Con người sinh ra trần trụi và chết đi cũng không mang theo được gì. Tất cả những giá trị chân thật mà chúng ta có thể có được luôn nằm ngay trong cách mà chúng ta sử dụng thời gian của đời mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Kẻ ngu dầu trọn đời được thân cận bậc hiền trí cũng không hiểu lý pháp, như muỗng với vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 64
Chúng ta có thể sống không có tôn giáo hoặc thiền định, nhưng không thể tồn tại nếu không có tình người.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Cuộc đời là một tiến trình học hỏi từ lúc ta sinh ra cho đến chết đi. (The whole of life, from the moment you are born to the moment you die, is a process of learning. )Jiddu Krishnamurti
Bạn sẽ không bao giờ hạnh phúc nếu cứ mãi đi tìm những yếu tố cấu thành hạnh phúc. (You will never be happy if you continue to search for what happiness consists of. )Albert Camus
Hãy sống như thể bạn chỉ còn một ngày để sống và học hỏi như thể bạn sẽ không bao giờ chết. (Live as if you were to die tomorrow. Learn as if you were to live forever. )Mahatma Gandhi
Hãy nhã nhặn với mọi người khi bạn đi lên, vì bạn sẽ gặp lại họ khi đi xuống.Miranda
Đừng làm cho người khác những gì mà bạn sẽ tức giận nếu họ làm với bạn. (Do not do to others what angers you if done to you by others. )Socrates
Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: diêm ma vương »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: diêm ma vương








KẾT QUẢ TRA TỪ


diêm ma vương:

(閻魔王) Diêm ma, Phạm; Pàli: Yama, cũng gọi Dạ ma, Diệm ma, Diễm ma, Diêm la. Diêm ma vương, Phạm: Yama-ràja, cũng gọi Diêm la vương, Diêm ma vương, Diễm ma vương, Diêm ma la vương, Diệm ma la xà, Diêm ma la xã, Diễm ma la xà. Gọi tắt: Diêm la, Diệm la, Diệm vương, Diêm vương, Tử vương. Thủy tổ của thế giới ma quỉ, tổng quản cõi u minh, chủ thần của địa ngục. Hán dịch: Song (đôi), Song thế, Gia chỉ, Tĩnh tức, Bình đẳng v.v... Song nghĩa là cả hai anh em (gái) đều là chúa ngục, anh coi việc đàn ông, em coi việc đàn bà, cho nên cũng gọi Song vương. Song thế nghĩa là chịu khổ và hưởng vui. Gia chỉ nghĩa là ngăn chặn không cho tội nhân tạo nghiệp ác nữa. Tĩnh tức nghĩa là sau khi tội nhân nghe vua Diêm la chỉ bảo, biết rõ tội lỗi của mình mà lòng được bình an thanh thản. Bình đẳng nghĩa là tấm gương chiếu soi tội lỗi người ta rất bình đẳng, không thiên vị ai. Trong rất nhiều tên gọi của Diêm ma vương, tên Diêm la vương được người đời biết đến rộng rãi và thông dụng hơn cả. Diêm ma vương vốn là thần Dạ ma (Phạm:Yama) của thời đại Phệ đà ở Ấn độ, là con của thần Mặt trời (Phạm: Vìvasvat) và Sa lang viu (Phạm: Saraịyu), là vị thần sinh ra cùng một lúc với em gái của mình là Diêm mĩ (Phạm: Yamì), vì thế gọi là Song vương. Lại theo Ba tư cổ kinh A phàm sĩ tháp chú (Zend Avesta), thì tổ của loài người là Vìvanhvant bắt đầu nấu rượu cúng thần, nhờ công đức ấy mà sinh được một con, tên là Yma (Yima), người con này tức là Dạ ma. Cứ theo đó