Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Những ai có được hạnh phúc cũng sẽ làm cho người khác được hạnh phúc.
(Whoever is happy will make others happy too.)Anne Frank
Các sinh vật đang sống trên địa cầu này, dù là người hay vật, là để cống hiến theo cách riêng của mình, cho cái đẹp và sự thịnh vượng của thế giới.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)
Kỳ tích sẽ xuất hiện khi chúng ta cố gắng trong mọi hoàn cảnh.Sưu tầm
Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú
Trực giác của tâm thức là món quà tặng thiêng liêng và bộ óc duy lý là tên đầy tớ trung thành. Chúng ta đã tạo ra một xã hội tôn vinh tên đầy tớ và quên đi món quà tặng. (The intuitive mind is a sacred gift and the rational mind is a faithful servant. We have created a society that honor the servant and has forgotten the gift.)Albert Einstein
Để sống hạnh phúc bạn cần rất ít, và tất cả đều sẵn có trong chính bạn, trong phương cách suy nghĩ của bạn.
(Very little is needed to make a happy life; it is all within yourself, in your way of thinking.)Marcus Aurelius
Hãy sống như thể bạn chỉ còn một ngày để sống và học hỏi như thể bạn sẽ không bao giờ chết.
(Live as if you were to die tomorrow. Learn as if you were to live forever.
)Mahatma Gandhi
(結) I. Kết. Phạm: Bandhana hoặc Saôyojana. Cũng gọi Kết sử. Trói buộc, chỉ cho phiền não. Vì phiền não trói buộc chúng sinh vào cảnh mê, khiến cho không thể thoát khỏi cái khổ sinh tử, nên gọi là Kết(trói buộc). Kết có nhiều loại: 1. Nhị Kết: Theo kinh Trung a hàm quyển 33, thì Kết có 2 loại là Khan (bỏn sẻn) và Tật(ghen ghét). 2. Tam Kết. - Kinh Tăng nhất a hàm quyển 17 nêu 3 loại kết là: Thân tà kết(cũng gọi Thân kiến kết), Giới đạo kết(cũng gọi Giới cấm thủ kiến kết) và Nghi kết. Sáu phiền não: 5 kiến và nghi cũng bao hàm 3 kết này. - Luận A tì đàm cam lộ vị và luận Câu xá quyển 31 thì gọi 3 thứ Ái, Khuể, Vô minh là Tam kết. Nếu dứt trừ 3 kết này thì đoạn được tất cả Kiến hoặc mà chứng quả Dự lưu. - Kinh Quang tán bát nhã quyển 2 thì gọi 3 thứ Tham thân, Hồ nghi và Hủy giới là Tam kết. 3. Tứ kết. - Kinh Tăng nhất a hàm quyển 20 nêu 4 loại Kết: Dục kết, Sân kết, Si kết và Lợi dưỡng kết. - Luận thành thực quyển 10, luận Đại tì bà sa quyển 2 và Đại thừa nghĩa chương quyển 5 phần đầu, nêu ra 4 loại thân kết: Tham tật thân kết, Sân khuể thân kết, Giới thủ thân kết và Tham trước thị thực thủ thân kết(cũng gọi Kiến thủ thân kết). 4. Ngũ kết. - Kinh Trung a hàm quyển 56, luận A tì đạt ma phát trí quyển 3, luận Tập dị môn túc quyển 12 và luận Câu xá quyển 21, chia Ngũ kết thành 2 loại: Ngũ hạ phần kết và Ngũ thượng phần kết. a) Ngũ hạ phần kết là 5 loại phiền não trói buộc chúng sinh trong cõi Dục, đó là: Hữu thân kiến kết, Giới cấm thủ kiến kết, Nghi kết, Dục tham kết và Sân khuể kết. b) Ngũ thượng phần kết là 5 loại phiền não trói buộc chúng sinh ở cõi Sắc và cõi Vô sắc, đó là: Sắc tham kết, Vô sắc tham kết, Điệu cử kết, Mạn kết và Vô minh kết. - Thu tóm cả 5 kết của cõi Dục, cõi Sắc, cõi Vô sắc nói trên là 5 món: Tham kết, Sân kết, Mạn kết, Tật kết và Khan kết. 5. Cửu kết. Kinh Tạp a hàm quyển 18, luận A tì đạt ma phát trí quyển 3 và luận Biện trung biên quyển thượng liệt kê 9 loại phiền não là Ái, Khuể, Mạn, Vô minh, Kiến, Thủ, Nghi, Tật và Khan. Cửu kết này là do 6 phiền não căn bản(chia Ác kiến thành 3 kiến: Thân kiến, Biên kiến, Tà kiến, gọi là Kiến kết và gom chung 2 kiến: Kiến thủ kiến và Giới cấm thủ kiến, gọi là Thủ kết) rồi thêm vào Tật kết, Khan kết mà thành. Luận Đại tì bà sa quyển 50 nói rằng thể (tự tính) của 9 kết gồm có 100 loại. [X. kinh Tạp a hàm Q.32; luận Đại tì bà sa Q.46, Q.49; phẩm Tạp phiền não trong luận Thành thực Q.10; luận Đại thừa a tì đạt ma tạp tập Q.6]. (xt. Cửu Kết, Tứ Kết). II. Kết. Phạm: Nigamana. Tiếng dùng trong Nhân minh. Chi thứ 5 trong Ngũ chi tác pháp do Cổ nhân minh thành lập, tức kết luận toàn bộ luận thức, cũng tức là chi Tông(mệnh đề) được trình bày lại một lần nữa sau khi đã được khẳng định bằng luận cứ. Từ xưa, ở Ấn độ, luận lí Nhân minh đã được lưu hành một cách phổ biến. Thời bấy giờ một luận thức được tạo thành bởi 5 phần: Tông, Nhân, Dụ, Hợp và Kết. Đây gọi là Cổ nhân minh. Thí dụ: Tông: Âm thanh là vô thường Nhân: Vì là do sự tác động mà có ra. Dụ: Ví như cái bình, vân vân... Hợp: Cái bình là do sự tác động mà có ra, là vô thường; âm thanh cũng do sự tác động mà có ra, nên âm thanh cũng là vô thường. Kết: Vì thế nên biết được rằng âm thanh là vô thường. Trong 5 phần của luận thức Cổ nhân minh trên đây, ta nhận thấy chỉ có 3 phần đầu Tông, Nhân, Dụ là cần thiết mà thôi, còn 2 phần sau chẳng qua là lập lại nên không cần lắm. Vì vậy, đến thế kỉ VI Tây lịch, ngài Trần na mới bỏ 2 phần ấy của Cổ nhân minh ra và sửa đổi lại phần Nhân, Dụ mà biến thành Tân nhân minh. Bây giờ ta đem một luận thức của Tân nhân minh so sánh với luận thức trên để thấy sự khác nhau giữa Tân và Cổ: Tông: Âm thanh là vô thường. Nhân: Vì là do sự tác động mà có ra. Dụ: Những gì do sự tác động mà có ra đều là vô thường, ví như cái bình, vân vân... Ta thấy luận thức của Tân nhân minh chỉ còn có 3 phần, so với luận thức 5 phần của Cổ nhân minh, tuy là giản lược và vắn tắt hơn, nhưng lại rõ ràng và chính xác hơn nhiều. Đó là một đặc sắc lớn của Tân nhân minh. (xt. Ngũ Chi Tác Pháp).
Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển, xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________
MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Người chết đi về đâu
Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1
Phật giáo và Con người
Sen búp dâng đời
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...