Điều kiện duy nhất để cái ác ngự trị chính là khi những người tốt không làm gì cả. (The only thing necessary for the triumph of evil is for good men to do nothing.)Edmund Burke
Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận. Kinh Pháp cú
Để có thể hành động tích cực, chúng ta cần phát triển một quan điểm tích cực. (In order to carry a positive action we must develop here a positive vision.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Trong cuộc sống, điều quan trọng không phải bạn đang ở hoàn cảnh nào mà là bạn đang hướng đến mục đích gì. (The great thing in this world is not so much where you stand as in what direction you are moving. )Oliver Wendell Holmes
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Nếu tiền bạc không được dùng để phục vụ cho bạn, nó sẽ trở thành ông chủ. Những kẻ tham lam không sở hữu tài sản, vì có thể nói là tài sản sở hữu họ. (If money be not thy servant, it will be thy master. The covetous man cannot so properly be said to possess wealth, as that may be said to possess him. )Francis Bacon
Mất lòng trước, được lòng sau. (Better the first quarrel than the last.)Tục ngữ
Chỉ có cuộc sống vì người khác mới là đáng sống. (Only a life lived for others is a life worthwhile. )Albert Einstein
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Thật không dễ dàng để tìm được hạnh phúc trong chính bản thân ta, nhưng truy tìm hạnh phúc ở bất kỳ nơi nào khác lại là điều không thể. (It is not easy to find happiness in ourselves, and it is not possible to find it elsewhere.)Agnes Repplier

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: hoa nghiêm tông »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: hoa nghiêm tông








KẾT QUẢ TRA TỪ


hoa nghiêm tông:

(華嚴宗) Cũng gọi Hiền thủ tông, Pháp giới tông, Viên minh cụ đức tông. Tông Hoa nghiêm y cứ vào ý chỉ vi diệu của kinh Đại phương quảng Phật hoa nghiêm mà lập ra thuyết Pháp giới duyên khởi, Sự sự vô ngại, tôn thiền sư Đỗ thuận (tức Pháp thuận, 557-640) đời Đường làm Sơ tổ. Là một trong 13 tông của Trung quốc, một trong 8 tông của Nhật bản. Tông này đặt tên theo kinh Hoa nghiêm, nên gọi là tông Hoa nghiêm. Kinh Hoa nghiêm là pháp môn nội chứng của đức Phật, được Ngài tuyên giảng cho hàng Bồ tát thượng thừa như ngài Văn thù và Phổ hiền, sau khi thành đạo được 14 ngày. Tương truyền, khoảng 700 năm sau đức Phật nhập diệt, bồ tát Long thụ được thấy kinh này có 3 bản ở Long cung. Vì nhận thấy căn cơ của phàm phu không thể thụ trì được 2 bản thượng và trung, nên ngài chỉ đem 10 vạn kệ tụng gồm 48 phẩm (có thuyết nói 38 phẩm) của bản hạ về lưu truyền trong dân gian Ấn độ và viết luận Đại bất tư nghị gồm 10 vạn bài kệ để giải thích nghĩa của văn kinh. Sau, ngài lại soạn luận Thập trụ tì bà sa để chú thích một phần của phẩm