thì biết nguồn gốc của vị thần này đã có rất sớm, nhưng mãi đến sau thời đại Phệ đà mới phát triển. Vị thần này có quan hệ mật thiết với Thủy thiên (Phạm: Varuịa), Kì đảo chủ (Phạm: Bfhaspati) và A kì ni (Phạm:Agni). Trong Lê câu phệ đà cũng có chép những bài ca tán thán vị thần này và ghi lại cuộc đối thoại của thần với em gái là Diêm mĩ, trong đó, Diêm mĩ gọi Dạ ma là Người duy nhất phải chết (Phạm: ekamartya), hơn nữa, Dạ ma cũng muốn chết, vì thế tự nguyện bỏ thân mình vào cõi u minh để mở đường tối tăm cho chúng sinh: Đó là người chết đầu tiên trong nhân loại và được gọi là vua của những người chết. Chỗ ở của Dạ ma trong thời đại này là nơi xa xôi nhất trên cõi trời, là nơi vui thú thường nghe âm nhạc. Tại đây có hai con chó làm sứ giả, thường xuống nhân gian tìm người chết để dẫn vào cõi u minh. Nhưng, trong A thát bà phệ đà thì chỗ ở của Dạ ma đuợc di chuyển xuống hạ giới, gọi là Dạ ma thành (Phạm: Yama-pura), nơi đây, Dạ ma chuyên xem xét sổ sách ghi chép việc làm của những người chết lúc sinh tiền rồi căn cứ vào đó mà định thưởng phạt. Đến Sử thi Mahàbhàrata thì mô tả tướng mạo của Dạ ma rất đáng sợ, mình mặc áo màu đỏ tươi như máu, đầu đội vương miện, ngồi trên lưng trâu, một tay cầm gậy, tay kia cầm giây. Dạ ma ở thời đại này có hai tính cách: 1. Tử thần: Cầm đầu nhiều sứ giả đi cướp mệnh sống của người, bởi thế, đương thời gọi chết là Đi đến cung Dạ ma, gọi giết là Tống vào cung Dạ ma. 2. Vua của những người chết (Phạm: Preta-ràja), Pháp vương (Phạm: Dharmaràja), ở tại phía nam dưới đất, là người điều khiển thế giới tổ tiên (Phạm:Pitf-loka). Trong truyền thuyết thần thoại Ấn độ ở đời sau, Dạ ma bị coi là thần khủng bố chuyên mang lại khổ đau cho linh hồn những người chết. Tư tưởng Dạ ma sau khi được du nhập Phật giáo, đã chịu ảnh hưởng của các tư tưởng trình bày ở trên, cho nên Dạ ma một mặt là Dạ ma thiên ở tầng thứ ba trong sáu tầng trời cõi Dục, mặt khác là người chi phối cõi u minh, là vua Diêm la xét xử hành vi tội lỗi của nhân loại. Về bộ loại và tính chất của Diêm ma vương, trong các kinh luận có rất nhiều thuyết khác nhau, có thể rút gọn làm năm loại như sau: 1. Địa ngục: Cứ theo phẩm Địa ngục trong kinh Trường a hàm quyển 19, kinh Đại lâu thán quyển 2 và luận Du già sư địa quyển 2 chép, thì trong núi Đại kim cương ở phía nam Diêm phù đề có cung Diêm la vương, người làm chủ cung ấy là vua Diêm la; vị vua này tuy là vua cõi địa ngục, nhưng ngày đêm ba thời vẫn phải chịu cái khổ lửa nóng hệt như các tội nhân khác. 2. Ngã quỉ: Cứ theo kinh Chính pháp niệm xứ quyển 17, luận Đại tì bà sa quyển 172 và luận Câu xá quyển 11 chép, thì Diêm ma vương là thủ lãnh của loài ác quỉ (hoặc quỉ đói), hiệu là Diêm ma quỉ vương, ở tại cõi Diêm ma la (thế giới của quỉ đói). 