Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Hạnh phúc và sự thỏa mãn của con người cần phải phát xuất từ chính mình. Sẽ là một sai lầm nếu ta mong mỏi sự thỏa mãn cuối cùng đến từ tiền bạc hoặc máy điện toán.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Đừng cư xử với người khác tương ứng với sự xấu xa của họ, mà hãy cư xử tương ứng với sự tốt đẹp của bạn. (Don't treat people as bad as they are, treat them as good as you are.)Khuyết danh
Một người trở nên ích kỷ không phải vì chạy theo lợi ích riêng, mà chỉ vì không quan tâm đến những người quanh mình.
(A man is called selfish not for pursuing his own good, but for neglecting his neighbor's.)Richard Whately
Tìm lỗi của người khác rất dễ, tự thấy lỗi của mình rất khó.
Kinh Pháp cú
Để sống hạnh phúc bạn cần rất ít, và tất cả đều sẵn có trong chính bạn, trong phương cách suy nghĩ của bạn.
(Very little is needed to make a happy life; it is all within yourself, in your way of thinking.)Marcus Aurelius
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Kỳ tích sẽ xuất hiện khi chúng ta cố gắng trong mọi hoàn cảnh.Sưu tầm
Thước đo giá trị con người chúng ta là những gì ta làm được bằng vào chính những gì ta sẵn có.
(The measure of who we are is what we do with what we have.)Vince Lombardi
Khi gặp phải thảm họa trong đời sống, ta có thể phản ứng theo hai cách. Hoặc là thất vọng và rơi vào thói xấu tự hủy hoại mình, hoặc vận dụng thách thức đó để tìm ra sức mạnh nội tại của mình. Nhờ vào những lời Phật dạy, tôi đã có thể chọn theo cách thứ hai. (When we meet real tragedy in life, we can react in two ways - either by losing hope and falling into self-destructive habits, or by using the challenge to find our inner strength. Thanks to the teachings of Buddha, I have been able to take this second way.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: đồng pháp tương tự quá loại
KẾT QUẢ TRA TỪ
đồng pháp tương tự quá loại:
(同法相似過類) Tiếng dùng trong Nhân minh. Là lỗi thứ nhất trong 14 lỗi thuộc về Tự năng phá (phá luận sai) của Nhân minh cũ do ngài Mục túc lập. Trong khi tranh luận, người lập luận tuy đưa ra Dị dụ đúng đắn, nhưng địch luận cưỡng lại cho là Đồng dụ để công kích bác bỏ, nên phạm sai lầm này. Lỗi này tương đương với loại thứ nhất đồng tướng nạn của 10 thứ điên đảo trong luận Như thực của ngài Thế thân. Chẳng hạn như Thắng luận sư đối luận với Thanh luận sư mà lập luận thức: Tông: Âm thanh là vô thường. Nhân: Vì là do sự cần dũng không gián đoạn mà phát sinh (tức là do sự tác động của ý chí mà phát sinh). Đồng dụ: Những gì do sự cần dũng không gián đoạn mà phát sinh đều là vô thường, như cái bình v.v... Dị dụ: Những gì không phải là vô thường thì không do sự cần dũng không gián đoạn mà phát sinh, như hư không v.v... Luận thức trên đây hoàn toàn chính xác. Nhưng Thanh luận sư muốn bác bỏ chủ trương của đối phương nên lập luận thức: Tông: Âm thanh là thường còn. Nhân: Vì không có tính chất ngăn ngại. Đồng dụ: Những gì không có tính chất ngăn ngại đều là thường còn, như hư không v.v... Dị dụ: Những gì là vô thường đều có tính chất ngăn ngại, như cái bình v.v... Trong luận thức trên, đáng lẽ lấy bình v.v... làm Đồng pháp, nhưng Thanh luận sư lại lấy hư không làm đồng pháp nên phạm phải lỗi này. Bởi vì, lập luận đúng là phải lấy đồng dụ làm đồng dụ, đàng này Thanh luận sư lại lấy đồng dụ làm dị dụ, tức lấy không có tính ngăn ngại làm Nhân, thì Nhân này chung cho cả pháp thường còn như hư không và pháp vô thường tâm và tâm sở. Như vậy, Nhân này không có tính quyết định nên phạm các lỗi Tương vi quyết định và Cộng bất định. [X. luận Nhân minh chính lí môn phần đầu; phẩm Đạo lí nan trong luận Như thực; Nhân minh luận sớ thụy nguyên kí Q.8]. (xt. Thập Tứ Quá Loại, Nhân Minh).
Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển, xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________
MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Yếu lược các giai đoạn trên đường tu giác ngộ
Tư tưởng xã hội trong Kinh điển Phật giáo Nguyên thủy
Kinh Đại Bát Niết-bàn - Tập 2
San sẻ yêu thương
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.136 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...