Hạnh phúc là khi những gì bạn suy nghĩ, nói ra và thực hiện đều hòa hợp với nhau. (Happiness is when what you think, what you say, and what you do are in harmony.)Mahatma Gandhi
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Gặp quyển sách hay nên mua ngay, dù đọc được hay không, vì sớm muộn gì ta cũng sẽ cần đến nó.Winston Churchill
Hạnh phúc đích thực không quá đắt, nhưng chúng ta phải trả giá quá nhiều cho những thứ ta lầm tưởng là hạnh phúc. (Real happiness is cheap enough, yet how dearly we pay for its counterfeit.)Hosea Ballou
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Mỗi cơn giận luôn có một nguyên nhân, nhưng rất hiếm khi đó là nguyên nhân chính đáng. (Anger is never without a reason, but seldom with a good one.)Benjamin Franklin
Người tốt không cần đến luật pháp để buộc họ làm điều tốt, nhưng kẻ xấu thì luôn muốn tìm cách né tránh pháp luật. (Good people do not need laws to tell them to act responsibly, while bad people will find a way around the laws.)Plato
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Vết thương thân thể sẽ lành nhưng thương tổn trong tâm hồn sẽ còn mãi suốt đời. (Stab the body and it heals, but injure the heart and the wound lasts a lifetime.)Mineko Iwasaki
Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: diệu pháp liên hoa kinh »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: diệu pháp liên hoa kinh








KẾT QUẢ TRA TỪ


diệu pháp liên hoa kinh:

