Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)
Để sống hạnh phúc bạn cần rất ít, và tất cả đều sẵn có trong chính bạn, trong phương cách suy nghĩ của bạn. (Very little is needed to make a happy life; it is all within yourself, in your way of thinking.)Marcus Aurelius
Chúng ta không có khả năng giúp đỡ tất cả mọi người, nhưng mỗi người trong chúng ta đều có thể giúp đỡ một ai đó. (We can't help everyone, but everyone can help someone.)Ronald Reagan
Bằng bạo lực, bạn có thể giải quyết được một vấn đề, nhưng đồng thời bạn đang gieo các hạt giống bạo lực khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hãy sống như thể bạn chỉ còn một ngày để sống và học hỏi như thể bạn sẽ không bao giờ chết. (Live as if you were to die tomorrow. Learn as if you were to live forever. )Mahatma Gandhi
Đừng làm cho người khác những gì mà bạn sẽ tức giận nếu họ làm với bạn. (Do not do to others what angers you if done to you by others. )Socrates
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Với kẻ kiên trì thì không có gì là khó, như dòng nước chảy mãi cũng làm mòn tảng đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Trời sinh voi sinh cỏ, nhưng cỏ không mọc trước miệng voi. (God gives every bird a worm, but he does not throw it into the nest. )Ngạn ngữ Thụy Điển

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: huyền trang »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: huyền trang








KẾT QUẢ TRA TỪ


huyền trang:

