Mục đích chính của chúng ta trong cuộc đời này là giúp đỡ người khác. Và nếu bạn không thể giúp đỡ người khác thì ít nhất cũng đừng làm họ tổn thương. (Our prime purpose in this life is to help others. And if you can't help them, at least don't hurt them.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Với kẻ kiên trì thì không có gì là khó, như dòng nước chảy mãi cũng làm mòn tảng đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Mục đích của đời sống là khám phá tài năng của bạn, công việc của một đời là phát triển tài năng, và ý nghĩa của cuộc đời là cống hiến tài năng ấy. (The purpose of life is to discover your gift. The work of life is to develop it. The meaning of life is to give your gift away.)David S. Viscott
Chúng ta không làm gì được với quá khứ, và cũng không có khả năng nắm chắc tương lai, nhưng chúng ta có trọn quyền hành động trong hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Để có thể hành động tích cực, chúng ta cần phát triển một quan điểm tích cực. (In order to carry a positive action we must develop here a positive vision.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hạnh phúc không tạo thành bởi số lượng những gì ta có, mà từ mức độ vui hưởng cuộc sống của chúng ta. (It is not how much we have, but how much we enjoy, that makes happiness.)Charles Spurgeon
Khi tự tin vào chính mình, chúng ta có được bí quyết đầu tiên của sự thành công. (When we believe in ourselves we have the first secret of success. )Norman Vincent Peale
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)
Quy luật của cuộc sống là luôn thay đổi. Những ai chỉ mãi nhìn về quá khứ hay bám víu vào hiện tại chắc chắn sẽ bỏ lỡ tương lai. (Change is the law of life. And those who look only to the past or present are certain to miss the future.)John F. Kennedy
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: hiển mật nhị giáo »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: hiển mật nhị giáo








KẾT QUẢ TRA TỪ


hiển mật nhị giáo:

(顯密二教) Hiển giáo và Mật giáo. Cũng gọi Hiển mật, Hiển lộ bí mật, Hiển thị bí mật. Giáo pháp được hiển bày bằng ngôn ngữ văn tự, gọi là Hiển giáo, giáo pháp bí mật, không thể căn cứ vào ngôn ngữ, văn tự mà hiểu được, gọi là Mật giáo. Có thể dựa theo phương thức thuyết giáo, hoặc nội dung giáo nghĩa mà phân biệt Hiển giáo và Mật giáo.Luận Đại trí độ quyển 4 (Đại 25, 84 hạ), nói: Giáo pháp của Phật có 2 thứ: Một là Bí mật, hai là Hiển thị. Trong Hiển thị, Phật, Bích chi phật, A la hán đều là ruộng phúc, vì các Ngài đã trừ sạch phiền não. Trong bí mật thì nói các Bồ tát được vô sinh pháp nhẫn, phiền não đã dứt, đủ 6 thần thông lợi ích chúng sinh . Trong Tứ giáo hóa nghi, đại sư Trí khải đã dựa vào những điều được nói trong luận Đại trí độ mà nêu ra Hiển lộ bất định giáo và Bí mật bất định giáo. Đây là căn cứ vào phương thức thuyết giáo mà phân biệt. Còn Tống cao tăng truyện quyển 3 và Tịnh độ chỉ quy tập quyển thượng, thì cho rằng kinh, luật, luận là Hiển giáo, đàn tràng tác pháp, trì tụng mật chú, v.v... là Mật giáo.Các tông phái Phật giáo nói chung đều căn cứ vào ý thú của các tông như: Câu xá, Duy thức, Tam luận, Hoa nghiêm, Thiên thai; Tịnh độ, v.v... mà phân biệt là Tiểu thừa hay Đại thừa. Nhưng Chân ngôn Mật tông thì không phân biệt theo Tiểu thừa và Đại thừa mà phân biệt theo Hiển giáo và Mật giáo. Theo quan điểm của mật tông thì những kinh luận y cứ của các tông phái nói trên, như các luận Câu xá, Duy thức, hoặc các kinh Hoa nghiêm, Pháp hoa, v.v...… đều bị Mật giáo xem là những giáo pháp nông cạn, rõ ràng dễ hiểu nên gọi chung là Hiển giáo. Trái lại, giáo pháp Du già quán hành, Tức thân thành Phật của tông Chân ngôn là những giáo pháp sâu xa, bí mật thì mới gọi là Mật giáo. Ở Ấn độ, Mật giáo lấy kinh Đại nhật làm yếu chỉ thì gọi là Chân ngôn thừa, còn y cứ vào kinh Kim cương đính làm trung tâm thì gọi là Kim cương thừa. Tại Nhật bản, phái Đông mật và Thai mật căn cứ vào nội dung giáo nghĩa mà phân loại Hiển giáo và Mật giáo: 1. Đông mật cho rằng Nhất thừa giáo, Tam thừa giáo do Ứng thân của đức Phật Thích ca mâu ni tùy theo căn cơ, năng lực của chúng sinh mà nói ra, là Hiển giáo; còn Tam mật giáo doPháp thân của đức Đại nhật Như lai hiển bày nội dung chứng ngộ tự thân (Tự thụ pháp lạc) thì thuộc Mật giáo. 2. Thai mật thì cho rằng Tam thừa giáo là Hiển giáo, Nhất thừa giáo là Mật giáo. Thuyết này do các ngài Viên nhân, An nhiên, v.v... chủ trương. Mật giáo cho rằng các kinh như Hoa nghiêm, Pháp hoa chỉ lí luận về Thế tục đế và Thắng nghĩa đế có cùng một thể tính, chứ không nói về những sự tướng cụ thể như ấn tướng, v.v... nên gọi là Lí mật giáo. Còn các kinh như Đại nhật, Kim cương đính… thì bàn về cả 2 mặt lí và sự, nên gọi là Sự lí câu mật giáo. Trong Sự là Lí, thì Lí được thuyết minh cố nhiên là giống nhau, nhưng giáo pháp nói về Sự mật thì rất thù thắng, cho nên gọi là Sự thắng lí đồng . Nhưng người đời sau phần nhiều chủ trương kinh Pháp hoa và kinh Đại nhật đều là Viên giáo, chứ không phân biệt hơn kém. Hoặc có thuyết cho rằng Mật giáo nói trong kinh Pháp hoa là Tạp mật, còn Mật giáo nói trong kinh Đại nhật là Thuần mật. Ngoài ra các thuật ngữ như: Hiển Mật Kiêm Học là chỉ cho sự tu tập cả Hiển giáo và Mật giáo; cũng tức là tu học giáo pháp của một đời đức Phật; Hiển Mật Giới Tam Học là chỉ cho các kinh Hoa nghiêm, Pháp hoa của Hiển giáo, Chân ngôn Mật giáo và Giới luật. [X. kinh Pháp hoa Q.10; Tô tất địa kinh lược sớ Q.1; luận Thập trụ tâm Q.9, Q.10].


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Một trăm truyện tích nhân duyên (Trăm bài kinh Phật)


Đường Không Biên Giới


Kinh Duy-ma-cật (Việt dịch)


Tổng quan về các pháp môn trong Phật giáo Tây Tạng

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.189.193.172 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (74 lượt xem) - Việt Nam (71 lượt xem) - French Southern Territories (14 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - ... ...