Mất tiền không đáng gọi là mất; mất danh dự là mất một phần đời; chỉ có mất niềm tin là mất hết tất cả.Ngạn ngữ Nga
Hãy học cách vui thích với những gì bạn có trong khi theo đuổi tất cả những gì bạn muốn. (Learn how to be happy with what you have while you pursue all that you want. )Jim Rohn
Tôn giáo của tôi rất đơn giản, đó chính là lòng tốt.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Đừng cư xử với người khác tương ứng với sự xấu xa của họ, mà hãy cư xử tương ứng với sự tốt đẹp của bạn. (Don't treat people as bad as they are, treat them as good as you are.)Khuyết danh
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Tôi phản đối bạo lực vì ngay cả khi nó có vẻ như điều tốt đẹp thì đó cũng chỉ là tạm thời, nhưng tội ác nó tạo ra thì tồn tại mãi mãi. (I object to violence because when it appears to do good, the good is only temporary; the evil it does is permanent.)Mahatma Gandhi
Cuộc sống ở thế giới này trở thành nguy hiểm không phải vì những kẻ xấu ác, mà bởi những con người vô cảm không làm bất cứ điều gì trước cái ác. (The world is a dangerous place to live; not because of the people who are evil, but because of the people who don't do anything about it.)Albert Einstein
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: đát đặc la phật giáo »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: đát đặc la phật giáo








KẾT QUẢ TRA TỪ


đát đặc la phật giáo:

