Hạnh phúc và sự thỏa mãn của con người cần phải phát xuất từ chính mình. Sẽ là một sai lầm nếu ta mong mỏi sự thỏa mãn cuối cùng đến từ tiền bạc hoặc máy điện toán.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Thêm một chút kiên trì và một chút nỗ lực thì sự thất bại vô vọng cũng có thể trở thành thành công rực rỡ. (A little more persistence, a little more effort, and what seemed hopeless failure may turn to glorious success. )Elbert Hubbard
Thành công là tìm được sự hài lòng trong việc cho đi nhiều hơn những gì bạn nhận được. (Success is finding satisfaction in giving a little more than you take.)Christopher Reeve
Kẻ ngu dầu trọn đời được thân cận bậc hiền trí cũng không hiểu lý pháp, như muỗng với vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 64
Nếu không yêu thương chính mình, bạn không thể yêu thương người khác. Nếu bạn không có từ bi đối với mình, bạn không thể phát triển lòng từ bi đối với người khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)
Hãy cống hiến cho cuộc đời những gì tốt nhất bạn có và điều tốt nhất sẽ đến với bạn. (Give the world the best you have, and the best will come to you. )Madeline Bridge
Điều quan trọng không phải là bạn nhìn vào những gì, mà là bạn thấy được những gì. (It's not what you look at that matters, it's what you see.)Henry David Thoreau
Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: hàn quốc phật giáo »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: hàn quốc phật giáo








KẾT QUẢ TRA TỪ


hàn quốc phật giáo:

