Hạnh phúc chân thật là sự yên vui, thanh thản mà mỗi chúng ta có thể đạt đến bất chấp những khó khăn hay nghịch cảnh. Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Tôi không thể thay đổi hướng gió, nhưng tôi có thể điều chỉnh cánh buồm để luôn đi đến đích.
(I can't change the direction of the wind, but I can adjust my sails to always reach my destination.)Jimmy Dean
Kẻ bi quan than phiền về hướng gió, người lạc quan chờ đợi gió đổi chiều, còn người thực tế thì điều chỉnh cánh buồm. (The pessimist complains about the wind; the optimist expects it to change; the realist adjusts the sails.)William Arthur Ward
Hãy dang tay ra để thay đổi nhưng nhớ đừng làm vuột mất các giá trị mà bạn có.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Có những người không nói ra phù hợp với những gì họ nghĩ và không làm theo như những gì họ nói. Vì thế, họ khiến cho người khác phải nói những lời không nên nói và phải làm những điều không nên làm với họ.
(There are people who don't say according to what they thought and don't do according to what they say. Beccause of that, they make others have to say what should not be said and do what should not be done to them.)Rộng Mở Tâm Hồn
Nghệ thuật sống chân chính là ý thức được giá trị quý báu của đời sống trong từng khoảnh khắc tươi đẹp của cuộc đời.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Những ai có được hạnh phúc cũng sẽ làm cho người khác được hạnh phúc.
(Whoever is happy will make others happy too.)Anne Frank
Chúng ta không có khả năng giúp đỡ tất cả mọi người, nhưng mỗi người trong chúng ta đều có thể giúp đỡ một ai đó.
(We can't help everyone, but everyone can help someone.)Ronald Reagan
Hãy đạt đến thành công bằng vào việc phụng sự người khác, không phải dựa vào phí tổn mà người khác phải trả.
(Earn your success based on service to others, not at the expense of others.)H. Jackson Brown, Jr.
Ta sẽ có được sức mạnh của sự cám dỗ mà ta cưỡng lại được.
(We gain the strength of the temptation we resist.)Ralph Waldo Emerson
Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: đức thanh
KẾT QUẢ TRA TỪ
đức thanh:
(德清) (1546 - 1623) Vị tăng ở đời Minh, người Toàn tiêu, Kim lăng (An huy), họ Thái, tự Trừng ấn, hiệu Hàm sơn. Năm 11 tuổi, sư đã lập chí xuất gia, năm sau sư đến chùa Báo ân theo ngài Tây lâm Vĩnh ninh học tập kinh điển và học thông cả Nho giáo, Đạo giáo. Năm 19 tuổi, sư đến yết kiến ngài Vân cốc Pháp hội ở núi Thê hà, nhân đọc bộ Trung phong quảng lục mới quyết chí tham thiền. Sư bèn trở lại chùa Báo ân y vào ngài Vô cực Minh tín xuất gia thụ giới Cụ túc. Nhân nghe giảng Hoa nghiêm huyền đàm, ngưỡng mộ đạo phong của ngài Thanh lương Trừng quán nên mới lấy tự là Trừng ấn. Năm Gia tĩnh 44 (1565), Sư lại tham yết ngài Pháp hội, được ngài trao cho công án Niệm Phật. Từ năm Long khánh thứ 5 (1571) về sư, sư vân du các nơi, tham học ở các trường giảng tại kinh thành, yết kiến hai ngài Biến dung và Tiếu nham. Niên hiệu Vạn lịch năm đầu (1573), Sư lên núi Ngũ đài, thấy phong cảnh Hàm sơn thanh tú kì vĩ mới dùng làm hiệu. Năm Vạn lịch thứ 9 (1581), sư cùng với ngài Phúc đăng thỉnh 500 vị Đại đức trong kinh thành lên mở hội Vô già trên núi Ngũ đài, Thái hậu cũng sai sứ đến cầu phúc cho Thái tử. Về sau, sư ở tại Lao sơn, Đông hải (Lao sơn, tỉnh Sơn đông), nổi tiếng một thời. Năm Vạn lịch 14 (1586), vua Thần tông đem 15 bộ Đại tạng kinh ban cho các chùa lớn trong nước trong đó có chùa Lao sơn. Đồng thời, Thái hậu làm chùa Hải ấn rồi thỉnh sư trụ trì. Năm Vạn lịch 23 (1595), vì tội tự ý sửa chùa Hải ấn, lại bị ghen ghét và vu cáo, nên Sư bị đày đến Lôi châu (Quảng đông). Năm Vạn lịch 28 (1600), theo lời mời của ngài Nam thiều Đạo chúc, Sư đến trụ ở Tào khê, năm sau Sư mở lại Tổ đình, chọn tăng thụ giới, mở trường học, nuôi sa di, thiết lập thanh qui, chấn hưng gia phong của Tổ. Năm Vạn lịch 42 (1614), trước khi chết, Thái hậu đã ban chiếu ân xá cho sư được mặc tăng phục trở lại. Từ đó, sư thường đi thuyết pháp hoằng hóa ở các nơi danh sơn thắng tích. Năm Vạn lịch 44 (1616), sư sáng lập Pháp vân thiền tự ở ngọn Ngũ nhũ tại Lô sơn, phỏng theo pháp hội của ngài Tuệ viễn, chuyên tu tịnh nghiệp. Năm Thiên khải thứ 2 (1622), sư lại nhận lời mời của quan Thái thú Thiều châu là Trương công về Tào khê lần nữa để hoằng pháp. Tháng 10 năm Thiên khải thứ 3 (1623) sư tịch, thọ 78 tuổi, thụy hiệu Hoằng Giác Thiền Sư. Người đời sau dựng tháp thờ sư ở sườn núi Thiên tử chùa Nam hoa và gọi sư là Hàm sơn đại sư. Tư tưởng của sư lúc sinh thời là dung hợp Thiền với Hoa nghiêm, đề xướng thuyết Thiền Tịnh vô biệt, tam giáo qui nhất (Thiền và Tịnh độ không khác nhau, Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo là một). Sư cùng với các ngài Châu hoành, Chân khả và Trí húc được gọi chung là bốn vị Đại cao tăng của Trung quốc ở cuối đời Minh. Đệ tử của sư có các vị: Phúc thiện, Thông quýnh. Các trước tác của sư gồm có: Hoa nghiêm cương yếu 80 quyển, Lăng nghiêm kinh thông nghị 10 quyển, Pháp hoa kinh thông nghĩa 7 quyển, Khởi tín luận trực giải, Viên giác kinh trực giải, Triệu luận lược chú, mỗi thứ 2 quyển, Duy thức luận giải, Tịnh độ hội ngữ, Trung dung trực chỉ, Xuân thu tả thị tâm pháp, Lão tử đạo đức kinh chú, Quan Lão Trang ảnh hưởng luận. Ngoài ra, còn có bộ Hàm sơn mộng du tập 55 quyển, Hàm sơn ngữ lục 20 quyển do đệ tử sư thu chép biên tập. [X. Tịnh độ thánh hiền lục Q.5; Cao tăng trích yếu Q.3; Chính nguyên lược tập Q.8; Tục kê cổ lược Q.3; Tục đăng tồn cảo Q.12].
Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển, xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________
TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER) 1200 trang - 54.99 USD
BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK) 1200 trang - 45.99 USD
BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER) 728 trang - 29.99 USD
BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK) 728 trang - 22.99 USD
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...