Tìm lỗi của người khác rất dễ, tự thấy lỗi của mình rất khó.
Kinh Pháp cú
Hoàn cảnh không quyết định nơi bạn đi đến mà chỉ xác định nơi bạn khởi đầu.
(Your present circumstances don't determine where you can go; they merely determine where you start.)Nido Qubein
Khi ý thức được rằng giá trị của cuộc sống nằm ở chỗ là chúng ta đang sống, ta sẽ thấy tất cả những điều khác đều trở nên nhỏ nhặt, vụn vặt không đáng kể.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Cuộc sống ở thế giới này trở thành nguy hiểm không phải vì những kẻ xấu ác, mà bởi những con người vô cảm không làm bất cứ điều gì trước cái ác.
(The world is a dangerous place to live; not because of the people who are evil, but because of the people who don't do anything about it.)Albert Einstein
Tôi biết ơn những người đã từ chối giúp đỡ tôi, vì nhờ có họ mà tôi đã tự mình làm được.
(I am thankful for all of those who said NO to me. Its because of them I’m doing it myself. )Albert Einstein
Người vấp ngã mà không cố đứng lên thì chỉ có thể chờ đợi một kết quả duy nhất là bị giẫm đạp.Sưu tầm
Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)
Hãy làm một người biết chăm sóc tốt hạt giống yêu thương trong tâm hồn mình, và những hoa trái của lòng yêu thương sẽ mang lại cho bạn vô vàn niềm vui và hạnh phúc.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Sự hiểu biết là chưa đủ, chúng ta cần phải biết ứng dụng. Sự nhiệt tình là chưa đủ, chúng ta cần phải bắt tay vào việc.
(Knowing is not enough; we must apply. Willing is not enough; we must do.)Johann Wolfgang von Goethe
Chấm dứt sự giết hại chúng sinh chính là chấm dứt chuỗi khổ đau trong tương lai cho chính mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: hữu vi vô lậu
KẾT QUẢ TRA TỪ
hữu vi vô lậu:
(有爲無漏) Cũng gọi Vô lậu hữu vi. Chỉ cho pháp hữu vi vô lậu. Luận Câu xá cho rằng Khổ đế, Tập đế trong Tứ đế là pháp hữu vi hữu lậu, Diệt đế là pháp vô vi vô lậu, còn Đạo đế thì tuy là pháp vô lậu, nhưng vì có tính chất sinh diệt nên thuộc về pháp hữu vi, do đó, Đạo đế cũng được gọi là pháp Hữu vi vô lậu. Ngoài ra, trong 75 pháp thì có 29 pháp là pháp Hữu vi vô lậu, đó là: Vô biểu sắc trong Sắc pháp, thức thứ 6 tâm vương trong Tâm pháp, 10 Đại địa pháp, 10 Đại thiện địa pháp, Tầm, Tứ trong Tâm sở hữu pháp, Đắc và 4 tướng Sinh trụ dị diệt trong Tâm bất tương ứng hành pháp. (xt. Thất Thập Ngũ Pháp, Tứ Đế). HỮU VÔ . Phạm: Bhava-abhava. Hữu và vô, chỉ cho sự tồn tại và sự không tồn tại. Trong Phật giáo, nếu cho rằng tất cả sự vật tồn tại đều là giả tướng tạm thời, gọi là Giả hữu (có giả); vì chúng theo nhân duyên mà sinh diệt, không có thực thể thường còn (ngã, tự tính), cho nên nói vô ngã, vô tự tính. Trái lại, nếu chấp tất cả là thường trụ bất biến (có thật) và tồn tại lâu dài, thì gọi là Hữu kiến, Ngã kiến. Nếu vượt qua loại Hữu kiến, Hữu ngã này thì hiểu rõ lí vô thường, vô ngã, không, v.v... Nhưng dứt khoát không thể xem vô ngã, vô thường, không, v.v... này là một thứ tư tưởng hư vô mà phải thấu suốt ý nghĩa chân thực của chúng. Tư tưởng hư vô bị Phật giáo xếp vào loại Hư vô không kiến , tư tưởng này và ngã kiến, hữu kiến đều là chấp trước nên phải phá trừ. Đức Phật chủ trương lí Trung đạo, có thể phá trừ sự chấp trước Hữu, Vô mà liễu ngộ lí Thực tướng. Do đó, chữ Vô trong Phật giáo là chỉ cho cái Không siêu việt Hữu, Vô. Trung luận của ngài Long thụ (Phạm:Nàgàrjuna, 150–250) đã trực tiếp phá tư tưởng Hữu , đồng thời làm sáng tỏ chân nghĩa Không , khiến cho người ta không còn lầm tưởng Không là hư vô mà rơi vào Không kiến và Hữu kiến. Hữu và vô vốn là 2 nghĩa của 1 pháp, tức là các pháp do nhân duyên mà sinh, thực sự tồn tại, đó là Hữu. Nhưng vì các pháp do nhân duyên sinh nên không có tự tính, đó là Vô. Nếu chấp trước bất cứ một nghĩa nào trong 2 nghĩa ấy đều dễ rơi vào kiến giải thiên lệch hẹp hòi, vì thế đức Phật chủ trương thuyết Trung đạo, để phá trừ sự chấp trước ở trên mà thể ngộ được nghĩa chân thực của các pháp. [X. kinh Tạp a hàm Q.12]. (xt. Hữu).
Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển, xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________
MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Tư tưởng Tịnh Độ Tông
Học đạo trong đời
Các bài tiểu luận về Phật giáo của Trần Trọng Kim
Kinh nghiệm tu tập trong đời thường
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.136 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...