(韓國佛教) Phật giáo nước Đại hàn. Hàn quốc thời xưa gồm các nước: Triều tiên, Cao cú li, Bách tế, Tân la, Cao li... Cứ theo Tam quốc sử kí quyển 18 chép, thì năm 372, vua Phù kiên đời Tiền Tân của Trung quốc có sai sứ thần và 2 vị cao tăng là ngài Thuận đạo và A đạo mang kinh luận, tượng Phật đến bán đảo Triều tiên. Năm 373, vua Triều tiên ban sắc cho 2 ngài Thuận đạo, và A đạo xây cất chùa Tiếu môn và chùa Y phất lan. Đây là 2 ngôi chùa đầu tiên trên bán đảo này. Năm 384, có vị sa môn Ấn độ tên là Ma la nan đà đến Bách tế truyền đạo, riêng Tân la thì mãi đến năm 528 mới thấy Phật giáo thịnh hành. Lúc mới truyền vào bán đảo Triều tiên, Phật giáo đã dung hòa ngay với tập tục cố hữu của địa phương, mục đích chỉ nhằm cầu phúc. Đó là thời kì đầu du nhập. Đến đầu thế kỉ VI, có nhiều vị danh tăng xuất hiện, như ở Bách tế có ngài Khiêm ích sang Ấn độ cầu pháp, khi trở về nước mang theo tạng A tì đàm và 5 bộ luật bằng tiếng Phạm, ngài dịch bộ luật 72 quyển, trở thành vị Tổ Luật tông đầu tiên của nước Bách tế, rồi 2 ngài Đàm húc và Huệ nhân soạn bộ Luật sớ 36 quyển, tất cả đều được cất giữ ở điện Đài diệu. Năm 595, ngài Huệ từ của Cao cú li đến Nhật bản, cùng với ngài Huệ thông của Bách tế ở chùa Pháp hưng tại Phi điểu và đều được thái tử Thánh đức tôn làm thầy. Trong 3 nước Cao cú li, Bách tế, Tân la thì Phật giáo ở Tân la hưng thịnh hơn cả, rất nhiều vị cao tăng đến Trung quốc, Ấn độ cầu pháp. Trong đó, ngài Viên quang đến Trung quốc vào thời Trần thuộc Nam triều, học thông Niết bàn, Thành thực, Nhiếp luận. Ngài Nguyên hiểu vừa đến Trung quốc vào đời Đường đã chú thích 81 bộ kinh Phật, xiển dương Nhất thừa viên giáo. Ngài Nghĩa tương cũng đến Trung quốc vào đời Đường, tham yết ngài Trí nghiễm, tổ thứ 2 của tông Hoa nghiêm, khi trở về nước ngài chuyên truyền bá tông Hoa nghiêm. Ngài Từ tạng cùng với 10 người đệ tử đến Trung quốc vào đời Đường, khi về nước mang theo các loại phan phướn, một bộ Đại tạng kinh. Vua ban lệnh cho ngài giảng luận Đại thừa ở chùa Phân hoàng, ngài chuyên về Luật học và Hoa nghiêm. Ngài kiến lập giới đàn ở chùa Thông độ và xây tháp ở chùa Đại hòa. Ngài Viên trắc thì 15 tuổi đã đến Trung quốc, tham học tại các trường giảng của các vị cao tăng ở nhiều nơi, chuyên về Duy thức học, được vua Đường thái tông ban cho độ điệp. Ngài Huệ thông là tổ của tông Chân ngôn, hoằng truyền pháp Mật giáo. Đến thời kì Tân la thống nhất (khoảng 668-935), Phật giáo Triều tiên đã dần dần tách khỏi Trung quốc mà lập ra nền giáo học của riêng mình. So với các tông, thì Thiền tông được truyền vào Triều tiên muộn hơn cả, nhưng về sau lại là tông phái hưng thịnh nhất. Người đầu tiên truyền Thiền tông vào Triều tiên là ngài Pháp lãng và đệ tử là sư Tín hạnh (cũng gọi là Thần hạnh). Sư Tín hạnh (704-779) truyền hệ thống Thiền Bắc tông của ngài Thần tú. Sau Tín hạnh, có các sư Phổ chiếu, Hồng trắc truyền bá Thiền Nam tông của Lục tổ Tuệ năng. Đó là nguồn gốc của Thiền môn cửu sơn của Phật giáo Triều tiên. Thiền môn cửu sơn nghĩa là Thiền tông của Triều tiên gồm có 9 phái: Thực tướng sơn, Ca trí sơn, Xà quật sơn, Đồng lí sơn, Thánh trụ sơn, Sư tử sơn, Hi dương sơn và Tu di sơn. Ngoài ra, tín ngưỡng về Tịnh độ cũng rất thịnh hành. Năm 935, nước Tân la bị nước Cao li đánh bại, từ đó Phật giáo cũng mang một sắc thái mới. Thời đại Cao li (935-1392), Giáo tông và Thiền tông đều hưng thịnh, nhất là Thiền tông, nhờ tiếp nối thế lực ở cuối thời Tân la mà được thịnh hành suốt thời Cao li. Đồng thời, các tông Hoa nghiêm, Pháp tướng cũng được hình thành. Từ quốc sư Đại giác Nghĩa thiên trở về sau, tông Thiên thai được thành lập, có ảnh hưởng rất lớn đối với các tông khác. Thời đại Cao li đất nước ở trong tình trạng ngoại xâm nội loạn, vì muốn nhờ Phật lực che chở nên triều đình đã tổ chức các Phật sự như Pháp hội, giảng tọa, đạo tràng, thiết trai, v.v... do đó mà tư tưởng quốc gia cầu phúc trừ họa, trấn giữ đất nước được hình thành. Cứ theo Đông quốc thông giám chép, năm 918, khi Thái tổ lên