Cách tốt nhất để tìm thấy chính mình là quên mình để phụng sự người khác.
(The best way to find yourself is to lose yourself in the service of others. )Mahatma Gandhi
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Điều quan trọng không phải vị trí ta đang đứng mà là ở hướng ta đang đi.Sưu tầm
Những khách hàng khó tính nhất là người dạy cho bạn nhiều điều nhất. (Your most unhappy customers are your greatest source of learning.)Bill Gates
Bạn sẽ không bao giờ hạnh phúc nếu cứ mãi đi tìm những yếu tố cấu thành hạnh phúc. (You will never be happy if you continue to search for what happiness consists of. )Albert Camus
Chỉ có hai thời điểm mà ta không bị ràng buộc bởi bất cứ điều gì. Đó là lúc ta sinh ra đời và lúc ta nhắm mắt xuôi tay.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Sự ngu ngốc có nghĩa là luôn lặp lại những việc làm như cũ nhưng lại chờ đợi những kết quả khác hơn.
(Insanity: doing the same thing over and over again and expecting different results.)Albert Einstein
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương
Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: kê túc sơn
KẾT QUẢ TRA TỪ
kê túc sơn:
(雞足山) I. Kê Túc Sơn. Phạm:Kukkuỉapàda-giri, Kurkuỉrapàda -giri. Pàli: Kukkuỉapada-giri, Kurkuỉapadagiri. Cũng gọi Kê cước sơn, Tôn túc sơn, Lang túc sơn, Lang tích sơn. Núi ở nước Ma kiệt đà thuộc Trung Ấn độ, là nơi ngài Ma ha ca diếp nhập tịch. Vị trí núi này cách Già da (Phạm:Gayà) hiện nay khoảng hơn 25 cây số về mạn bắc đông bắc và cách Phật đà già da (Phạm:Buddha-Gayà) về phía đông bắc 32 cây số. Đại đường tây vực kí quyển 9 (Đại 51, 919 trung) nói: Núi non cao chót vót, hang động sâu thăm thẳm, dòng suối uốn quanh co, cây cối mọc um tùm, che kín cả cửa động, ba ngọn cao sừng sững như lẫn trong mây (...). Tôn giả Đại Ca diếp nhập tịch nơi này, người đời tỏ lòng tôn kính nên gọi núi này là Tôn túc sơn. [X. kinh Tăng nhất a hàm Q.44; kinh A dục vương Q.7; Cao tăng Pháp hiển truyện]. II. Kê Túc Sơn. Núi ở huyện Tân xuyên, tỉnh Vân nam, Trung quốc, về phía tây bắc khoảng hơn 50 cây số. Cứ theo điều Sơn xuyên trong Đại thanh nhất thống chí quyển 378, thì núi Kê túc nằm về mạn tây bắc cách châu Tân xuyên 100 dặm, là chỗ giáp ranh giữa huyện Thái hòa và châu Đặng xuyên. Còn trong Đại minh nhất thống chí thì có nói đến núi Cửu khúc nằm về phía đông Nhĩ hà hơn 100 dặm, núi non trùng điệp xếp thành hình như 9 mâm hoa sen nên gọi là Cửu trùng nham sơn. Trong núi có động đá nhưng không thể đi vào được. Trong Du kí của ông Lí nguyên dương nói: Phía đông sông Diệp du, đi đường bộ 80 dặm, có một dẫy núi cao chót vót, hướng nam của đỉnh núi bằng phẳng; còn 3 hướng kia có 3 ngọn nhỏ như 3 cái chân trên đỉnh núi, nên gọi là Kê túc sơn(núi chân gà). Trên đỉnh núi có một động đá, tương truyền là nơi ngài Ma ha ca diếp nhập định, đợi ngài Di lặc ra đời để trao lại áo của Phật Thích ca, vì thế núi này cũng được coi là đạo tràng của ngài Ma ha ca diếp và là trung tâm của Phật giáo tỉnh Vân nam, rất đông tăng chúng trụ ở đây. Ở thời Tam quốc chỉ có một ngôi am nhỏ, đến đời Đường được mở rộng và vào thời hưng thịnh có tới hơn 100 chùa viện lớn nhỏ, trong đó có 5 ngôi lớn nhất là các chùa: Thạch tông, Tất đàn, Đại giác, Hoa nghiêm và Truyền y. [X. Điền thích kí Q.1; Tiểu phương hồ trai dư địa tùng sao, pho thứ 4; Điền nam bi truyện tập Q.32; Minh quí điền kiềm Phật giáo khảo (Trần viên)].
Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển, xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________
MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Đường Không Biên Giới
Tiếp kiến đức Đạt-lai Lạt-ma
Ai vào địa ngục
Cảm tạ xứ Đức
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.217.1 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...