(玄奘) (602-664) Cao tăng Trung quốc, sống vào đời Đường, người huyện Khu thị, Lạc châu (huyện Yển sư, tỉnh Hà nam), họ Trần, tên Huy, là Sơ tổ tông Pháp tướng và là nhà dịch kinh nổi bật nhất của Trung quốc, được người đời tôn xưng là Tam tạng pháp sư hoặc là Đường tam tạng. Có thuyết cho rằng ngài sinh năm Khai hoàng 20 (600) đời Tùy. Người anh của ngài xuất gia ở chùa Tịnh độ tại Lạc dương, pháp hiệu là Trường tiệp. Thưở nhỏ, ngài học tập kinh điển với người anh và đọc các sách Nho, Đạo, Bách gia. Năm Đại nghiệp thứ 8 (612), quan nhà Tùy là Trịnh thiện quả, khi tuyển chọn người làm tăng ở Lạc dương, thấy ngài tuy nhỏ tuổi nhưng thông minh xuất chúng, đối đáp trôi chảy, nên đặc cách cho phép ngài làm tăng. Từ đó ngài đến ở chùa Tịnh độ cùng với anh, rồi theo ngài Tuệ cảnh học kinh Niết bàn và theo pháp sư Nghiêm học luận Đại thừa. Khoảng cuối đời Tùy đầu đời Đường, thiên hạ loạn lạc, ngài cùng với anh đi khắp các vùng như: Lũng tây, Ba thục, Kinh châu, Triệu châu, v.v... tham vấn các bậc Lão túc. Ngài học Nhiếp luận, Tì đàm với các ngài Đạo cơ và Bảo thiên, nghe luận Phát trí với pháp sư Chấn. Năm Vũ đức thứ 5 (622) đời Đường, ngài thụ giới Cụ túc, rồi học Luật bộ. Sau lại theo ngài Đạo thâm học luận Thành thực, theo ngài Đạo nhạc học luận Câu xá và nghe các ngài Pháp thường, Tăng biện giảng luận Nhiếp đại thừa. Nhưng ngài thường than rằng, các sư giảng không giống nhau, mà xét trong các Thánh điển cũng có những chỗ bất đồng, cho nên sinh ra nhiều mối ngờ vực, không biết nương vào đâu làm gốc, vì thế ngài phát nguyện đến Thiên trúc để tìm cầu những kinh điển nguyên bản bằng tiếng Phạm để giải quyết mối nghi. Vào năm Trinh quán thứ 3 (629, có thuyết nói Trinh quán năm đầu), ngài khởi hành một mình, trải qua nhiều gian nan, nguy hiểm, đi qua các vùng Tần, Lương, Cao xương, v.v... đến vùng phía bắc Thiên trúc, tức là ngài vượt qua con đường phía bắc tỉnh Tân cương ngày nay, rồi đi về phía tây, qua Turkistan, Afghanistan mà tiến vào nội địa Ấn độ, dọc đường chiêm bái các Thánh tích và cuối cùng đến nước Ma kiệt đà, dừng lại ở chùa Na lan đà. Bấy giờ là năm Trinh quán thứ 5 (631) ngài vừa 30 tuổi. Tại chùa Na lan đà, ngài thờ đại sư Giới hiền làm thầy, học tập các bộ luận như: Du già sư địa, Hiển dương, Bà sa, Câu xá, Thuận chính lí, Đối pháp, Nhân minh, Thanh minh, Tập lượng, Trung, Bách, v.v... trong khoảng 5 năm. Sau đó, ngài đi tham vấn các bậc danh hiền, thạc đức và tìm cầu các bản kinh tiếng Phạm trên toàn cõi Ấn độ suốt 12 năm, rồi trở về chùa Na la đà. Đại sư Giới hiền giao cho ngài giảng các bộ luận Nhiếp đại thừa và Duy thức quyết trạch. Thời bấy giờ, có ngài Sư tử quang thuộc phái Trung quán, giảng Trung luận, Bách luận để bài bác thuyết của ngài Huyền trang, ngài liền dung hội 2 tông Trung quán và Du già mà làm 3.000 bài tụng lấy tên là Hội Tông Luận để bác bỏ thuyết của ngài Sư tử quang. Về sau, ngài lại làm luận Phá Ác Kiến gồm 1.600 bài tụng để phản bác luận Phá Đại Thừa của luận sư Tiểu thừa nước Ô đồ. Từ đó, danh tiếng ngài Huyền trang vang dội khắp cõi Ấn độ. Vua Giới nhật nghe danh ngài xin đến bái yết. Bấy giờ (642), ngài Huyền trang đã được 41 tuổi, ngài có ý muốn trở về Trung quốc. Vua Giới nhật bèn tổ chức Đại pháp hội ở thành Khúc nữ để ngài Huyền trang có dịp tuyên dương giáo lí Đại thừa và tranh luận với các phái Tiểu thừa cùng ngoại đạo. Đây là Đại hội biện luận nổi tiếng trong lịch sử Phật giáo, với sự tham dự của 18 vị Quốc vương khắp 5 xứ Thiên trúc, cùng với hơn 7.000 vị tăng Đại, Tiểu thừa và Bà la môn. Trong Đại hội này, ngài Huyền trang được mời làm Luận chủ và ngài đề xuất Chân duy thức lượng để làm nội dung cho cuộc tranh luận, rồi treo ở ngoài cửa hội trường. Nhưng qua 18 ngày, không có ai dám đứng ra tranh luận. Vua Giới nhật càng thêm tôn sùng ngài và 18 vị Quốc vương đều xin quy y làm đệ tử. Sau Đại hội ở thành Khúc nữ bế mạc, ngài Huyền trang quyết định trở về nước, vua Giới nhật cố thỉnh ngài lưu lại không được, lại triệu tập 18 vị Quốc vương đến thành Bát la na ca mở Đại hội Vô