(怛特羅佛教) Tantric Buddhism. Nền Phật giáo ở giai đoạn hậu kì trong lịch sử Phật giáo Ấn độ, lấy Vương triều Ba la ở Đông bộ Ấn độ làm trung tâm phát triển. Đây là thời kì phát triển của Mật giáo. Đát đặc la (Phạm: Tantra) nguyên là văn hiến lí luận và lễ bái mà phái Tính lực (Phạm: Zàkta) của Ấn độ giáo dùng làm tiêu chuẩn. Tương truyền, văn hiến này có tới 64 cho đến 192 thứ, nhưng phần lớn đã bị thất lạc, phần hiện còn thì được thành lập vào khoảng thế kỉ thứ VIII Tây lịch. Nội dung chia làm 4 bộ: 1. Giáo nghĩa lí luận. 2. Du già. 3. Thần điện kiến trúc, Thần tượng chế tác pháp. 4. Tông giáo nghi thức. Trong đó bộ thứ 4 là chủ yếu. Phái Tính lực lại chia làm 2 loại: - Phái Tả đạo tính lực (Phạm: Vàmàcàra Zàkta): Lấy Đát đặc la lưu hành ở khoảng thế kỉ XI làm trung tâm, coi trọng Luân tòa lễ bái (Phạm:Carkrapùjà, tạp giao), nghĩa là cúng hiến thân người và thực hành nam nữ giao hợp để mong trong cơn hoan lạc ấy mà được hợp nhất với thần, đạt đến cảnh giới giải thoát, và coi đó là phương pháp cũng như giai đoạn tu hành hữu hiệu nhất! Đây là hành vi hỗn tạp, bỉ ổi, thấp hèn khiến mọi người coi khinh. - Phái Hữu đạo tính lực (Phạm: Dakwiịàcàra Zàkta): Cho đó là gương xấu xa, nên vào thế kỉ XIII, phái này nổi lên làm cuộc cách tân, trừ bỏ hết những hành vi đồi bại, đê tiện và nhớp nhúa của phái Tả đạo tính lực. Đát đặc la Phật giáo (Mật giáo) chịu ảnh hưởng của phái Tả đạo tính lực, dựa vào tư tưởng Tức thân thành Phật (thành Phật ngay thân này) mà khẳng định hạnh phúc khoái lạc ở hiện thế, nên chẳng những không chủ trương ức chế phiền não ái dục của loài người mà, trái lại, còn chấp nhận và quí trọng nó, do đó đã hình thành phái Tả đạo Mật giáo, thịnh hành vào thời Vương triều Ba la (Phạm:Pàla) ở miền Đông Ấn độ. Quá trình phát triển của Đát đặc la Phật giáo ở Ấn độ như sau: - Vào nửa trước của thế kỉ thứ VII, học giả Đát đặc la là ngài Sa la ha (Phạm: Saraha) ở chùa Na lan đà (Phạm: Nàlanda) giáo hóa hàng vương giả và 5.000 dân chúng. - Vào đầu thế kỉ thứ VIII, theo truyền thuyết, con vua Cù ba la (Phạm: Gopàla) là A nam ca phát lạp (Phạm: Anaígavajra) soạn Bát nhã phương tiện quyết định thành tựu pháp (Phạm: Panjĩopàya-vinizcayasiddhi); Vương hầu nước Ô trượng na (Phạm: Uđđhiyàna) là Nhân đà la phố đế (Phạm: Indrabhùti) soạn Trí tuệ thành tựu pháp (Phạm:Jĩàna-siddhi); em gái của Nhân đà la phố đế tên là La kha tu minh ca la (Phạm:Lakwmìkarà) thì soạn Bất nhị thành tựu pháp (Phạm: Advaya-siddhi), học trò rất đông. Còn con của Nhân đà la phố đế chính là Liên hoa sinh (Phạm: Padmasambhava) đã từng cùng với ngài Tịch hộ (Phạm: Zàntirakwita) đến Tây tạng hoằng pháp. - Vào nửa sau thế kỉ thứ VIII, Đa tì hách lỗ khách (Phạm: Đombì Heruka) soạn Câu sinh thành tựu pháp (Phạm: Sahajasiddhi). Từ đó, nơi trung tâm của Đát đặc la Phật giáo được dời đến chùa Siêu giới (Phạm: Vikramazìla, Tì cưu ma thi la) do vua Đạt ma ba la (Phạm: Dharmapàla) xây dựng. - Thế kỉ thứ IX, có Khố lợi tu na giả lâm (Phạm: Kfwịacàrin) biên soạn hơn 40 bộ sách. - Cuối thế kỉ X đến đầu thế kỉ XI, ở chùa Siêu giới xuất hiện nhiều vị cao tăng như: A đề sa (Phạm: Atìza), Bảo tạng tịch (Phạm: Ratnàkarazànti), Na lạc ba (Phạm: Naropa) v.v... Trong đó, thượng tọa A đề sa từng đến Tây tạng hoằng pháp và đã cải cách nền Phật giáo ở đó. - Thế kỉ thứ XI, các vị học giả xuất thân từ chùa Siêu giới đem gom tất cả các bộ Thành tựu pháp của các tác giả trước mà soạn thành bộ Thành tựu pháp man (Phạm: Sàdhana-màlà); bấy giờ còn có Thời luân căn bản nghi quĩ (Phạm: Kàlacakramùla-tantra) từ Nam Ấn độ truyền đến, cũng được các học giả Đát đặc la tu tập. Thời luân, tức là chủ trương cho rằng cõi mê bị 3 đời quá khứ, hiện tại, vị lai hạn chế, nên phải nương vào đức Phật bản sơ (Phạm:Àdibuddha) là nguồn gốc của vũ trụ để được giải thoát. - Đầu thế kỉ XII, có A bố cáp da ca lạp cấp đa (Phạm: Abhayàkaragupta) soạn các bộ Nhập thời luân (Phạm: Kàlacakravatàra) v.v... Cùng thời ấy, ở Đông Ấn độ còn có giáo phái Thủ hộ đạo (Phạm:Nàtha-màrga), một chi nhánh của Phật giáo Đát đặc la, chủ trương cho phép giáo đoàn kết hôn. Phật giáo Đát đặc la nhờ sự hộ trì của Vương triều Ba la mà được hưng thịnh. Nhưng đến giữa thế kỉ XI, thì Vương triều Tư na (Phạm: Sena) nổi lên thay thế Vương triều Ba la và dần dần cải tín sang Ấn độ giáo, lại thêm thế lực Hồi giáo không ngừng xâm nhập, nên Phật giáo Đát đặc la rơi vào tình trạng suy sụp. Đến cuối thế kỉ XII, tín đồ Hồi giáo đánh phá và tiêu diệt Vương triều Tư na, thì chùa Siêu giới - nơi trung tâm của Phật giáo Đát đặc la - cũng bị hủy hoại, học tăng chạy tứ tán, số còn lại bị hành hạ đến chết. Từ đó, Phật giáo Đát đặc la tuyệt tích ở Ấn độ. (xt. Tả Đạo Tính Lực Phái).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.122 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...