3. Diêm la vương: kinh Hoa nghiêm (bản 60 quyển) quyển 11, kinh Kim quang minh tối thắng vương quyển 6 v.v... nêu Diêm la vương giới song song với địa ngục, ngã quỉ, súc sinh, cứ đó suy ra thì Diêm la vương giới là một cõi riêng, nằm ngoài ba ác đạo. Kinh Hoa nghiêm (bản 60 quyển) quyển 11 (Đại 9, 46 Q.thượng), nói: Như người bệnh nặng thường bị đau đớn, ân ái trói buộc trong ngục sinh tử, không bao giờ xa lìa địa ngục, quỉ đói, súc sinh và chỗ của vua Diêm la. 4. Biến hóa: Cứ theo kinh Quán Phật tam muội hải quyển 5 và luận Nhị thập duy thức, thì vua Diêm la hóa hiện vào trong địa ngục để dạy bảo tội nhân biết rõ tội nghiệp của họ, những hình phạt mà họ phải chịu và tên địa ngục trong đó họ đang ở. 5. Bồ tát: Cứ theo luận Du già sư địa quyển 58, thì Bồ tát hóa hiện là chúa địa ngục để dạy bảo tội nhân. Còn kinh Đại thừa đại tập Địa tạng thập luân quyển 1 và kinh Đại phương quảng thập luân quyển 1 thì nói, bồ tát Địa tạng dùng sức thệ nguyện bền chắc không thể nghĩ bàn hóa hiện làm Phạm thiên, Tự tại thiên, thân cầm thú, thân ngục tốt ở địa ngục, thân Diêm la vương v.v... để cứu độ tất cả chúng sanh. Về sứ giả (Thiên sứ) của vua Diêm ma, thì phẩm Địa ngục trong kinh Trường a hàm quyển 19, kinh Đại lâu thán quyển 2 và kinh Khởi thế quyển 4 chép, vua Diêm la thường sai ba sứ giả: Lão, Bệnh, Tử đến nhân gian, chỉ rõ cái khổ vô thường để cảnh tỉnh người đời chớ làm các việc ác và làm mọi việc thiện để khỏi rơi vào địa ngục. Tư tưởng Diêm ma vương sau khi được Phật giáo truyền vào Trung quốc, lại kết hợp vớí tín ngưỡng Đạo giáo mà càng thịnh hành, rồi từ đó sản sinh ra các thuyết Minh giới thập vương, Diêm la thập điện v.v... Cứ theo Dự tu thập vương sinh thất và kinh Địa tạng thập vương chép, thì vua Diêm la là vua thứ 5 trong 10 vị vua cõi u minh, bản địa là bồ tát Địa tạng, là Minh vương cai quản vong nhân vào tuần thứ 5 ở cõi âm. Cứ theo truyền thuyết, vua Diêm la cai quản điện thứ 5 ở cõi u minh, tức là Đại địa ngục khiếu hoán ở đáy biển về phía đông bắc, dưới tảng đá ốc tiêu và 16 Tiểu địa ngục tru tâm. Trước khi đến điện thứ 5, vong hồn phải đến Vọng hương đài (đài trông về làng) để nhìn con cháu ở dương gian, sau đó mới đến điện thứ 5 để chịu sự phán xét. Diêm vương ở điện này xét xử nghiêm khắc, thẳng thắn không thiên vị. Hơn nữa, 16 Tiểu địa ngục tru tâm, chuyên moi các tâm bất chính như: tà tâm, độc tâm, oán tâm, hận tâm, dâm tâm, đố tâm, tư tâm v.v... cho nên vong hồn rất sợ hãi khi bị áp giải đến điện thứ 5 này. Trong Mật giáo, Diêm ma vương được xếp vào Thiên bộ gọi là Diệm ma thiên, là một trong các vị trời hộ thế ở tám phương, một trong các vị thần vương hộ pháp ở mười phương, một trong 12 vị trời, một trong 20 vị trời bộ ngoài. [X. kinh Hoa Nghiêm (80 quyển) Q.10; kinh Quán đính Q.11, Q.12;kinh Thiết thành nê lê; kinh Đại nhật Q.1, Q.5; kinh Chính pháp niệm xứ Q.16; kinh Đại bát nhã ba la mật đa Q.520; kinh Đại bảo tích Q.75; kinh Tịnh độ tam muội; luận Lập thế a tì đàm Q.6, Q.8; luận A tì đạt ma thuận chính lí Q.31; luận Du già sư địa Q.37, Q.46; Hoa nghiêm kinh thám huyền kí Q.6; Huyền ứng âm nghĩa Q.13, Q.21]. (xt. Địa Tạng Bồ Tát, Diệm Ma Thiên, Diêm La Thập Điện).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...