già (bố thí) trong 75 ngày để tiễn chân ngài về nước. Năm Trinh quán 17 (643), ngài Huyền trang chính thức từ biệt vua Giới nhật để lên đường hồi hương. Ngài theo con đường phía nam tỉnh Tân cương ngày nay, qua các xứ Vu điền, Lâu lan, v.v... mà về nước. Cuộc hành trình của ngài, từ khi đi đến lúc về, ròng rã 17 năm, trải qua 5 vạn dặm đường. Vào tháng giêng năm Trinh quán 19 (645), ngài về tới Trường an, vua sai trăm quan văn vũ như Lương quốc công Phòng huyền linh, v.v... tổ chức đại lễ đón rước ngài, cùng với kinh, tượng, xá lợi do ngài mang về gồm vài trăm kiện, trong đó có 657 bộ kinh tiếng Phạm. Sau khi về nước, ngài được vua Thái tông và vua Cao tông tôn sùng, tổ chức lễ cúng dường trong cung và ban hiệu Tam Tạng Pháp Sư . Vua Thái tông đã 2 lần khuyên ngài hoàn tục để giúp việc nước, ngài đều từ chối với lí do nguyện giữ giới trọn đời, hoằng dương Phật pháp để báo đáp quốc ân. Cuối cùng, vua cũng phải thuận theo chí nguyện của ngài và giúp đỡ ngài trong sự nghiệp phiên dịch kinh điển sau này. Ngài Huyền trang lần lượt ở các chùa: Hoằng phúc, Đại từ ân và cung Ngọc hoa. Trong 19 năm, ngài dịch được 75 bộ, gồm 1335 quyển kinh, luận. Trong đó, có những bộ kinh, luận chủ yếu như: Kinh Đại bát nhã 600 quyển, luận Du già sư địa 100 quyển, luận Đại tì bà sa 200 quyển, luận Câu xá, luận Thành duy thức, luận Nhiếp đại thừa. Ngài thường chê trách phương pháp dịch ý của ngài Cưu ma la thập mà đề xướng qui tắc phiên dịch trung thành với nguyên tác và dịch từng chữ. Qui tắc này đã trở thành chuẩn mực cho các nhà dịch kinh đời sau. Từ đó, các kinh được dịch trước thời ngài Huyền trang gọi là Cựu dịch (dịch cũ), từ ngài Huyền trang trở về sau gọi là Tân dịch (dịch mới). Ngoài ra, ngài còn soạn bộ Đại Đường Tây Vực Kí 12 quyển, trong đó, ngài thuật lại cuộc hành trình Tây du cầu pháp của ngài trong 17 năm, trải qua 138 quốc gia; những điều ngài thấy nghe và tìm hiểu về lịch sử, địa lí, tông giáo, văn hóa, phong thổ, sơn xuyên, sản vật, nhân tính, v.v... của những nơi mà ngài đã đi qua, đều được ghi chép rõ ràng. Bộ sách này không chỉ là một bộ du kí mà về mặt lịch sử, địa lí, văn hóa, giao thông… đều có giá trị rất lớn, vô cùng quí báu cho việc nghiên cứu về các nước Tây vực, Ấn độ và vùng Trung á, ở thời cổ đại. Vì thế, bộ sách đã được các học giả trên thế giới rất coi trọng, và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng. Ngày mồng 5 tháng 2 niên hiệu Lân đức năm đầu (664) ngài thị tịch, thọ 63 tuổi(có các thuyết nói ngài thọ 65 tuổi, 69 tuổi). Nghe tin ngài tịch, vua Cao tông nhà Đường rất đau buồn, bãi triều 3 ngày. Vua ban thụy hiệu cho ngài là Đại Biến Giác và sắc lệnh xây tháp thờ ngài trên ngọn đồi ở phía bắc Phiền xuyên. Về sau, khi loạn Hoàng sào nổi lên, linh cốt của ngài được đưa về nhập tháp tại Nam kinh. Thời Thái bình thiên quốc, tháp bị đổ nát, đến khi yên định thì không còn dấu tích gì có thể nhận ra. Thời kháng chiến chống Nhật (1937-1945), người Nhật bản đến Nam kinh, sửa đường đào đất phát hiện được linh cốt của ngài, họ bèn đưa về thờ ở nước của họ. Về sau, họ trả lại một phần xương đỉnh đầu cho Trung quốc và hiện đang được thờ ở chùa Huyền trang tại đầm Nhật nguyệt, huyện Nam đầu, tỉnh Đài loan. [X. Đại từ ân tự Tam tạng pháp sư truyện (Tuệ lập); Đại đường tam tạng thánh giáo tự; Đại đường tây vực kí tự; Huyền trang tam tạng sư tư truyện tùng thư; Đại đường nội điển lục Q.5; Đại đường cố tam tạng Huyền trang pháp sư hành trạng; Tục cao tăng truyện Q.4; Phật tổ thống kỉ Q.39; Khai nguyên thích giáo lục Q.8; Pháp uyển châu lâm Q.29; Cổ kim dịch kinh đồ kỉ Q.4].


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Một trăm truyện tích nhân duyên (Trăm bài kinh Phật)


Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1


Pháp bảo Đàn kinh


Kinh nghiệm tu tập trong đời thường

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 35.172.110.179 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (395 lượt xem) - Việt Nam (123 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - ... ...