(妙法蓮華經) Phạm: Saddharma-puṇḍarīka sūtra. Gồm 7 quyển hoặc 8 quyển, ngài Cưu ma la thập dịch vào đời Hậu Tần, gọi tắt: Pháp hoa kinh, Diệu pháp hoa kinh, thu vào Đại chính tạng tập 9. Là một trong những bộ kinh chủ yếu của Phật giáo Đại thừa, gồm 28 phẩm. Diệu pháp hàm ý là giáo pháp nói trong bộ kinh mầu nhiệm không gì hơn; Liên hoa kinh ví dụ kinh điển thanh khiết hoàn mĩ. Cứ theo sự suy đoán thì nguyên điển kinh này có lẽ đã được thành lập vào khoảng trước hoặc sau kỉ nguyên Tây lịch. Chủ ý của kinh này cho rằng, các phái Phật giáo Tiểu thừa đã quá coi trọng hình thức mà xa rời ý nghĩa đích thực của giáo pháp, vì thế, để nắm bắt được cái chân tinh thần của đức Phật, mới dùng thể tài văn học, thi ca, thí dụ, tượng trưng v.v... tán thán đức Phật vĩnh hằng (Phật đã thành từ lâu xa) và thọ mệnh của Ngài vô hạn; Ngài hiện các loại hóa thân, dùng mọi phương tiện mà nói pháp vi diệu. Tâm điểm của kinh này là ba thừa về một, tức là đưa ba thừa Thanh văn, Duyên giác và Bồ tát về một Phật thừa, điều hòa các loại giáo thuyết của Đại thừa, Tiểu thừa mà chủ trương hết thảy chúng sinh đều có thể thành Phật. Về mặt biểu hiện của bộ kinh tuy có tính văn học, nhưng chủ ý vẫn khế hợp với tư tưởng chân thực của giáo pháp đức Phật. Niên đại thành lập các phẩm tuy có khác nhau, nhưng nhận xét theo phương diện chỉnh thể thì vẫn không mất tính thống nhất hồn nhiên. Đối với tư tưởng sử và văn học sử Phật giáo, kinh Pháp hoa đã có một giá trị bất hủ. Về Hán dịch thì có sáu loại bản dịch, nhưng hiện còn có ba: kinh Chính pháp hoa 10 quyển 27 phẩm, do ngài Trúc pháp hộ dịch năm 286 đời Tây Tấn, kinh Diệu pháp liên hoa 8 quyển, do ngài Cưu ma la thập dịch năm 406 đời Diêu Tần, kinh Thiêm phẩm diệu pháp liên hoa 8 quyển 27 phẩm, do các ngài Xà na quật đa và Đạt ma cấp đa dịch năm 601 đời Tùy. Trong các bản dịch trên đây thì Chính pháp hoa rất tỉ mỉ rõ ràng, Diệu pháp hoa thì ngắn gọn nhất, nhưng lại được lưu truyền rất rộng và được tụng đọc nhiều nhất. Về các bản chú thích kinh này, thì ở Ấn độ ngài Thế thân là người đầu tiên đã soạn Diệu pháp liên hoa kinh ưu ba đề xá 2 quyển, do các ngài Bồ đề lưu chi và Đàm lâm dịch vào đời Hậu Ngụy. Còn ở Trung quốc thì từ sau ngài Cưu ma la thập, người ta đã thấy xuất hiện các bản chú thích đầu tiên là: Pháp hoa kinh sớ 2 quyển do ngài Trúc đạo sinh soạn vào đời Tống thuộc Nam triều, kế đến là: Pháp hoa nghĩa kí 8 quyển của ngài Pháp vân ở chùa Quang trạch; rồi lần lượt đến Pháp hoa tam đại bộ của ngài Trí khải, Pháp hoa nghĩa sớ 12 quyển và Pháp hoa huyền luận 10 quyển của ngài Cát tạng, Pháp hoa huyền tán 20 quyển của ngài Khuy cơ v.v... riêng ngài Trí khải đã căn cứ vào kinh này mà sáng lập tông Thiên thai. Đến Nhật bản, sau khi Thái tử Thánh đức chú giải kinh Pháp hoa thì kinh này trở thành một trong ba bộ kinh hộ quốc của Nhật bản, xưa nay rất được kính tín tôn sùng. Sau khi ngài Tối trừng khai sáng tông Thiên thai ở Nhật bản, kinh này lại trở thành trung tâm giáo học của Phật giáo Nhật bản, là kinh nòng cốt của nền Phật giáo mới chi phối giới Phật giáo Nhật bản. Bản tiếng Phạm của kinh này thời gần đây đã được tìm thấy ở Khách thập cát nhĩ (Kashgar) thuộc Tân cương và được học giả người Pháp là Eugène Burnouf dịch ra Pháp văn và xuất bản vào năm 1852. Về sau lại có các bản dịch tiếng Anh, tiếng Nhật (Phạm, Nhật đối chiếu). Kinh Pháp hoa là bộ kinh được truyền bá rộng nhất từ xưa đến nay. Các kinh như: Đại bát nê hoàn, Đại bát niết bàn, Ưu bà tắc giới, Quán phổ hiền bồ tát hành pháp, Đại thừa bản sinh tâm địa quán, Đại Phật đính thủ lăng nghiêm v.v... và các bộ luận như: Đại trí độ, Trung quán, Cứu kính nhất thừa bảo tính, Nhiếp đại thừa, Phật tính, Nhập đại thừa v.v... đều có nêu tên kinh này và trích dẫn nhiều đoạn văn nghĩa trong đó. Kinh Pháp Hoa bằng tiếng Phạm viết tay thường trộm dùng lời văn và giáo nghĩa của kinh này, nhưng thêm bớt lộn xộn. Ngoài ra, trong các bản đào được ở Đôn hoàng thấy có các phẩm: Đạc lượng thiên địa thứ 29, Bồ tát Mã minh thứ 30 của kinh Diệu pháp liên hoa, và đều được thu vào Đại chính tạng tập 85. Phong tục sao chép kinh Pháp hoa từ xưa đã rất thịnh, bản kinh sao chép sớm nhất mà văn tự có thể khảo xét được là bản kinh chép vào năm Kiến sơ thứ 7 (411) đời Tây Lương, tức là sau bản dịch của ngài Cưu ma la thập sáu năm. [X. Pháp hoa văn cú Q.8 phần dưới; Lịch đại tam bảo kỉ Q.8; Xuất tam tạng kí tập Q.4, Q.8; Khai nguyên thích giáo lục Q.11, Q.14; Chí nguyên pháp bảo khám đồng tổng lục Q.2; Duyệt tạng tri tân Q.24]. (xt. Chính Pháp Hoa Kinh).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Dưới cội Bồ-đề


Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2


Báo đáp công ơn cha mẹ


Truyện cổ Phật giáo

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...