thì dùng khế ấn và chân ngôn của Minh vương Vô năng thắng (hoặc Kim cương Dạ xoa). Còn về diện tích của khu vực kết giới, theo các kinh quĩ, thì lớn nhất có thể đến 1.000 do tuần, kế là 900, 700, 500, 300, 100, cho đến 1 do tuần; nhỏ nhất là 7 khỉu tay, 5 khỉu tay, 3 khỉu tay, 1 khỉu tay, cho đến 1 bàn tay, 1 móng tay. Tóm lại, tất cả đều căn cứ vào sự rộng hẹp của tự tâm hành giả mà kiến lập khu vực đạo tràng. Nhưng trên thực tế, lúc tu pháp, thường giới hạn ở chu vi của đàn tu pháp, hoặc lấy điện đường của đạo tràng làm khu vực kết giới. Về hình dáng kết giới thường căn cứ vào pháp sở tu mà có khác, nếu tu pháp Tức tai thì dùng hình tròn, tu pháp Tăng ích thì dùng hình vuông, tu pháp Hàng phục dùng hình tam giác, tu pháp Kính ái dùng hình hoa sen. Ngoài ra, Mật giáo cũng nương vào sự, lí mà chia kết giới làm 2 loại; như tác pháp cụ thể hoạch định khu vực, kết ấn tướng, tụng chân ngôn, v.v... như đã nói ở trên là thuộc về Sự kết giới; còn nếu hành giả chỉ dùng pháp quán tưởng mà hoàn thành kết giới, thì thuộc về Lí kết giới. [X. kinh Thủ hộ quốc giới chủ đà la ni Q.9; kinh Chuẩn đề đại minh đà la ni; Đại nhật kinh sớ Q.10; Bí tạng kí sao Q.6; Thập bát đạo sao Q.thượng]. (xt. Thập Bát Ấn, Thập Bát Đạo).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Cho là nhận


Nắng mới bên thềm xuân


Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2


Sống đẹp giữa dòng đời

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 54.87.90.21 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (390 lượt xem) - Việt Nam (123 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...