Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Tôn giáo của tôi rất đơn giản, đó chính là lòng tốt.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Điều bất hạnh nhất đối với một con người không phải là khi không có trong tay tiền bạc, của cải, mà chính là khi cảm thấy mình không có ai để yêu thương.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Hãy lặng lẽ quan sát những tư tưởng và hành xử của bạn. Bạn sâu lắng hơn cái tâm thức đang suy nghĩ, bạn là sự tĩnh lặng sâu lắng hơn những ồn náo của tâm thức ấy. Bạn là tình thương và niềm vui còn chìm khuất dưới những nỗi đau. (Be the silent watcher of your thoughts and behavior. You are beneath the thinkers. You are the stillness beneath the mental noise. You are the love and joy beneath the pain.)Eckhart Tolle
Những khách hàng khó tính nhất là người dạy cho bạn nhiều điều nhất. (Your most unhappy customers are your greatest source of learning.)Bill Gates
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Tài năng là do bẩm sinh, hãy khiêm tốn. Danh vọng là do xã hội ban cho, hãy biết ơn. Kiêu căng là do ta tự tạo, hãy cẩn thận. (Talent is God-given. Be humble. Fame is man-given. Be grateful. Conceit is self-given. Be careful.)John Wooden
Quy luật của cuộc sống là luôn thay đổi. Những ai chỉ mãi nhìn về quá khứ hay bám víu vào hiện tại chắc chắn sẽ bỏ lỡ tương lai. (Change is the law of life. And those who look only to the past or present are certain to miss the future.)John F. Kennedy

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: dịch kinh viện »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: dịch kinh viện








KẾT QUẢ TRA TỪ


dịch kinh viện:

