Mục đích chính của chúng ta trong cuộc đời này là giúp đỡ người khác. Và nếu bạn không thể giúp đỡ người khác thì ít nhất cũng đừng làm họ tổn thương. (Our prime purpose in this life is to help others. And if you can't help them, at least don't hurt them.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Điều khác biệt giữa sự ngu ngốc và thiên tài là: thiên tài vẫn luôn có giới hạn còn sự ngu ngốc thì không. (The difference between stupidity and genius is that genius has its limits.)Albert Einstein
Chỉ có cuộc sống vì người khác mới là đáng sống. (Only a life lived for others is a life worthwhile. )Albert Einstein
Cuộc đời là một tiến trình học hỏi từ lúc ta sinh ra cho đến chết đi. (The whole of life, from the moment you are born to the moment you die, is a process of learning. )Jiddu Krishnamurti
Có hai cách để lan truyền ánh sáng. Bạn có thể tự mình là ngọn nến tỏa sáng, hoặc là tấm gương phản chiếu ánh sáng đó. (There are two ways of spreading light: to be the candle or the mirror that reflects it.)Edith Wharton
Càng giúp người khác thì mình càng có nhiều hơn; càng cho người khác thì mình càng được nhiều hơn.Lão tử (Đạo đức kinh)
Từ bi và độ lượng không phải là dấu hiệu của yếu đuối, mà thực sự là biểu hiện của sức mạnh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: diêm la thập điện »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: diêm la thập điện








KẾT QUẢ TRA TỪ


diêm la thập điện:

