Ngủ dậy muộn là hoang phí một ngày;tuổi trẻ không nỗ lực học tập là hoang phí một đời.Sưu tầm
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Hãy thận trọng với những hiểu biết sai lầm. Điều đó còn nguy hiểm hơn cả sự không biết. (Beware of false knowledge; it is more dangerous than ignorance.)George Bernard Shaw
Chúng ta nhất thiết phải làm cho thế giới này trở nên trung thực trước khi có thể dạy dỗ con cháu ta rằng trung thực là đức tính tốt nhất.
(We must make the world honest before we can honestly say to our children that honesty is the best policy. )Walter Besant
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Tôi chưa bao giờ học hỏi được gì từ một người luôn đồng ý với tôi.
(I never learned from a man who agreed with me. )Dudley Field Malone
Kẻ bi quan than phiền về hướng gió, người lạc quan chờ đợi gió đổi chiều, còn người thực tế thì điều chỉnh cánh buồm. (The pessimist complains about the wind; the optimist expects it to change; the realist adjusts the sails.)William Arthur Ward
Bạn có thể lừa dối mọi người trong một lúc nào đó, hoặc có thể lừa dối một số người mãi mãi, nhưng bạn không thể lừa dối tất cả mọi người mãi mãi. (You can fool all the people some of the time, and some of the people all the time, but you cannot fool all the people all the time.)Abraham Lincoln
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Quy luật của cuộc sống là luôn thay đổi. Những ai chỉ mãi nhìn về quá khứ hay bám víu vào hiện tại chắc chắn sẽ bỏ lỡ tương lai. (Change is the law of life. And those who look only to the past or present are certain to miss the future.)John F. Kennedy
Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: hoa nghiêm thập dị
KẾT QUẢ TRA TỪ
hoa nghiêm thập dị:
(華嚴十異) Mười tướng khác nhau giữa kinh Hoa nghiêm và các kinh khác. Hoa nghiêm nhất thừa giáo nghĩa phân tề chương quyển 1 tổng quát các tướng khác nhau ấy thành 10 môn để hiển bày lí trùng trùng vô tận của pháp giới Hoa nghiêm và gọi kinh Hoa nghiêm là giáo nghĩa Nhất thừa để phân biệt với Tam thừa. Mười tướng khác nhau là: 1. Khác nhau về thời (Thời dị): Giáo nghĩa Nhất thừa này do đức Thế tôn nói ở thời đầu tiên trong 14 ngày, cũng như mặt trời mới mọc, trước hết chiếu trên núi cao; lại ở thời đầu tiên này bao nhiếp tất cả thời, không có khoảng cách giữa trước và sau. Còn Tam thừa thì vì tùy theo căn cơ mà thời không nhất định, nên chưa thể nhất thời thu nhiếp tất cả thời. 2. Khác nhau về nơi chỗ (Xứ dị): Nơi đức Phật nói giáo nghĩa Nhất thừa này là ở gốc cây Bồ đề trong Liên hoa tạng thế giới hải được trang nghiêm bằng các thứ quí báu, gồm thu cả 7 chỗ, 8 hội và vô lượng thế giới hải khác ở trong đó, cũng tức là một chỗ này bao nhiếp tất cả chỗ. Còn giáo nghĩa Tam thừa thì chỉ được nói ở các gốc cây trong thế giới Sa bà, mà cũng không có nghĩa là một chỗ tức tất cả chỗ. 3. Khác nhau về chủ (Chủ dị): Giáo nghĩa Nhất thừa này do 10 thân Phật Lô giá na và vô tận thân Phật 3 thế gian tuyên nói, tức là Phật, Bồ tát, cõi nước, chúng sinh, tất cả 3 đời cùng nói; còn giáo nghĩa Tam thừa thì chỉ do Hóa thân và Thụ dụng thân của Phật tuyên nói. 4. Khác nhau về thính chúng (Chúng dị): Thính chúng nghe kinh Nhất thừa này là các vị Bồ tát như Phổ hiền, v.v... và các vị Thần vương trong cảnh giới Phật; khác với thính chúng của các kinh Tam thừa, hoặc là các vị Thanh văn, hoặc là 2 chúng Đại thừa và Tiểu thừa. 5. Khác nhau về chỗ nương (Sở y dị): Giáo nghĩa Nhất thừa nương vào Hải ấn tam muội của Phật mà được nói ra; còn giáo nghĩa Tam thừa thì y cứ vào Hậu đắc trí của Phật. 6. Khác nhau về tuyên thuyết (Thuyết dị): Khi tuyên nói một nghĩa, một phẩm, một hội, v.v... của giáo nghĩa Nhất thừa ở một phương thì tất cả thế giới trong 10 phương cũng đều nói như vậy, đầy đủ chủ, bạn mà thành một bộ; còn giáo nghĩa Tam thừa thì tùy theo mỗi phương, mỗi tướng mà nói ch không bao gồm chủ và bạn. 7. Khác nhau về giai vị (Vị dị): Trong giáo nghĩa Nhất thừa, từ quả vị Phật đến các giai vị Thập tín, v.v... đều bằng nhau, trong một vị bao nhiếp tất cả vị; còn giáo nghĩa Tam thừa thì có phân biệt các thứ bậc trên dưới rõ ràng, không lẫn lộn được. 8. Khác nhau về tu hành (Hành dị): Trong giáo nghĩa Nhất thừa, Bồ tát tu một vị là gồm đủ cả 6 giai vị (Thập tín, Thập trụ, Thập hành, Thập hồi hướng, Thập địa và Phật địa) trong mỗi một giai vị, cùng lúc gồm tu tất cả hành tướng sai biệt Định, Tán. Nhưng trong giáo nghĩa Tam thừa thì từ giai vị Bồ tát Thập địa trở lên vẫn còn có sự sai khác, còn giai vị Bồ tát từ Thập địa trở xuống thì không thể cùng một lúc gồm tu đầy đủ được. 9. Khác nhau về pháp môn (Pháp môn dị): Tuy có vô lượng pháp môn khác nhau, nhưng kinh Nhất thừa giáo chỉ nêu sơ lược 10 môn: Thập Phật, Thập thông, Thập minh, Thập giải thoát, Thập vô úy, Thập nhãn, Thập thế, Thập đế, Thập biện và Thập bất cộng pháp, để phân biệt với 10 môn: Tam Phật, Lục thông, Tam minh, Bát giải thoát, Tứ vô úy, Ngũ nhãn, Tam thế, Tứ đế và Thập bát bất cộng pháp. Chữ Thập (10) ở đây được dùng để hiển bày ý nghĩa vô tận. 10. Khác nhau về sự (Sự dị): Pháp tính hằng như của giáo nghĩa Nhất thừa, tùy theo những sự vật, hiện tượng như nhà cửa vườn rừng, núi non, đất liền, v.v... đều là pháp môn; hoặc hạnh, hoặc vị, hoặc giáo nghĩa, trong mỗi một hạt bụi đều đầy đủ tất cả sự vật sai biệt của pháp giới; không giống như giáo nghĩa Tam thừa chỉ nói Tức không , Tức chân như ….
Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển, xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________
MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự tham dục
Bhutan có gì lạ
Kinh Duy-ma-cật (Việt dịch)
Dưới cội Bồ-đề
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...