(譯經院) Phiên dịch kinh điển. Cũng gọi là Phiên kinh. Nói theo nghĩa rộng thì không chỉ giới hạn ở việc dịch tạng kinh, mà phiên dịch luật, luận cũng đều gọi là Dịch kinh. Ở Ấn độ, Phật điển (ba tạng Kinh, Luật, Luận) được lưu truyền bằng nhiều thứ tiếng địa phương, sau được chỉnh lí thành nguyên Chấm Chữ Dĩ điển bằng tiếng Phạm (Sanskrit) vàPàli. Đến khi Phật giáo truyền sang các nước phương đông thì kinh điển dần dần được dịch ra tiếng các nước đó. Phật điển Hán dịch hiện nay có loại được dịch thẳng từ bản chữ Phạm, cũng có loại được dịch lại từ tiếng Hồ của vùng Tây vực. Tại Trung quốc, thời xưa, việc dịch kinh phần nhiều do triều đình bảo hộ, nhờ có thiết trí các viện dịch kinh mà sự nghiệp phiên dịch được hoàn thành. Loại dịch kinh này gọi là Phụng chiếu dịch (theo mệnh lệnh của vua mà dịch), cho nên hầu hết trong các kinh hiện còn đều ghi Phụng chiếu dịch ngay ở trang đầu. Còn những pháp sư tinh thông ngôn ngữ Phạm, Hán chuyên việc dịch kinh thì được gọi là Tam tạng dịch kinh (gọi tắt: Tam tạng), hoặc Tam tạng pháp sư. Nhưng dịch kinh là sự nghiệp lớn lao, xưa nay rất hiếm có trường hợp chỉ một người mà làm được việc đó, bởi vậy, ngoài vị Tam tạng dịch kinh ra còn cần rất nhiều người giúp đỡ, do đó, về sau các chức quan mới được đặt ra để chuyên lo việc phiên dịch kinh điển. Cứ theo Phật tổ thống kỉ quyển 43 chép, thì các quan phụ trách công việc phiên dịch trong Dịch trường gồm có chín chức: 1. Dịch chủ: Vị ngồi ở chính giữa tuyên đọc văn Phạm. 2. Chứng nghĩa: Vị ngồi ở phía tay trái của Dịch chủ, có nhiệm vụ kiểm tra, nhận xét xem câu văn Phạm hoặc văn dịch có đúng không. 3. Chứng văn: Vị ngồi ở mé bên phải Dịch chủ thẩm tra xem văn Phạm mà vị Dịch chủ tuyên đọc là đúng hay sai. 4. Thư tự Phạm học tăng: Vị nghe âm tiếng Phạm rồi viết ra chữ Hán (phiên âm) một cách đúng như thực. 5. Bút thụ: Vị đem tiếng Phạm phiên dịch (dịch nghĩa) ra Hán văn. 6. Xuyết văn: Trau chuốt văn tự cho thành câu. 7. Tham dịch; cũng gọi là Chứng Phạm ngữ: Vị có nhiệm vụ đối chiếu Hán văn với Phạm văn xem đúng hay sai. 8. San định: Vị bỏ bớt những câu văn rườm rà lòng thòng, để làm cho câu văn ngắn gọn sáng sủa đúng nghĩa. 9. Nhuận văn: Vị ngồi ở phía nam nhuận sắc văn dịch. Trong việc dịch kinh, những bản chỉ dịch một lần gọi là Đơn dịch, Nhất dịch. Những bản được dịch từ hai lần trở lên gọi là Trùng dịch (dịch lại), Dị dịch (dịch khác), Đồng bản dị dịch (cùng bản dịch khác). Những kinh điển mà tên người dịch không được rõ (hoặc không được ghi) thì gọi là Thất dịch kinh (kinh mất tên người dịch). Những kinh dịch ở đời sau, tên người dịch thường được ghi rõ ở ngay đầu hoặc ở cuối quyển kinh, nhưng đời xưa phần nhiều người dịch kinh không ghi tên mình nên có khá nhiều kinh Thất dịch. Lại nữa, những kinh được dịch từ ngài Huyền trang (đời Đường) trở về sau gọi là Tân dịch (dịch mới); còn những kinh được dịch từ trước ngài Huyền trang thì gọi là Cựu dịch (dịch cũ), hoặc cho những kinh được dịch từ ngài Cưu ma la thập (đời Diêu Tần) trở về trước là Cổ dịch (dịch xưa). Vào thời Đông Tấn, khi ngài Đạo an dịch kinh đã nêu ra thuyết Ngũ thất tam bất dị (Năm mất ba chẳng dễ). Nghĩa là khi dịch kinh từ chữ Phạm sang Hán văn có năm trường hợp dễ làm mất nguyên ý và ba trường hợp khó dịch. I. Ngũ thất. Cũng gọi Ngũ thất bản: Năm trường hợp dễ mất nguyên ý. 1. Do văn pháp khác nhau, văn từ của nguyên ngữ và Hán ngữ đảo lộn. 2. Văn thể của nguyên điển thì chất phác, lời ít được trau chuốt, Hán ngữ thì hay gọt dũa văn từ. 3. Nguyên điển thường có những câu giống nhau được nhắc đi nhắc lại nhiều lần rất là rườm rà, Hán dịch thì phần nhiều bỏ bớt những câu trùng lắp ấy. 4. Trong nguyên điển, văn kinh có kèm theo chú giải, từ ngữ lại rất lộn xộn, thể văn Hán dịch phần lớn lược bỏ loại chú giải xen lẫn ấy. 5. Nguyên điển khi nói xong một việc rồi, đến lúc trình bày việc tiếp theo thì văn từ thường hay nhắc lại đoạn trước. Hán dịch thì phần nhiều rút gọn bớt phần trùng lắp ấy đi. II. Tam bất dị: Ba trường hợp dịch không dễ dàng. 1. Thánh điển vốn dựa theo phong tục và ngôn ngữ đương thời mà được thành lập, nhưng vật đổi sao dời, thời tục đã khác, nếu muốn cho văn từ được thích hợp với đời nay thì việc phiên dịch không phải dễ dàng. 