Đừng làm cho người khác những gì mà bạn sẽ tức giận nếu họ làm với bạn.
(Do not do to others what angers you if done to you by others. )Socrates
Chúng ta không làm gì được với quá khứ, và cũng không có khả năng nắm chắc tương lai, nhưng chúng ta có trọn quyền hành động trong hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Thành công không phải là chìa khóa của hạnh phúc. Hạnh phúc là chìa khóa của thành công. Nếu bạn yêu thích công việc đang làm, bạn sẽ thành công.
(Success is not the key to happiness. Happiness is the key to success. If you love what you are doing, you will be successful.)Albert Schweitzer
Yêu thương và từ bi là thiết yếu chứ không phải những điều xa xỉ. Không có những phẩm tính này thì nhân loại không thể nào tồn tại.
(Love and compassion are necessities, not luxuries. Without them humanity cannot survive.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nếu không yêu thương chính mình, bạn không thể yêu thương người khác. Nếu bạn không có từ bi đối với mình, bạn không thể phát triển lòng từ bi đối với người khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Điều khác biệt giữa sự ngu ngốc và thiên tài là: thiên tài vẫn luôn có giới hạn còn sự ngu ngốc thì không.
(The difference between stupidity and genius is that genius has its limits.)Albert Einstein
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Chúng ta nên hối tiếc về những sai lầm và học hỏi từ đó, nhưng đừng bao giờ mang theo chúng vào tương lai.
(We should regret our mistakes and learn from them, but never carry them forward into the future with us. )Lucy Maud Montgomery
Những khách hàng khó tính nhất là người dạy cho bạn nhiều điều nhất. (Your most unhappy customers are your greatest source of learning.)Bill Gates
Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: đoạn đạo
KẾT QUẢ TRA TỪ
đoạn đạo:
(斷道) Phạm:Prahàịa-màrga. Cũng gọi Diệt đạo, Đối trị đạo. Chỉ cho đạo có thể đoạn diệt hoặc chướng. Đoạn ở đây không phải chỉ là đoạn diệt hoặc chướng, mà còn có hàm nghĩa chế phục, chứng đắc. Trong 4 đạo: Gia hạnh, Vô gián, Giải thoát và Thắng tiến, thì đạo Vô gián được gọi là Đoạn đạo. Theo luận Câu xá thì Đoạn đạo là chỉ cho đạo Vô gián hữu lậu và vô lậu, Kiến đạo chỉ là vô lậu, còn Tu đạo thì chung cả hữu lậu và vô lậu. Luận Câu xá quyển 17 (Đại 29, 91 thượng), nói: Đạo có năng lực chứng đoạn và đoạn hoặc, cho nên gọi là Đoạn đạo, tức là đạo Vô gián. Đoạn tức là chứng được trạch diệt, đoạn hết phiền não mà hiển bày rõ lí; còn Đoạn hoặc tức là đoạn trừ phiền não. Bởi vì đạo Vô gián vừa đoạn trừ được phiền não trói buộc, lại vừa chứng được pháp bị trói buộc là trạch diệt, cho nên gọi là Đoạn đạo. Nhưng với đạo Giải thoát thì chỉ cần chứng chứ không cần đoạn. Đoạn của đạo hữu lậu có 5 quả: Dị thục, Đẳng lưu, Li hệ, Sĩ dụng và Tăng thượng; Đoạn của đạo vô lậu không mang lại quả Dị thục nên chỉ có 4 quả. Lại theo luận Câu xá quang kí thì đoạn của Đoạn đạo có 2 nghĩa: đoạn của sở chứng và đoạn của năng trừ. Tông Duy thức thì nói đoạn có 3 nghĩa: 1. Không tiếp nối: Do đạo vô lậu đoạn trừ chủng tử không cho tiếp nối, lại do năng lực của đạo hữu lậu và vô lậu chế phục các hiện hành không cho tiếp nối. 2. Trừ hại: Do đạo vô lậu đoạn trừ chủng tử của phiền não chướng và sở tri chướng, đồng thời, nhờ công năng của đạo hữu lậu và vô lậu ngăn chặn sự hiện hành của 2 chướng, không cho sinh khởi. 3. Không sinh: Thể tính có năng lực làm chướng ngại các pháp, không cho sinh khởi. Ngoài ra, Đoạn đạo và Phục đạo khác nhau ở chỗ: Đoạn đạo có khả năng dứt hẳn tùy miên của 2 chướng phiền não và sở tri; Đoạn đạo không chung cho đạo hữu lậu và trí gia hạnh. Còn Phục đạo thì có khả năng chế phục tùy miên của 2 chướng làm cho thế lực của chúng không khởi hiện hành; Phục đạo chung cho cả đạo hữu lậu, đạo vô lậu và 3 trí gia hạnh, căn bản, hậu đắc, do đó tùy theo sự tu hành mà Phục đạo có thể dần dần hay tức khắc đoạn trừ được hoặc chướng. Tông Duy thức cho rằng đạo hữu lậu và trí gia hạnh chỉ có thể phục đạo chứ không thể đoạn đạo, còn đạo vô lậu và trí căn bản, trí hậu đắc thì vừa có thể phục đạo lại vừa có thể đoạn đạo. [X. luận Câu xá Q.22, Q.23, Q.24; luận Thành duy thức Q.10; Câu xá luận quang kí Q.22; Đại thừa pháp uyển nghĩa lâm chương Q.2 phần cuối]. (xt. Đoạn Hoặc).
Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển, xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________
MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Hạnh phúc khắp quanh ta
Quy nguyên trực chỉ
Vua Là Phật, Phật Là Vua
Phật Giáo Yếu Lược
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...