Để chế ngự bản thân, ta sử dụng khối óc; để chế ngự người khác, hãy sử dụng trái tim. (To handle yourself, use your head; to handle others, use your heart. )Donald A. Laird
Nỗ lực mang đến hạnh phúc cho người khác sẽ nâng cao chính bản thân ta. (An effort made for the happiness of others lifts above ourselves.)Lydia M. Child
Hãy cống hiến cho cuộc đời những gì tốt nhất bạn có và điều tốt nhất sẽ đến với bạn. (Give the world the best you have, and the best will come to you. )Madeline Bridge
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Việc người khác ca ngợi bạn quá hơn sự thật tự nó không gây hại, nhưng thường sẽ khiến cho bạn tự nghĩ về mình quá hơn sự thật, và đó là khi tai họa bắt đầu.Rộng Mở Tâm Hồn
Hào phóng đúng nghĩa với tương lai chính là cống hiến tất cả cho hiện tại. (Real generosity toward the future lies in giving all to the present.)Albert Camus
Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)
Con người sinh ra trần trụi và chết đi cũng không mang theo được gì. Tất cả những giá trị chân thật mà chúng ta có thể có được luôn nằm ngay trong cách mà chúng ta sử dụng thời gian của đời mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Mục đích của đời sống là khám phá tài năng của bạn, công việc của một đời là phát triển tài năng, và ý nghĩa của cuộc đời là cống hiến tài năng ấy. (The purpose of life is to discover your gift. The work of life is to develop it. The meaning of life is to give your gift away.)David S. Viscott
Thương yêu là phương thuốc diệu kỳ có thể giúp mỗi người chúng ta xoa dịu những nỗi đau của chính mình và mọi người quanh ta.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: điện đường »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: điện đường








KẾT QUẢ TRA TỪ


điện đường:

(殿堂) Tên gọi chung các tòa nhà quan trọng trong chùa viện Phật giáo. Điện là nơi thờ tượng chư Phật, Bồ tát; Đường là nơi chúng tăng thuyết pháp hành đạo. Điện đường tùy theo sự phụng thờ Bản tôn và cách sử dụng nó mà đặt tên. Nơi phụng thờ tượng chư Phật, Bồ tát thì gọi là Đại hùng bảo điện (Đại điện), Tì lô điện, Dược sư điện, Di lặc điện, Quan âm điện, Vi đà điện, Kim cương điện, Già lam điện... Nơi tàng trữ pháp bảo thì có Tàng kinh lâu (Tàng kinh các), Chuyển luân tạng điện; nơi đặt di cốt thì có Xá lợi điện. Nơi thờ tượng các Tổ sư thì gọi là Khai sơn đường, Tổ sư đường, Ảnh đường, La hán đường v.v... Nơi dùng để giảng kinh, hội họp và tu đạo thì gọi là Pháp đường, Thiền đường, Bản đường, Học giới đường, Sám đường, Niệm Phật đường, Vân thủy đường v.v... Còn những nơi dùng cho việc sinh hoạt hàng ngày và tiếp đãi tân khách thì có Trai đường (Thực đường), Khách đường, Tẩm đường (Phương trượng), Trà đường (nhà tiếp khách của vị Trụ trì), Diên thọ đường (nhà dưỡng bệnh của chư tăng đau ốm) v.v... Những điện đường quan trọng trong các chùa viện Trung quốc, như: Phật điện, Pháp đường, Tì lô điện, Thiên vương điện, Phương trượng v.v... thông thường được kiến thiết theo đường chính giữa bắc nam của