Nếu muốn có những điều chưa từng có, bạn phải làm những việc chưa từng làm.Sưu tầm
Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận. Kinh Pháp cú
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Hãy nhã nhặn với mọi người khi bạn đi lên, vì bạn sẽ gặp lại họ khi đi xuống.Miranda
Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Hành động thiếu tri thức là nguy hiểm, tri thức mà không hành động là vô ích. (Action without knowledge is dangerous, knowledge without action is useless. )Walter Evert Myer
Như cái muỗng không thể nếm được vị của thức ăn mà nó tiếp xúc, người ngu cũng không thể hiểu được trí tuệ của người khôn ngoan, dù có được thân cận với bậc thánh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nhiệm vụ của con người chúng ta là phải tự giải thoát chính mình bằng cách mở rộng tình thương đến với muôn loài cũng như toàn bộ thiên nhiên tươi đẹp. (Our task must be to free ourselves by widening our circle of compassion to embrace all living creatures and the whole of nature and its beauty.)Albert Einstein
Hãy thận trọng với những hiểu biết sai lầm. Điều đó còn nguy hiểm hơn cả sự không biết. (Beware of false knowledge; it is more dangerous than ignorance.)George Bernard Shaw

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: đề vị ba lợi kinh »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: đề vị ba lợi kinh








KẾT QUẢ TRA TỪ


đề vị ba lợi kinh:

(提謂波利經) Cũng gọi Đề vị ngũ giới kinh, Đề vị kinh. Gồm 2 quyển, do ngài Đàm tĩnh soạn vào đời Bắc Ngụy. Nội dung kinh này tường thuật việc sau khi thành đạo, đức Phật đến vườn Lộc dã; giữa đường Ngài nói về ngũ giới, thập thiện cho 500 thương gia gồm Đề vị, Ba lợi v.v… nghe. Trong đó, Đề vị được Bất khởi pháp nhẫn, 200 thương gia được Nhu thuận nhẫn, 300 thương gia được quả Tu đà hoàn. Kinh này đã thất truyền, nhưng các sách trích dẫn rất nhiều nhờ đó mà có thể biết được đại ý của bộ kinh. Đầu thế kỉ này, một bản sao của nó được tìm thấy ở Đôn hoàng, nội dung khuyên người tin theo Phật pháp, giữ giới, ăn chay từ ngày mồng 1 đến ngày rằm các tháng 1, 5, 9 âm lịch. Vào ngày Bát vương (Lập xuân, Xuân phân, Lập hạ, Hạ chí, Lập thu, Thu phân, Lập đông, Đông chí) trì giới niệm Phật, thì được thêm tuổi thọ, sau khi chết được sinh lên cõi trời. Thuyết này chịu ảnh hưởng tư tưởng âm dương ngũ hành của Trung quốc. Cứ theo mục Tân tập nghi kinh ngụy soạn tạp lục trong Xuất tạng kí tập quyển 5 và Đàm diệu truyện trong Tục cao tăng truyện quyển 1 nói, thì sự kiện Thái vũ đế nhà Bắc Ngụy diệt Phật, hầu hết các kinh điển cựu dịch đều bị đốt, nên ngài Đàm tĩnh mới soạn kinh này nhằm mục đích phục hưng Phật giáo. Nguyên có Đề vị kinh bản chính 1 quyển, nhưng hiện nay trong Đại tạng cũng không còn. Xưa nay sự phán giáo của các bậc Đại sư đối với kinh này có nhiều thuyết khác nhau: Ngài Lưu cầu đời Nam Tề phán kinh này là Thủy giáo, các sư Bắc triều thì cho kinh này là Nhân thiên giáo. Trong 10 tông, ngài Pháp tạng cho kinh này thuộc Ngã pháp Câu hữu tông; ngài Khuy cơ thì cho rằng kinh này thuộc thời Chuyển pháp luân. Còn các Đại sư tông Thiên thai đối với kinh này nêu ra mấy thuyết: hoặc nhiếp vào thời Hoa nghiêm, hoặc thời Phương đẳng, A hàm v.v... [X. Pháp hoa kinh huyền nghĩa Q.10 phần trên; Pháp hoa kinh huyền tán Q.1 phần đầu; Nhân vương hộ quốc Bát nhã ba la mật kinh sớ Q.thượng (Trí khải); Lịch đại tam bảo kỉ Q.9; Đại thừa pháp uyển nghĩa lâm chương Q.1 phần đầu; Đại thừa nghĩa chương Q.1; Hoa nghiêm ngũ giáo chương Q.1; Tứ giáo nghĩa Q.1; Ma ha chỉ quán Q.6 phần trên; Ma ha chỉ quán phụ hành truyền hoằng quyết Q.6 phần 2; Phật tổ thống kỉ Q.3 phần trên; Pháp uyển châu lâm Q.88; Pháp kinh lục Q.4; Khai nguyên thích giáo lục Q.18; Thích thị yếu lãm Q.thượng].


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Ai vào địa ngục


Lược sử Phật giáo


Hát lên lời thương yêu


Kinh Dược sư

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...