ngôi, liền tổ chức hội Bát quan trai, hội thắp đèn. Năm 919, vua dời đô đến Khai thành; cùng với việc kiến thiết cung điện, vua cho xây dựng 10 ngôi chùa tại kinh đô là: Pháp vương, Từ vân, Vương luân, Nội đế thích, Xá na, Thiên thiền, Tân hưng, Văn thù, Viên thông và Địa tạng. Vua Quang tông (ở ngôi 950-976) xây chùa Đại báo ân để truy tiến cầu siêu cho Thái tổ; đồng thời, thiết lập chế độ Tăng chức, định ngôi vị Quốc sư, Vương sư. Bấy giờ, các Phật sự như: Tì lô giá na sám pháp, hội Vô già thủy lục, trai tăng... rất thịnh hành. Thời vua Hiển tông (ở ngôi 1010-1031), Cao li bị quân Khất đan đánh phá, vua phát nguyện khắc Đại tạng kinh để mong trừ quốc nạn. Đây là bản khắc đầu tiên của tạng kinh Cao li và được cất giữ ở chùa Phù nhân, đến khi quân Mông cổ xâm lăng Cao li vào đầu thế kỉ XIII thì toàn bộ bản khắc này bị đốt cháy. Đến năm 1251 Tây lịch, sau nhiều năm nỗ lực, bản khắc Đại tạng kinh thứ 2 mới được hoàn thành, gồm 6529 quyển, 81.258 bản gỗ, được cất giữ ở Đại tạng kinh bản đường phía ngoài cửa tây của thành Giang hoa, sau được dời đến chùa Hải ấn tàng trữ cho đến nay. Ở thời đại Cao li có rất nhiều vị cao tăng xuất hiện, như các ngài: Đạo tân, Quảng học, Đại duyên, Pháp ấn, Lợi nghiêm, Khánh phủ, Lợi nhượng, Xán u, Doãn đa v.v... trong đó, ngài Lợi nghiêm là thầy của vua Thái tổ, ngài Xán u từng đến Trung quốc (đời Đường) theo ngài Đại đồng tu học ở núi Đầu tử và được truyền tâm ấn. Sau khi về nước, ngài được 4 đời vua là Thái tổ, Huệ tông, Định tông và Quang tông qui y, đặc biệt vua Quang tông ban hiệu cho ngài là Chứng chân đại sư , đồng thời được phong làm Quốc sư. Ngoài ra, các ngài Trí tông, Đạo phong cũng từng đến Trung quốc (đời Tống) tham học ngài Vĩnh minh Diên thọ, sau khi về nước, hoằng dương Phật pháp, nổi tiếng một thời. Ngài Đại giác Nghĩa thiên, người sáng lập tông Thiên thai, là con thứ 4 của vua Văn tông. Năm 11 tuổi, y vào ngài Lạn viên ở chùa Linh thông xuất gia, tu học giáo pháp Hoa nghiêm. Năm 1085, ngài đến Trung quốc (đời Tống), khi về nước mang theo hơn 3.000 quyển kinh sớ... sau biên thành Tân biên chư tông giáo tạng mục lục 3 quyển và soạn Tân tập viên tông văn loại hơn 10 bộ trên 300 quyển. Phật giáo ở thời đại Cao li được triều đình bảo hộ nên rất hưng thịnh, đến năm 1392, Cao li diệt vong, Phật giáo cũng theo đó mà suy vi dần. Sau khi nhà Lí dựng nước, phong trào chấn hưng Nho học và bài xích Phật giáo bùng nổ, là thời đại Phật giáo bị hạn chế và đàn áp. Vua Duệ tông (ở ngôi 1469) sửa đổi và định lại qui chế về độ điệp, chia ra Thiền tông, Giáo tông, mỗi tông đều có 30 viên chức chính ngạch. Ngoài ra, còn cấm xây dựng chùa tháp. Các vua về sau như Thành tông (ở ngôi 1470-1494), Yên sơn quân (ở ngôi 1495-1505), Trung tông (ở ngôi 1506-1544), v.v... đều thi hành chính sách bài Phật. Đến đầu năm Minh tông (ở ngôi 1546- 1567), Thái hậu nhiếp chính, làm cho Phật giáo hưng thịnh một thời gian, nhưng sau khi vua Minh tông đích thân cầm quyền, khôi phục chính sách phù Nho bài Phật thì Phật giáo lại rơi vào tình trạng suy đồi như cũ. Tuy vậy, thời kì này vẫn còn có các vị cao tăng đại đức, như ngài Vô chuẩn Kỉ hòa (1376-1433) soạn luận Hiển chính để bác lại luận Bài Phật; ngài Tây sơn Hưu tĩnh (1520-1604) phát huy Thiền học, tăng ni và tín đồ Phật giáo ở Hàn quốc hiện nay phần nhiều thuộc về pháp hệ này. Sánh ngang với pháp hệ của ngài Hưu tĩnh, có pháp hệ của ngài Phù hưu Thiện tu (1543-1649) và pháp hệ của ngài Bích nham Giác tính (1575- 1660). Ngoài ra, còn có ngài Hối am Định tuệ (1685-1741) soạn Hoa nghiêm kinh sớ ẩn khoa, Thiền nguyên tập đô tự trứ bính. Ngài Hối am Định tuệ và ngài Kính nghiêm Ưng doãn (1703-1804) được gọi là Đại tông sư của Giáo tông và Thiền tông. Vào cuối triều Lí, nhờ các sư nỗ lực vận động, cuối cùng, năm 1895, lệnh cấm tăng sĩ vào kinh đô được bãi bỏ. Bốn năm sau, chùa Nguyên hưng được xây cất và Sở Triều tiên Phật giáo tổng tông vụ được thiết lập tại kinh đô. Từ đó, Phật giáo Triều tiên được phục