Thập địa trong kinh Hoa nghiêm, đây là bộ luận mở đầu cho các bộ luận giải thích kinh Hoa nghiêm sau này. Sau khi đức Phật nhập diệt khoảng 900 năm, ngài Thế thân soạn Thập địa kinh luận để giải thích phẩm Thập địa; các vị Luận sư như Kim cương quân, Kiên tuệ, v.v... cũng lần lượt soạn luận để giải thích phẩm Thập địa. Tại Trung quốc, vào năm Nghĩa hi 14 (418) đời Đông Tấn, bản kinh Hoa nghiêm 60 quyển, do ngài Phật đà bạt đà la dịch ra được gọi là Cựu Hoa nghiêm kinh (kinh Hoa nghiêm bản dịch cũ). Sau đó không bao lâu, có ngài Pháp nghiệp giảng kinh này và soạn Hoa nghiêm chỉ qui 2 quyển; ngài cũng là người đầu tiên giảng kinh này ở Trung quốc. Khoảng năm Vĩnh bình (508-511) đời Bắc Ngụy, các ngài Bồ đề lưu chi, Lặc na ma đề ở Lạc dương dịch Thập địa kinh luận của ngài Thế thân, ngài Tăng thống Tuệ quang dựa theo luận này lập ra tông Địa luận, soạn Hoa nghiêm kinh sớ 10 quyển, Hoa nghiêm kinh lược sớ 4 quyển, đồng thời, lập 3 loại giáo phán Tiệm, Đốn, Viên và lấy kinh Hoa nghiêm làm Viên giáo. Tông địa luận tuy là phái khác của tông Hoa nghiêm, nhưng vẫn lấy bộ Thập địa kinh luận làm chỗ y cứ, chứ chưa dùng kinh Hoa nghiêm. Năm Thánh lịch thứ 2 (699), ngài Thực xoa nan đà dịch lại bộ kinh này thành 80 quyển, đây tức là Tân Hoa nghiêm kinh (kinh Hoa nghiêm bản dịch mới). Khoảng năm Trinh nguyên, ngài Tam tạng Bát nhã dịch phẩm Phổ hiền hạnh nguyện 40 quyển, người đời gọi là Tứ thập Hoa nghiêm (Hoa nghiêm 40 quyển). Ngài Đỗ thuận biên soạn Ngũ giáo chỉ quán và Hoa nghiêm pháp giới quán môn để xiển dương giáo học Hoa nghiêm, được vua Đường Thái tông qui kính. Ngài Trí nghiễm, đệ tử của thiền sư Đỗ thuận đã từng học tập các bộ: Tứ phần luật, Tì đàm, Thành thực, Niết bàn, v.v...; sau, nhờ đọc kinh Hoa nghiêm mà có chỗ tỉnh ngộ, nên ngài mới soạn các sách như: Hoa nghiêm kinh sưu huyền bí, Hoa nghiêm khổng mục chương, Hoa nghiêm ngũ thập yếu vấn đáp, v.v... để phát huy ý chỉ sâu kín của Thập huyền lục tướng, đặt nền tảng cho việc thành lập tông Hoa nghiêm. Ngài Pháp tạng, đệ tử của đại sư Trí nghiễm, rất được Vũ hậu Tắc thiên tôn kính, đã từng nêu ra những điểm hoài nghi đối với kinh Hoa nghiêm. Nhưng đến niên hiệu Vĩnh long năm đầu (680), ngài Tam tạng Nhật chiếu đến Trung quốc, dâng bộ kinh Hoa nghiêm bằng tiếng Phạm, ngài Pháp tạng nhờ đó đã bổ sung được những chỗ thiếu sót của bản kinh Hoa nghiêm đã được dịch ở Trung quốc. Ngài cũng từng tham dự dịch trường phiên dịch kinh Tân Hoa nghiêm do ngài Thực xoa nan đà chủ trì. Sau, ngài soạn các sách: Hoa nghiêm kinh thám huyền kí, Hoa nghiêm ngũ giáo chương, v.v... và phán thích toàn bộ giáo điển của đức Phật làm 3 thời, 5 giáo, chủ trương Pháp giới duyên khởi và Sự vô ngại của Hoa nghiêm là Biệt giáo Nhất thừa. Ngài giảng kinh Hoa nghiêm trước sau hơn 30 lượt, lấy giáo