chùa; ngoài ra, như Trai đường, Thiền đường, Già lam điện, Tổ sư đường, Quan âm điện v.v... thì được xây cất ở hai bên và phía sau chính điện. Về cách bài trí tượng Phật trong điện Phật thì như điện Phật của chùa Phật quang trên núi Ngũ đài bên Trung quốc, thờ tượng đức Phật Thích ca ở chính giữa, bên trái là Phật Di lặc, bên phải là Phật Di đà, bên trái ngoài cùng là bồ tát Phổ hiền, bên phải ngoài cùng là bồ tát Quan âm. Đây là cách bài trí ở đời Đường. Đến đời Tống thì có hình thứcMột Phật bốn đệ tử(Phật Thích ca và các ngài Văn thù, Phổ hiền, Ca diếp, A nan). Từ đời Tống về sau thì thường thờ có ba vị: Phật Thích ca ở chính giữa, Phật Di đà, Di lặc ở hai bên, hoặc Phật Di lặc ở chính giữa, Phật Thích ca, Di đà ở hai bên. Cũng có khi Phật Dược sư thay thế Phật Di đà ngồi ở bên trái. Về sau, Phật Di lặc được thờ riêng ra ở Di lặc các hoặc Di lặc điện. Ở các đời Tống, Liêu, cũng có nơi thờ năm vị đếnbảy vị Phật trong điện Phật. Các ngôi chùa lớn ở đời Nguyên, phần nhiều xây cấthai điện Phật ở đằng trước và đằng sau chùa; điện đằng trước thờ Phật Tam thế, tức là Phật Nhiên đăng, Phật Thích ca và Phật Di lặc; còn điện đằng sau thì thờ Ngũ trí Như lai. Đời Minh phần nhiều điện Phật cũng thờ Phật Tam thế. Đời Minh về sau, các chùa đã có qui tắc nhất định, cho nên việc bài trí tượng Phật đại khái đã được thống nhất. Thông thường các chùa thờ tượng Tam tôn: Chính giữa là Phật Thích ca, bên trái là Phật Dược sư, bên phải là Phật Di đà; hoặc chính giữa Phật Thích ca, bên trái tôn giả Ca diếp, bên phải tôn giả A nan. Phật Dược sư, Phật Di đà ít thấy có các vị đứng hầu hai bên. Điện Phật bé nhỏ thì chỉ thờ Phật Thích ca và hai vị tôn giả, còn Phật Dược sư và Phật Di đà thì được thờ ở điện riêng. Ngoài ra, đời sau, ở hai bên điện Phật phần nhiều có đắp tượng 18 vị La hán. Phía sau Phật đàn, thường thiết trí tượng Quan âm, tay cầm cành dương và bình nước, đứng trên núi Phổ đà lạc già ở giữa biển, chung quanh thì đắp tượng của 53 vị thiện tri thức mà đồng tử Thiện tài đến tham học; hoặc miêu tả cảnh tượng tám tai nạn được cứu thoát trong phẩm Phổ môn của kinh Pháp hoa quyển 7. Các chùa viện lớn, ngoài điện Phật ra, còn xây cất các điện đường sau: 1. Điện Thiên vương: Chính giữa điện thờ tượng Bản tôn là Di lặc, hai bên thờ Tứ đại thiên vương; sau lưng tượng Di lặc thờ tượng bồ tát Vi đà tay cầm Bảo chử để phòng vệ chùa viện. 2. Điện Kim cương: Các chùa viện ở đời Minh, tại phía trong cửa Tam quan (Sơn môn) có xây điện Kim cương để thờ tượng hai lực sĩ Mật tích Kim cương gọi là Nhị vương. Về sau, tượng hai vị này được thờ ngay ở bên trong cửa Tam quan, chứ không thiết trí điện riêng nữa. Vẻ mặt của hai lực sĩ này hùng dũng, hiện tướng dữ tợn, tay cầm chày kim cương, đứng hai bên cửa Tam quan để bảo vệ già lam. 3. Pháp đường (nhà giảng): Nơi thuyết giảng Phật pháp, thường được xây cất ở phía sau điện Phật. Trong Pháp đường có thờ tượng Phật và thiết trí một đài cao gọi là Pháp tòa; sau Pháp tòa treo một bức bình phong bằng vải (ngày nay phần nhiều làm bình phong bằng gỗ), hoặc vẽ bức tranh sư tử để tượng trưng cho sự thuyết pháp của Phật; bên trái Pháp đường có chuông, bên phải có trống, khi pháp sư lên tòa thuyết pháp thì đánh chuông trống. 