(閻羅十殿) Mười điện Diêm la. Cũng gọi là Thập điện Diêm la. Tức là 10 ông vua ở cõi u minh (âm phủ, địa ngục). Diêm la là vua Diêm la (ma), vốn là thần Dạ ma (Yama) ở thời đại Phệ đà của Ấn độ, thông thường được coi là Tử thần hoặc là Chúa thần trông coi cõi u minh. Về sau, tư tưởng này trà trộn với Phật giáo và được truyền vào Trung quốc, rồi kết hợp với tín ngưỡng Đạo giáo mà sản sinh ra thuyết Diêm la thập điện. Tín ngưỡng 10 ông vua cõi u minh xuất hiện vào khoảng cuối đời Đường đầu đời Ngũ đại, nhưng về nguồn gốc của 10 vị vua thì có rất nhiều thuyết khác nhau. Cứ theo Thích môn chính thống quyển 4 và Phật tổ thống kỉ quyển 33 chép, thì Hòa thượng Đạo minh đời Đường, khi mộng du, thần hồn xuống địa phủ thấy 10 vua ở 10 điện lần lượt xét xử tội nghiệp của những vong linh người chết. Sau khi tỉnh dậy sư Đạo minh liền thuật lại, do đó mà tín ngưỡng này được lưu truyền trong dân gian.Nhưng cứ theo Địa tạng bồ tát tượng linh nghiệm kí chép, thì trong năm Thiên phúc (936-944) đời Hậu Tấn, có sa môn Tri hữu, người tây Ấn độ, đến Trung quốc mang theo bức tranh bồ tát Địa tạng và kinh Bản nguyện công đức. Trên bức tranh, ở chính giữa vẽ hình tượng bồ tát Địa tạng, hai bên tả hữu là hình tượng 10 vị vua cõi u minh. Theo truyện này thì tín ngưỡng 10 vua có lẽ đã từ Ấn độ truyền sang. Nhưng trong văn viết thì tên của 10 vị vua lại là tên Trung quốc, hơn nữa hình tượng của các vị cũng mặc áo kiểu Trung quốc đời xưa. Căn cứ vào đó mà suy thì thuyết cho tín ngưỡng 10 vua từ Ấn độ truyền sang cũng không đủ tin. Ngoài ra, trong kinh Dự tu thập vương sinh thất được truyền từ cuối đời Đường trở về sau cũng có chép việc 10 vua xử án. Còn Phật tổ thống kỉ quyển 45 thì cho biết, lúc nhỏ, Âu dương tu nhiều bệnh khổ, có lần ông nằm mộng thấy mình đến chỗ 10 vua cõi u minh và hỏi ra mới biết sự lợi ích của việc cúng trai và viết kinh ấn tống. Sau khi tỉnh dậy hết bệnh, ông lại càng thêm quí kính Phật pháp. Trong tín ngưỡng dân gian Trung quốc, tư tưởng địa ngục đã chịu ảnh hưởng của Phật giáo, đặc biệt là ảnh hưởng của kinh Địa tạng bồ tát bản nguyện rất sâu, cho nên bồ tát Địa tạng được xem là chúa tể tối cao của địa ngục, gọi là U minh giáo chủ, cai quản Thập điện Diêm la vương. Thập điện Diêm la vương bao gồm: Nhất điện Tần quảng vương, Nhị điện Sơ (Sở) giang vương, Tam diện Tống đế vương, Tứ điện Ngũ quan vương, Ngũ điện Diêm (Sâm) la vương, Lục điện Biến (Biện) thành vương, Thất điện Thái sơn vương, Bát điện Bình đẳng vương, Cửu điện Đô thị vương, Thập điện Chuyển luân vương. Mười vua trên đây đều có quyền hạn khác nhau, lần lượt xét xử những vong linh người chết về các tội nghiệp mà họ đã phạm phải khi còn sống ở dương gian, rồi căn cứ vào đó mà quyết định các hình phạt. Tín ngưỡng 10 vua sau khi được truyền vào Nhật bản cũng khá thịnh hành, các chùa viện tại Nhật bản hiện nay còn cất giữ các bức vẽ và điêu khắc của 10 vua, hình tượng phần nhiều được vẽ hoặc chạm trổ theo kiểu Trung quốc. Trong đó có nhiều tác phẩm được xếp vào loại quốc bảo của Nhật bản. Những bức tranh 10 vua được tàng trữ ở các chùa Đại đức và Pháp nhiên tại Nhật bản là do Lục tín trung, nhà vẽ tượng Phật Trung quốc, vẽ vào đầu đời Nguyên. Về thuyết bản địa của 10 vua, cứ theo kinh Địa tạng bồ tát phát tâm nhân duyên thập vương nói, thì bản địa của 10 vua đều do Phật và Bồ tát ứng hóa chuyển biến mà ra. Như bản địa của Nhất điện Tần quảng vương là Bất động minh vương, bản địa của Nhị điện Sơ giang vương là đức Thích ca Như lai, bản địa của Tam điện đến Thập điện theo thứ tự là: bồ tát Văn thù, bồ tát Phổ hiền, bồ tát Địa tạng, bồ tát Di lặc, Dược sư Như lai, Quan âm bồ tát, A súc Như lai và Phật A di đà. Về tên gọi của 10 vua, cứ theo điều Thập vương cúng trong Phật tổ thống kỉ quyển 33 nói, thì tên gọi của 10 vua có thể thấy trong sáu bộ kinh điển và truyện kí, như: Trong kinh Đề vị thấy tên hai vua Diêm la và Ngũ quan, trong Hoa nghiêm cảm ứng truyện có vua Bình đẳng, trong Di kiên chí có hai vua Sơ giang và Tần quảng, trong Cổ kim dịch kinh đồ kỉ quyển 2 thì thấy tên vua Thái sơn. Ngoài ra, tên vua Ngũ quan còn được thấy trong kinh Quán đính quyển 12, kinh Tịnh độ tam muội và Kinh luật dị tướng quyển 49... Riêng tên vua Diêm la thì được thấy nhiều hơn trong các kinh luận. Lại cứ theo Minh báo kí được dẫn trong Pháp uyển châu lâm quyển 26, thì vua Thái sơn vốn tên là Thái sơn phủ quân. Còn trong Pháp sự tán của ngài Thiện đạo có nêu tên hai vị thần Ngũ đạo và Thái sơn, trong đó, thần Ngũ đạo tương đương với Ngũ đạo chuyển luân vương. Tóm lại, tín ngưỡng Diêm la thập điện tuy là sự hỗn hợp giữa tín ngưỡng Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Trung quốc, nhưng từ xưa đến nay nó đã bắt rễ sâu trong dân gian, và ngoài đạo lí nhân quả luân hồi, thiện ác báo ứng của Phật giáo ra, tín ngưỡng này cũng có công dụng giúp phát huy thêm việc cảnh tỉnh người đời bỏ ác làm thiện. [X. Thích thị lục thiếp Q.16]. (xt. Diêm Ma Vương).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.15.190.144 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (125 lượt xem) - Việt Nam (80 lượt xem) - French Southern Territories (14 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - ... ...