Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Yếu tố của thành công là cho dù đi từ thất bại này sang thất bại khác vẫn không đánh mất sự nhiệt tình. (Success consists of going from failure to failure without loss of enthusiasm.)Winston Churchill
Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Tôn giáo không có nghĩa là giới điều, đền miếu, tu viện hay các dấu hiệu bên ngoài, vì đó chỉ là các yếu tố hỗ trợ trong việc điều phục tâm. Khi tâm được điều phục, mỗi người mới thực sự là một hành giả tôn giáo.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Đừng làm cho người khác những gì mà bạn sẽ tức giận nếu họ làm với bạn. (Do not do to others what angers you if done to you by others. )Socrates
Những khách hàng khó tính nhất là người dạy cho bạn nhiều điều nhất. (Your most unhappy customers are your greatest source of learning.)Bill Gates

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: đế »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: đế








KẾT QUẢ TRA TỪ


đế:

(諦) Phạm: Satya, Pàli: Sacca. Chân lí bất biến. Kinh Tăng nhất a hàm quyển 17 nói, giáo pháp của Như lai chân thực nên gọi là Đế. Về các loại Đế, trong kinh luận có nhiều thuyết khác nhau, như: Nhất đế, Nhị đế, Tam đế, Tứ đế, cho đến Thất đế, Thập đế, Thập lục đế, Nhị thập ngũ đế v.v... Luận Du già sư địa quyển 46 mở rộng Tứ đế thành Thất đế và Thập đế, rồi dựa theo đó mà thuyết minh lí mê - ngộ và nhân - quả. Trong đó, mối quan hệ giữa Thất đế (7 đế) và Tứ đế (4 đế) là: Ái vị đế (Tập), Quá hoạn đế (Khổ), Xuất li đế (Đạo), Pháp tính đế (Diệt), Thắng giải đế (Đạo), Thánh đế (Diệt), Phi thánh đế (Khổ, Tập). Mối quan hệ giữa Thập đế (10 đế) và Tứ đế là: Năm đế đầu hiển bày 8 khổ, biểu thị Khổ đế; kế đến, Nghiệp đế và Phiền não đế biểu thị Tập đế; kế nữa, Thính văn chính pháp như lí tác ý và Chính kiến đế biểu thị Đạo đế; cuối cùng, Chính kiến quả đế thì tương đương với Diệt đế. Cứ theo kinh Hoa nghiêm quyển 25 (bản dịch cũ) nói, thì Bồ tát đệ ngũ địa giáo hóa chúng sinh, vì muốn chúng sinh hiểu rõ chân lí nên nói 10 đế là: Thế đế, Đệ nhất nghĩa đế, Tướng đế, Sai biệt đế, Thuyết thành đế, Sự đế, Sinh đế, Tận vô sinh trí đế, Linh nhập đạo trí đế và Nhất thiết bồ tát thứ đệ thành tựu chư địa khởi Như lai trí đế. Kinh Bồ tát anh lạc bản nghiệp quyển thượng thì triển khai 10 đế thành 16 đế. Học phái Chính lí trong 6 phái triết học của Ấn độ đời xưa lập 16 đế, tức là chia phương pháp luận chứng nhận thức và suy lí làm 16 loại, cũng gọi là Thập lục cú nghĩa. [X. kinh Chúng tập trong Trung a hàm Q.8; luận Đại tì bà sa Q.77; luận Thành thực Q.11; Nhị đế nghĩa Q.thượng; Ma ha chỉ quán Q.3 phần trên; Pháp hoa kinh huyền nghĩa Q.3 phần cuối; Trung quán luận sớ Q.10 phần đầu; luận Kim thất thập].


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Sống thiền


Sen búp dâng đời


Về mái chùa xưa


Yếu lược các giai đoạn trên đường tu giác ngộ

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.138.175.180 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (74 lượt xem) - Việt Nam (71 lượt xem) - French Southern Territories (14 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - ... ...