nghĩa của 2 bậc Tôn sư trước (tức ngài Đỗ thuận và ngài Trí nghiễm) làm cơ sở mà tập đại thành tông Hoa nghiêm, giáo tướng của Quán môn đến đây đã đầy đủ. Ngài Trừng quán chú giải kinh Hoa nghiêm (bản dịch mới) có tới mấy trăm quyển, người đời tôn xưng ngài là Hoa nghiêm sớ chủ. Sau đó, có ngài Tông mật từng thực tập Thiền học, khai sáng thiền Hoa nghiêm, mở đầu cho chủ trương Giáo Thiền Nhất Trí . Về hệ thống truyền thừa, tông này thờ đức Phật Tì lô giá na làm vị giáo chủ mở pháp, rồi lập riêng thuyết Thập tổ, Thất tổ, Ngũ tổ. Thập Tổ: Phổ hiền, Văn thù, Mã minh, Long thụ, Thế thân, Đỗ thuận, Trí nghiễm, Pháp tạng, Trừng quán và Tông mật. Thất tổ: Mã minh, Long thụ, Đỗ thuận, Trí nghiễm, Pháp tạng, Trừng quán và Tông mật. Ngũ tổ: Đỗ thuận, Trí nghiễm, Pháp tạng, Trừng quán, Tông mật. Đời Đường Vũ tông xảy ra pháp nạn Hội xương, kinh luận bị thiêu hủy gần hết, các tông đều suy. Đến đời Tống, ngài Tử tuyền trùng hưng tông này. Môn nhân của ngài là Tịnh nguyên làm chú sớ giải thích kinh luận của tông này. Về sau, lại có các ngài Đạo đình, Quán phục, Sư hội và Hi địch mỗi vị đều soạn chú sớ Ngũ giáo chương, được người đời gọi là Tứ đại gia của đời Tống. Đời Nguyên có các ngài Phổ thụy, Viên giác, Bản cảo, Bàn cốc, Văn tài, Đạt ích ba. Đời Minh có các ngài Đức thanh, Cổ đình, Lí trác ngô, Đạo thông, Như phi, Tổ trụ. Đời Thanh có các ông Chu khắc phục, Tục pháp, v.v... nối nhau hoặc làm Chương sớ hoặc diễn giải kinh Hoa nghiêm. Đầu năm 1911, có ngài Nguyệt hà (1861-1918) sáng lập Đại học Hoa nghiêm, các sư Trí quang, Thường tỉnh, Định tây, Từ chu, Liễu trần, v.v... đều đến học tại trường này, trong đó, có sư Thường tỉnh nổi tiếng hơn cả. Tông Hoa nghiêm phân biệt toàn bộ giáo pháp của đức Phật làm Ngũ giáo, Thập tông. Ngũ giáo: Tiểu thừa giáo, Đại thừa thủy giáo, Chung giáo, Đốn giáo và Viên giáo. Thập tông: Ngã pháp câu hữu tông, Pháp hữu ngã vô tông, Pháp vô khứ lai tông, Hiện thông giả thực tông, Tục vọng chân thực tông, Chư pháp đãn danh tông, Nhất thiết giai không tông, Chân đức bất không tông, Tướng tưởng câu tuyệt tông và Viên minh cụ đức tông. Sáu tông trước tức là Tiểu thừa giáo. Từ tông thứ 7 đến thứ 10 theo thứ tự là Đại thừa thủy giáo, Chung giáo, Đốn giáo và Viên giáo. Tông thứ 10 tức là giáo chỉ của tông Hoa nghiêm. Tông chỉ của kinh Hoa nghiêm sâu xa kín nhiệm, tuy giảng nói vô cùng, nhưng phần cốt tủy thì không ngoài lí Pháp giới duyên khởi. Pháp giới duyên khởi nghĩa là vũ trụ vạn tượng tương tức tương nhập, một vật làm duyên cho muôn vật khác, muôn vật khác làm duyên cho một vật này, tự tha đắp đổi lẫn nhau, viên dung vô ngại. Để giải bày rõ lí duyên khởi vô tận, sự sự vô ngại của pháp giới, tông Hoa nghiêm đã lập ra các pháp môn: Tứ pháp giới, Thập huyền môn, Lục tướng viên dung…... 