4. Thiền đường (nhà Tăng, nhà Vân thủy): Nơi chư tăng tu luyện. Trong Thiền đường kê một dãy giường liền nhau (quảng đơn) và những cái giá để treo đạo cụ. Chính giữa đặt một cỗ khám thờ tượng Thánh tăng. Vào thời nhà Đường, Thực đường và Thiền đường được dùng chung, nhưng về sau được thiết trí riêng ra và qui định Thực đường ở phía đông, Thiền đường ở phía tây. 5. Tì lô các (Vạn Phật lâu, Tàng kinh các, lầu Vạn Phật, gác để kinh): Chia làm 2 tầng, tầng trên thờ Tam thân Phật (Pháp thân, Báo thân, Hóa thân) và tượng Vạn Phật; hai bên tả hữu để Đại tạng kinh, phía sau thờ tượng Đại sĩ Quan âm; tầng dưới tôn trí đức Tì lô giá na Như lai, hai bên thờ 18 vị la hán và 20 vị trời uy đức. 6. Chuyển luân tạng điện (Chuyển tạng điện): Ở giữa điện để một chiếc kệ sách thật lớn, trên kệ để kinh, khi cần dùng quyển kinh nào thì xoay vòng sẽ tìm ra một cách dễ dàng. Đây là do đại sĩ Thiện tuệ (Phó hấp) ở đời Lương sáng tạo ra để cho những người thâm tín Phật pháp mà không biết chữ hoặc vì quá bận rộn vì cuộc sống nên không có thì giờ để đọc tụng. Nếu dốc một lòng tin tưởng thì những người ấy chỉ xoay một vòng cũng có thể được công đức ngang với những người đọc tụng kinh điển. Bởi thế, trong Chuyển luân tạng điện nào cũng có thờ tượng của đại sĩ Thiện tuệ ở trước điện. Ngoài ra còn thiết trí tượng tám vị Đại thần tướng xoay chuyển bánh xe của kệ kinh ấy gọi là Thiên long bát bộ. 7. Già lam điện (Thổ địa đường, nhà thờ thần Đất): Điện này được xây dựng ở phía đông điện Phật hoặc Pháp đường, thờ tượng thần Thổ địa bảo hộ già lam. Ngày nay phần nhiều thờ ba tượng: Trưởng giả Cấp cô độc - người đầu tiên xây dựng tịnh xá Kì viên - thái tử Kì đà và vua Ba tư nặc. 8. Tổ sư đường: Kiến trúc này nằm ở phía tây điện Phật hoặc Pháp đường, thờ đại sư Đạt ma hoặc vị Tổ khai sơn. Ngày nay, Tổ sư đường của các chùa thông thường thờ các ngài Đạt ma và Tuệ năng làm tổ Thiền tông, ngài Mã tổ sáng lập tùng lâm, ngài Bách trượng đặt ra thanh qui, cho nên đặt tượng ngài Đạt ma ở giữa, ngài Tuệ năng hoặc Mã tổ ở bên trái, ngài Bách trượng ở bên phải, ba tượng ngồi ngang nhau. 9. Dục thất: Đặt tượng Bạt đà bà la (Thiện thủ). 10. Hương tích trù (Trù phòng, nhà bếp): Thời xưa đều thờ tượng một vị Bồ tát (truyền là tượng ngài Hồng sơn), nhưng từ đời Nguyên về sau thì phần nhiều thờ tượng bồ tát Khẩn na la vương để cầu sự che chở của ngài. [X. Thích môn chính thống Q.3 Tháp miếu chí; Đàm châu bạch lộc sơn Linh ứng thiền tự Đại Phật điện kí; Tín châu Thiên ninh tự kí; Kim lăng phạm sát chí Q.3, Q.16; Thiếu lâm tự chí; Toàn đường văn Q.676].


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.118.145.114 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (74 lượt xem) - Việt Nam (71 lượt xem) - French Southern Territories (14 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - ... ...