Để đạt được thành công, trước hết chúng ta phải tin chắc là mình làm được. (In order to succeed, we must first believe that we can.)Nikos Kazantzakis
Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Tôi không thể thay đổi hướng gió, nhưng tôi có thể điều chỉnh cánh buồm để luôn đi đến đích.
(I can't change the direction of the wind, but I can adjust my sails to always reach my destination.)Jimmy Dean
Cuộc đời là một tiến trình học hỏi từ lúc ta sinh ra cho đến chết đi.
(The whole of life, from the moment you are born to the moment you die, is a process of learning.
)Jiddu Krishnamurti
Nhiệm vụ của con người chúng ta là phải tự giải thoát chính mình bằng cách mở rộng tình thương đến với muôn loài cũng như toàn bộ thiên nhiên tươi đẹp.
(Our task must be to free ourselves by widening our circle of compassion to embrace all living creatures and the whole of nature and its beauty.)Albert Einstein
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: duy ma kinh
KẾT QUẢ TRA TỪ
duy ma kinh:
(維摩經) Tranh Duy Ma Biến Tướng Phạm: Vimalakìrti-nirdeza. Gồm 3 quyển, 14 phẩm, do ngài Cưu ma la thập dịch vào đời Diêu Tần, đưa vào Đại chính tạng tập 14. Cũng gọi Duy ma cật sở thuyết kinh, Duy ma cật kinh. Mục đích kinh này là nói rõ pháp môn giải thoát bất khả tư nghị mà ngài Duy ma đã chứng được, cho nên còn gọi là kinh Bất khả tư nghị giải thoát. Nhân vật chính trong kinh này là cư sĩ Duy ma, một trưởng giả ở thành Tì xá li trung Ấn độ ở thời đại đức Phật. Thuở ấy, đức Phật đang ở thành Tì xá li, các con của 500 Trưởng giả đến chỗ đức Phật, xin ngài nói pháp. Lúc đó, cư sĩ Duy ma bị bệnh, đức Phật sai các vị tỉ khưu và Bồ tát đến thăm bệnh, nhân dịp này, cư sĩ Duy ma bàn luận sâu rộng về Phật pháp với Bồ tát Văn thù và các vị cùng đi, nhân đó mà thành kinh này. Kinh Duy ma được đặt trên nền tảng tư tưởng không của Bát nhã, xiển dương đạo thực tiễn của Bồ tát Đại thừa, nói rõ các đức mục tôn giáo mà các tín đồ tại gia phải tu hành. Toàn bộ kinh lấy cư sĩ Duy ma làm nhân vật trung tâm, xuyên qua phương thức bàn luận về Phật pháp giữa ngài và Bồ tát Văn thù để tuyên dương chân lí của Phật giáo Đại thừa. Kinh này được thành lập vào khoảng thế kỉ thứ nhất Tây lịch, sau kinh Bát nhã, là một trong những kinh điển Đại thừa ở thời kì đầu. Ở Ấn độ, kinh này rất thịnh hành và thường được trích dẫn trong các bộ luận như: Đại trí độ v.v... Tại Trung quốc kinh này còn được truyền dịch, tụng trì rộng rãi hơn. Cứ theo các bản ghi chép về kinh điển qua các thời đại, thì kinh Duy ma có tất cả bảy bản Hán dịch, hiện chỉ còn ba bản.Ngoại trừ bản dịch của ngài Cưu ma la thập còn có: 1. Kinh Duy ma cật, gồm 2 quyển hoặc 3 quyển, do ngài Chi khiêm dịch ở nước Ngô vào thời Tam quốc (Ngụy, Thục, Ngô). Cũng gọi: Kinh Duy ma cật sở thuyết bất khả tư nghị pháp môn, kinh Phổ nhập đạo môn, kinh Phật pháp phổ nhập đạo môn, kinh Phật pháp phổ nhập đạo môn tam muội, kinh Duy ma. Thu vào Đại chính tạng tập 14, là bản Hán dịch xưa nhất hiện còn.2. Kinh Vô cấu xưng, gồm 6 quyển, do ngài Huyền trang dịch vào đời Đường. Cũng gọi kinh Thuyết vô cấu xưng, thu vào Đại chính tạng tập 14. Trong ba bản dịch hiện còn, về cách kết cấu văn kinh và nghĩa lý đại khái giống nhau, nhưng cũng có một vài chỗ sai khác: Chẳng hạn như bài kệ tán Phật trong phẩm thứ nhất, bản dịch của ngài Chi khiêm là 10 bài tụng, bản của ngài La thập là 18 bài, bản của ngài Huyền trang là 19 bài rưỡi. Nếu bàn về mức độ phiên dịch chính xác thì bản của ngài Huyền trang phải được đặt lên hàng đầu; còn nếu nói về văn dịch khéo léo, nhuần nhuyễn thì phải nhường cho bản của ngài La thập, ngòi bút dịch của ngài rất lưu loát đẹp đẽ, xưa nay được coi là tác phẩm nghệ thuật ưu tú trong văn học kinh Phật và được lưu thông rất rộng rãi. Kinh này còn có bản dịch Tây tạng được đưa vào trong kinh tập Phật thuyết bộ của Đại tạng kinh Tây tạng. Ngoài ra, có bản dịch tiếng Mãn châu và tiếng Mông cổ dịch theo bản dịch Tây tạng. Những bản chú thích trọng yếu của kinh này có: Duy ma nghĩa kí của ngài Tuệ viễn (đời Tùy), Duy ma kinh huyền sớ của ngài Trí khải, Duy ma kinh nghĩa sớ của ngài Cát tạng, Duy ma kinh huyền luận cũng của ngài Cát tạng. [X. Trinh nguyên tân định thích giáo mục lục, Cổ kim dịch kinh đồ kỉ Q.3; Khai nguyên thích giáo lục Q.4; Tân biên chư tông giáo tạng tổng lục Q.1].
Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển, xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________
MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Những tâm tình cô đơn
Kinh Duy-ma-cật (Hán-Việt)
An Sĩ toàn thư - Khuyên người niệm Phật cầu sinh Tịnh độ
Kinh nghiệm tu tập trong đời thường
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...