Quy luật của cuộc sống là luôn thay đổi. Những ai chỉ mãi nhìn về quá khứ hay bám víu vào hiện tại chắc chắn sẽ bỏ lỡ tương lai. (Change is the law of life. And those who look only to the past or present are certain to miss the future.)John F. Kennedy
Chúng ta thay đổi cuộc đời này từ việc thay đổi trái tim mình. (You change your life by changing your heart.)Max Lucado
Chớ khinh thường việc ác nhỏ mà làm; đốm lửa nhỏ có thể thiêu cháy cả núi rừng làng mạc. Chớ chê bỏ việc thiện nhỏ mà không làm, như giọt nước nhỏ lâu ngày cũng làm đầy chum vại lớn.Lời Phật dạy
Con người chỉ mất ba năm để biết nói nhưng phải mất sáu mươi năm hoặc nhiều hơn để biết im lặng.Rộng Mở Tâm Hồn
Mục đích của cuộc sống là sống có mục đích.Sưu tầm
Hầu hết mọi người đều cho rằng sự thông minh tạo nên một nhà khoa học lớn. Nhưng họ đã lầm, chính nhân cách mới làm nên điều đó. (Most people say that it is the intellect which makes a great scientist. They are wrong: it is character.)Albert Einstein
Điều người khác nghĩ về bạn là bất ổn của họ, đừng nhận lấy về mình. (The opinion which other people have of you is their problem, not yours. )Elisabeth Kubler-Ross
Hãy nhớ rằng hạnh phúc nhất không phải là những người có được nhiều hơn, mà chính là những người cho đi nhiều hơn. (Remember that the happiest people are not those getting more, but those giving more.)H. Jackson Brown, Jr.
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: kệ »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: kệ








KẾT QUẢ TRA TỪ


kệ:

(偈) Thể văn vần được dùng trong kinh điển Phật giáo. Có 2 loại là Già đà (Phạm:Gàthà) và Kì da (Phạm:Geya). Hai loại này đều là Kệ tụng, nhưng ý nghĩa của chúng thì khác nhau. Già đà: Cũng gọi Cô khởi kệ, tức là phần văn vần trực tiếp chuyên chở ý nghĩa của giáo pháp, trước nó không có văn xuôi (Trường hàng), mà nếu có thì ý nghĩa cũng không liên quan gì đến phần văn vần này. Kì dạ: Cũng gọi Trùng tụng kệ, tức là phần văn vần lập lại ý nghĩa đã được trình bày trong đoạn văn xuôi ở trước. Trên đây là nói theo nghĩa rộng, nhưng trong các kinh luận cũng có những trường hợp dùng lẫn lộn 2 loại kệ tụng này. Còn nói theo nghĩa hẹp, thì Kệ là chỉ riêng cho tiếng PhạmGàthà, dịch âm là già đà, già tha, kệ đà, kệ tha; dịch ý là phúng tụng, kệ tụng, tạo tụng, cô khởi tụng, bất trùng tụng kệ, tụng, ca dao. Là 1 trong 9 thể tài, 1 trong 12 thể tài kinh điển. Ngữ cú của thể văn này gọi là Kệ ngữ. Kệ có rất nhiều loại, loại thường được dùng nhất trong kinh Phật gồm 2 hàng, 16 âm tiết(2 câu, mỗi câu 8 âm tiết), gọi là Thủ lô ca (Phạm:Zloka) hoặc gọi là Thông kệ. Một loại kệ khác thì có 2 hàng từ 22 đến 24 âm tiết(2 câu, mỗi câu 11 đến 12 âm tiết), gọi làTriwỉubh(một loại âm luật). Ngoài ra, còn có loại kệ không hạn định số âm tiết, gọi làÀryà(một loại âm luật). Dưới đây là thí dụ loại kệ Thủ lô ca, 1 hàng: Anityà bata sàmskàrà, ùtpàdàvyaya-dhàrmiịa (kí hiệuV là âm tiết ngắn, kí hiệu– là âm tiết dài). Bài kệ trên đây được dịch ra tiếng Hán có loại 4 chữ, có loại 5 chữ, mỗi loại đều có 2 câu, 2 hàng; nhìn trên hình thức thì giống như bài thơ chữ Hán, nhưng không có vận luật. Trong bài kệ dài, không hẳn là một bài kệ 2 hàng, mà thường có 1 đến 4 hàng; số âm tiết của bài kệ tiếng Phạm không quan hệ trực tiếp với số chữ trong câu kệ sau khi được dịch sang Hán văn. Ngoài ra, loại kệ Thủ lô ca thường không hạn chế sự dài ngắn của âm tiết. Còn có 1 loại kệ nữa đem chia các đoạn văn xuôi thành từng nhóm 32 âm tiết để chỉ rõ độ dài của bài văn. Chẳng hạn như 400 quyển đầu của kinh Đại bát nhã bản Hán dịch tương đương với 400 quyển của bản tiếng Phạm, gọi làThập vạn tụng Bát nhã. Trong kinh điển Hán dịch, có nhiều chỗ đề cập đến kệ tụng, nhưng đều nói khác nhau. Luận Thuận chính lí quyển 44 bảo rằng kệ có 2, 3, 4, 5, 6 câu. Luận Đại trí độ quyển 33 thì nói tất cả các loại kệ đều gọi là Kì dạ, cũng gọi là già đà, có 3, 5, 6 câu, v.v... Luận Thành thực quyển 1 cho rằng Kì dạ (kệ) có 2 loại già đà và lộ già, lộ già lại được chia làm 2 thứ là thuận phiền não và bất thuận phiền não. Già đà trong 12 thể tài kinh là thuộc về loại bất thuận phiền não. Bách luận sớ quyển thượng thì cho rằng Kệ có 2 loại, một là thông kệ, tức Thủ lô ca, gồm 32 âm tiết tiếng Phạm; hai là biệt kệ, gồm 4 câu, mỗi câu 4, 5, 6, 7 chữ. Ngoài ra, thơ và văn trong Phật giáo được gọi là Kệ biệt; Kệ là thơ, biệt là văn. [X. luận Hiển dương thánh giáo Q.6; luận Đại tì bà sa Q.126; Huyền ứng âm nghĩa Q.24; Đại thừa pháp uyển nghĩa lâm chương Q.2 phần đầu]. (xt. Thập Nhị Bộ Kinh, Cô Khởi Kệ, Kì Dạ).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Hoa nhẫn nhục


Tổng quan về các pháp môn trong Phật giáo Tây Tạng


Hương lúa chùa quê - Phần 2: Hồi ký của Hòa thượng Thích Như Điển


Vua Là Phật, Phật Là Vua

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.224.44.108 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Việt Nam (71 lượt xem) - Hoa Kỳ (55 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - ... ...