1. Tứ pháp giới: Sự pháp giới, Lí pháp giới, Lí sự vô ngại pháp giới, Sự sự vô ngại pháp giới. Bốn pháp giới này ở trong nhất tâm nên gọi là Nhất tâm pháp giới, bao trùm toàn thể vũ trụ vạn hữu. 2. Thập huyền môn: Mười môn này mở bày tướng trạng của Pháp giới duyên khởi, thuyết minh nguyên lí vạn vật đồng thể, tương tức tương nhập, viên dung vô ngại. 3. Lục tướng viên dung: Tổng tướng, Biệt tướng, Đồng tướng, Dị tướng, Thành tướng, Hoại tướng, tất cả các pháp đều có đầy đủ 6 tướng này, viên dung tương tức vô ngại. Tông Hoa nghiêm của Triều tiên do ngài Nghĩa tương, vị tăng nước Tân la, truyền vào Hải đông và là Sơ tổ của tông này ở Hải đông, cùng với ngài Nguyên hiểu hợp lực truyền bá tông này. Ngài Nguyên hiểu soạn Hoa nghiêm kinh sớ, ngài Nghĩa tương soạn Hoa nghiêm nhất thừa pháp giới đồ. Đến thời đại Cao li, vương tử Nghĩa thiên mang Hoa nghiêm chương sớ của nước mình sang Trung quốc (đời Tống) theo ngài Tịnh nguyên nghiên cứu về tông chỉ và nghĩa lí, sau khi về nước, Nghĩa thiên hết sức truyền bá tông này, nhờ đó mà sự nghiên cứu, học tập và giảng thuyết về tông Hoa nghiêm được thịnh hành và lâu dài hơn các tông khác. Ở Nhật bản, kinh Hoa nghiêm (bản dịch mới) bắt đầu được biên chép vào tháng 11 năm 722. Năm 736, ngài Đạo tuyền mang Hoa nghiêm chương sớ từ Trung quốc sang Nhật bản và bắt đầu truyền bá tông này. Còn người đầu tiên giảng kinh Hoa nghiêm tại Nhật bản là ngài Thẩm tường, vị tăng nước Tân la, ngài cũng là Sơ tổ của tông Hoa nghiêm Nhật bản. Về sau, ngài Thẩm tường truyền pháp cho sư Lương biện người Nhật bản và do sự tâu xin của sư Lương biện, Thiên hoàng Thánh vũ (trị vì 724-749) ban sắc xây dựng chùa Đông đại làm đạo tràng căn bản của tông Hoa nghiêm. Về sau, tông này lần lượt được truyền qua các ngài Thực trang, Đẳng định, Chính tiến đến Quang trí, vị cao tăng trung hưng tông Hoa nghiêm đã xây dựng viện Tôn thắng để làm đạo tràng chuyên tu Hoa nghiêm. Sau ngài Quang trí, tông Hoa nghiêm Nhật bản chia làm 2 hệ phái: Hệ phái chùa Đông đại và hệ phái chùa Cao sơn. Từ 2 hệ phái này đã xuất hiện 2 bậc kì tài lỗi lạc, cùng nhau phục hưng tông Hoa nghiêm ở thời đại Liêm thương, đó là ngài Ngưng nhiên và ngài Cao biện. [X. Hoa nghiêm pháp giới quán môn; Hoa nghiêm kinh truyện kí; Hoa nghiêm kinh thám huyền kí Q.1, Q.19; Hoa nghiêm kinh sớ Q.1, Q.2, Q.3; Phật tổ thống kỉ Q.29; Pháp giới tông Ngũ tổ lược kí; Bát tông cương yếu Q.hạ]. (xt. Thập Huyền Môn, Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh, Ngũ Giáo Thập Tông, Lục Tướng Viên Dung, Tứ Pháp Giới, Pháp Giới Duyên Khởi, Hoa Nghiêm Thập Nghĩa).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.142.53.68 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Việt Nam (71 lượt xem) - Hoa Kỳ (55 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - ... ...