Tìm lỗi của người khác rất dễ, tự thấy lỗi của mình rất khó. Kinh Pháp cú
Khi ý thức được rằng giá trị của cuộc sống nằm ở chỗ là chúng ta đang sống, ta sẽ thấy tất cả những điều khác đều trở nên nhỏ nhặt, vụn vặt không đáng kể.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Phán đoán chính xác có được từ kinh nghiệm, nhưng kinh nghiệm thường có được từ phán đoán sai lầm. (Good judgment comes from experience, and often experience comes from bad judgment. )Rita Mae Brown
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Thương yêu là phương thuốc diệu kỳ có thể giúp mỗi người chúng ta xoa dịu những nỗi đau của chính mình và mọi người quanh ta.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Sự hiểu biết là chưa đủ, chúng ta cần phải biết ứng dụng. Sự nhiệt tình là chưa đủ, chúng ta cần phải bắt tay vào việc. (Knowing is not enough; we must apply. Willing is not enough; we must do.)Johann Wolfgang von Goethe
Đừng chọn sống an nhàn khi bạn vẫn còn đủ sức vượt qua khó nhọc.Sưu tầm
Cuộc đời là một tiến trình học hỏi từ lúc ta sinh ra cho đến chết đi. (The whole of life, from the moment you are born to the moment you die, is a process of learning. )Jiddu Krishnamurti
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Hãy nhã nhặn với mọi người khi bạn đi lên, vì bạn sẽ gặp lại họ khi đi xuống.Miranda

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: duy thức »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: duy thức








KẾT QUẢ TRA TỪ


duy thức:

(唯識) Phạm:Vijĩapti-màtratà. Âm Hán: Tì nhã để ma đát lạt đa. Thức là bản thể của tâm, ngoài sự biến hiện của thức, không có bất cứ vật gì thực sự tồn tại nên gọi là Duy thức. Nghĩa là các hiện tượng tâm, vật bên ngoài đều do Kiến phần (chủ quan) và Tướng phần (khách quan) của tự thể tám thức biến hiện ra. Vả lại, những hình dạng tương tự của các đối tượng nhận thức chỉ là bóng dáng từ trong tâm ánh hiện ra mà cho là có thật, rồi đến bản chất của các cảnh vật được xem là đối tượng nhận thức cũng từ những hạt giống trong thức A lại da biến sinh ra, cho nên ngoài duy thức không có thực tại nào khác, gọi là Duy thức vô cảnh (chỉ có thức không có đối tượng), hoặc căn cứ theo nghĩa từ thức biến ra mà gọi là Duy thức sở biến. Cứ theo luận Thành duy thức quyển 2 thì sự biến hiện của thức có thể được chia làm hai: 1. Nhân năng biến, cũng gọi Nhân biến, Sinh biến. Tất cả sự tồn tại (các pháp) đều từ hạt giống trong thức A lại da biến ra. 2. Quả năng biến, cũng gọi Quả biến, Duyên biến. Kết quả của Nhân biến là do sự phân biệt chủ quan, khách quan của tám thức nhắm vào tác dụng đối tượng. Quán tâm giác mộng sao quyển hạ chia làm hai thứ đạo lí để thuyết minh sự biến hiện của thức: 1. Huân tập đạo lí: Tức là nghĩa sinh biến, hạt giống là do tác dụng của tự tâm gieo sâu trong thức. 2. Chuyển biến đạo lí: Tức là nghĩa duyên biến, do thức biến hiện kiến phần và tướng phần. Giáo nghĩa căn bản của tông Pháp tướng là nói về tướng của Duy thức, cho rằng năm vị trăm pháp không ngoài thức, đó là Tổng môn duy thức hoặc Bất li môn duy thức. Trong năm vị, Tâm vương là tự tướng của thức, Tâm sở là những hoạt động tâm lí tương ứng với Tâm vương, Sắc pháp do thức biến hiện, Bất tương ứng hành pháp là phần vị giả lập của ba vị trên (Tâm vương, Tâm sở, Sắc pháp), Vô vi pháp là thực tính của bốn vị trên (Tâm vương, Tâm sở, Sắc pháp, Bất tương ứng hành pháp), y cứ vào các lí do trên đây để hiển bày duy thức, gọi là Biệt môn duy thức. Biệt môn duy thức là vì những người độn căn mà phân biệt Năng, Sở để thuyết minh nên cũng gọi là Hư vọng duy thức, Bất tịnh phẩm duy thức, Phương tiện duy thức.Bồ tát từ Sơ địa trở lên có thể liễu ngộ lí duy thức, chứng được trí duy thức không trần cảnh, chỉ còn lại chân thức, gọi là Chân thực duy thức, Tịnh phẩm duy thức hoặc Chính quán duy thức. Luận Thành duy thức quyển 9, đối với giáo lý Duy thức, nêu ra chín nạn (Duy thức cửu nạn) để giải đáp. Đó là: Duy thức sở nhân nạn, Thế sự quai tông nạn, Thánh giáo tương vi nạn, Duy thức thành không nạn, Sắc tuớng phi tâm nạn, Hiện lượng vi tông nạn, Mộng giác tương vi nạn, Ngoại thủ tha tâm nạn và Dị cảnh phi duy nạn. Ngoài ra, Đại thừa pháp uyển nghĩa lâm chương quyển 1 phần cuối chia thuyết Duy thức trong các kinh luận thành năm loại Duy thức: Cảnh duy thức, Giáo duy thức, Lí duy thức, Hành duy thức và Quả duy thức. Còn về sự tu hành của tông Duy thức thì có Ngũ trùng duy thức quán (quán năm lớp duy thức). Tông Hoa nghiêm cho ba cõi đều do một tâm tạo tác và nêu ra mười lớp Duy thức để thuyết minh: 1. Tướng kiến câu tồn duy thức. 2. Nhiếp tướng qui kiến duy thức. 3. Nhiếp số qui vương duy thức. 4. Dĩ mạt qui bản duy thức. 5. Nhiếp tướng qui tính duy thức. 6. Chuyển chân thành sự duy thức. 7. Lí sự câu dung duy thức. 8. Dung sự tương nhập duy thức. 9. Toàn sự tương tức duy thức. 10. Đế võng vô ngại duy thức. Nếu suy cứu đến cùng tột thì 10 lớp duy thức trên đây cũng giống như tấm lưới bằng châu ngọc của cung điện Đế thích (Nhân đà la võng), trong một bao hàm tất cả, trong tất cả đều đủ mỗi một, trùng trùng vô tận, sự sự vô ngại. Nếu đem 10 lớp duy thức phối hợp với năm giáo, thì 1, 2, 3 là Thủy giáo, 4, 5, 6, 7 là Chung giáo và Đốn giáo, 8, 9, 10 là Viên giáo.Nhưng Hoa nghiêm kinh đại sớ sao quyển 37 thì xếp Duy thức vào thuyết Tiểu thừa. [X. Nhiếp đại thừa luận thích (bản dịch đời Lương) Q.5; Hoa nghiêm kinh thám huyền kí Q.13; Thành duy thức luận thuật kí Q.7 phần cuối].


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Chuyện Vãng Sanh - Tập 1


Chắp tay lạy người


Người chết đi về đâu


Bhutan có gì lạ

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.81.165.210 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (390 lượt xem) - Việt Nam (118 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - ... ...