hưng. Năm 1910, Nhật bản xâm chiếm Triều tiên, 1911 ban bố Triều tiên tổng đốc phủ tự sát lệnh và Tự sát lệnh thi hành qui tắc , chia Giáo đoàn làm 30 bản sơn (năm 1924 thêm chùa Hoa nghiêm nữa thành 31 bản sơn), hình thành 30 giáo khu. Năm 1912, Phật giáo Triều tiên được gọi là Giáo Thiền Lưỡng Tông , đồng thời, lấy chùa Giác hoàng làm cơ quan truyền giáo trung ương và là trụ sở hội nghị của 30 bản sơn và qui định qui củ Thiền môn. Sau vì phản đối việc phủ Tổng đốc chi phối giáo đoàn, nên vào năm 1921, một đại hội chư tăng toàn quốc được triệu tập và lấy quyết nghị thiết lập Viện Triều Tiên Phật Giáo Thiền Giáo Lưỡng Tông Trung Ương Tổng Vụ tại chùa Giác hoàng để quản lí các chùa viện trên cả nước. Năm 1922, phái phản đối cũng lập Viện Triều Tiên Phật Giáo Thiền Giáo Lưỡng Tông Trung Ương Giáo Vụ ở chùa Giác hoàng. Năm 1925, 2 viện hiệp nghị với nhau tổ chức thành một viện: Tài Đoàn Pháp Nhân Triều Tiên Phật Giáo Trung Ương Giáo Vụ làm cơ quan tông vụ trung ương thống nhất để cai quản 31 bản sơn trên toàn quốc; về sau đổi tên thành tông Tào khê và kiến lập chùa Thái cổ làm Tổng bản sơn. Ngoài ra, Viên Phật Giáo là một tông phái mới hưng khởi ở đầu thế kỉ XX do ngài Thiếu thái sơn (1891-1943) sáng lập. Giáo nghĩa cơ bản của phái này là Tu hành môn (Chân không diệu hữu) và Tín ngưỡng môn (Nhân quả báo ứng), thành lập 3 học thuyết: Tinh thần tu dưỡng, Sự lí nghiên cứu và Tác nghiệp thủ xả để giáo hóa tín đồ. Đồng thời mở trường Đại học Viên quang để đào tạo nhân tài. Tông pháp này có thế lực rất mạnh. Về phương diện giáo dục, năm 1906 chùa Nguyên hưng mở trường Minh tiến làm cơ sở giáo dục tăng chúng, trường này sau được đổi làm trường Sư phạm Phật giáo. Năm 1916, viện Trung ương tổng vụ lập Phật Giáo Trung Ương Học Lâm tại Hán thành để bồi dưỡng tăng sĩ trẻ với các môn học như: Tu thân, Tông thừa, Dư thừa, Tông giáo học, Bố giáo pháp, Triết học, Lí, Số, Sử, Địa, v.v... Đồng thời, cũng thành lập các Học lâm ở các địa phương lấy chùa viện làm trung tâm. Nhưng vì Học lâm trung ương trước kia từng là căn cứ địa của cuộc vận động độc lập cho Hàn quốc nên vào năm 1922 bị bãi bỏ. Qua nhiều lần đổi thay, sau thế chiến thứ 2, cơ sở này đã trở thành Đại học Đông quốc. Ngoài những cơ sở giáo dục nói trên, còn có Đại học Tăng già trung ương và các giảng viện phụ đặt ở các chùa. Trong đó, Đại học Đông quốc và Đại học Viên quang là 2 trung tâm nghiên cứu Phật giáo lớn nhất và đã đào tạo được nhiều học giả kiệt xuất. Về phương diện báo chí, thì từ sau năm 1910, Phật giáo Hàn quốc đã phát hành các tạp chí như: Viên tông, Triều tiên Phật giáo nguyệt san, Hải đông Phật giáo, Phật giáo chấn hưng hội nguyệt báo, Triều tiên Phật giáo giới, Phật giáo, Phật giáo học báo, Hàn quốc Phật giáo học, Hàn quốc tông giáo, Viên Phật giáo tư tưởng, v.v... Hiện nay, Phật giáo Hàn quốc chia làm 18 tông phái, trong đó, tông Tào khê và tông Thái cổ là 2 phái chủ đạo lớn. Cứ theo Hàn quốc tự sát tư liệu tùng thư 4 (1983), thì Hàn quốc hiện có 20.755 tăng sĩ và 11.130.000 tín đồ thuộc tất cả các tông phái. Ngoài Phật giáo, Hàn quốc còn có các tông giáo khác như Cơ đốc giáo, Thiên chúa giáo, Nho giáo, Thiên đạo giáo... Thiên chúa giáo truyền vào Hàn quốc cách đây khoảng 200 năm. Sau thế chiến, Cơ đốc giáo rất thịnh. Đến năm 1933, số tín đồ đã lên tới 940.000 người. [X. Nhật Hàn Phật giáo nghiên cứu (Hiện đại Phật giáo học thuật tùng san 82); Triều tiên Phật giáo thông sử (Lí năng hòa); Hàn quốc Phật giáo sử (Ái đãng Hiển xương); Hàn quốc Phật giáo sử (Kim anh thái)].


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




San sẻ yêu thương


Kinh Đại Bát Niết-bàn - Tập 2


Gõ cửa thiền


Hương lúa chùa quê - Phần 1: Hồi ký của Hòa thượng Thích Bảo Lạc

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.223.134.29 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (87 lượt xem) - Việt Nam (71 lượt xem) - French Southern Territories (14 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - ... ...