2. Không tính đến khoảng cách quá xa giữa Thánh nhân và phàm phu mà lại muốn pháp âm sâu xa mầu nhiệm của Thánh nhân đời xưa thích hợp với phong tục của phàm ngu thời nay thì việc phiên dịch không dễ dàng. 3. Lúc ngài A nan tụng lại kinh, thời gian cách đức Phật chưa xa, lại được vô số Thánh giả sửa chữa ghi chép, từ đó mà có Thánh giáo lưu truyền, người đời sau nếu dựa vào cái thấy nông cạn của mình mà dịch kinh, thì dù có thận trọng muôn phần cũng khó tránh khỏi sai lầm, thì biết việc phiên dịch không phải dễ dàng. Ngoài ra, ngài Huyền trang cũng đề ra thuyết Ngũ chủng bất phiên (năm thứ không dịch), đó là: 1. Vì bí mật nên không dịch, như Đà la ni. 2. Thuật ngữ hàm có nhiều nghĩa nên không dịch, như Bà già phạm. 3. Tại Trung quốc không có nên không dịch, như cây diêm phù. 4. Xưa đã dịch rồi nên nay không dịch (trước đã phiên âm rồi mà mọi người đều biết), như A nậu đa la tam miệu tam bồ đề. 5. Những tiếng khiến người ta sinh tâm thiện nên không dịch, như tiếng Bát nhã, người nghe nó thì sinh lòng tin, nếu dịch là trí tuệ thì e sinh tâm coi nhẹ, lơ là. Vì tôn trọng nên không dịch. Lại nữa, cứ theo Tục cao tăng truyện quyển 2 và Phiên dịch danh nghĩa tập quyển 1 chép, thì ngài Ngạn tông đời Tùy soạn luận Biện chính có nêu ra thuyết Bát bị Thập điều. A. Bát bị: Tám tư cách mà người dịch kinh phải có. 1. Phải thành tâm quí mến chính pháp, chí nguyện làm lợi ích cho người, không ngại lâu dài. 2. Khi bước vào trường giác ngộ (nơi dịch kinh), trước hết phải giữ giới đầy đủ, không nhiễm xấu xa, không bị chê cười. 3. Hiểu rõ ba tạng, thông suốt hai thừa 4. Dựa theo sử sách, dùng lời chải chuốt, không để thô lỗ vụng về. 5. Trong lòng bình thản, khí lượng rộng rãi, không ưa chuyên chấp hẹp hòi. 6. Say mùi đạo nhạt mùi đời, không thích khoe khoang. 7. Cốt yếu phải biết tiếng Phạm mới có thể dịch đúng và không rơi vào cái học khác. 8. Biết qua về ca dao tục ngữ và lối viết chữ triện chữ lệ, không thể bỏ qua loại văn này. B. Thập điều: Mười thể lệ cốt yếu cho người dịch kinh. 1. Tự thanh...... 2. Cú vận . 3. Vấn đáp . 4. Danh nghĩa ...... 5. Kinh luận . 6. Ca tụng...... 7. Chú công...... 8. Phẩm đề..... 9. Chuyên nghiệp...... 10. Dị bản...... Tống cao tăng truyện quyển 3 của ngài Tán minh cũng nêu ra sáu lệ cho việc dịch kinh. 1. Dịch chữ dịch âm, có bốn trường hợp: a. Dịch chữ không dịch âm. b. Dịch âm không dịch chữ. c. Dịch cả âm và chữ. d. Âm chữ đều không dịch. 2. Về tiếng Hồ, tiếng Phạm: Nói rõ nguyên điển có Hồ ngữ và thuần Phạm ngữ Ấn độ, trong thuần Phạm ngữ, theo sự khác nhau của năm khu vực Thiên trúc, Phạm ngữ ở mỗi khu vực cũng không giống nhau. Trong Hồ ngữ thì có Hồ ngữ đọc theo chiều dọc từ trên xuống (như nước Yết sương na), có Hồ ngữ đọc theo chiều ngang từ trái qua phải (như các nước Thổ hóa la, Ca tất thí v.v...). Ngoài ra, như Cưu tư ngữ thì là ngôn ngữ vừa Hồ vừa Phạm. 3. Trùng dịch, trực dịch (dịch lại, dịch thẳng): Dịch thẳng từ chữ Phạm Ấn độ ra Hán văn thì gọi là Trực dịch, những kinh đã được dịch một lần ra tiếng Hồ rồi, lại chuyển dịch ra chữ Hán lần nữa thì gọi là Trùng dịch. Ngoài ra, các dịch giả từ Ấn độ đến Trung quốc, khi đi qua các nước Hồ có dịch kinh điển, nên trong văn dịch của họ thường xen lẫn tiếng Hồ thì loại dịch phẩm này vừa là Trực dịch vừa là Trùng dịch. 4. Thô ngôn tế ngữ: Trong ngôn ngữ Ấn độ có lối nói thông thường và văn chương trong sách vở. Khi đức Phật nói pháp phần nhiều Ngài dùng lời nói thông thường. Lời Phật nói đại khái có thể chia làm hai loại là: Toàn thanh, rõ ràng văn vẻ (tế ngữ) và Bán thanh, tức là thổ ngữ không được trong sáng lắm (thô ngữ). Những bản tiếng Phạm do các ngài Pháp hộ, Bảo vân, Huyền trang, Nghĩa tịnh dịch thì đều sử dụng tế ngữ của xứ trung Thiên trúc. 5. Hoa ngôn nhã tục: Hán ngữ được dịch thành cũng có chỗ thanh nhã, quê kịch khác nhau. 6. Trực ngữ mật ngữ: Phạm ngữ nói về tục đế là trực ngữ, nói về chân đế là mật ngữ. [X. Thủ lăng nghiêm nghĩa sớ chú kinh Q.1 phần 1; Phật tổ thống kỉ Q.53, Pháp uyển châu lâm Q.100; Đại tống tăng sử lược Q.thượng; Xuất tam tạng kí tập Q.6 đến Q.11].


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.149.233.6 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Việt Nam (71 lượt xem) - Hoa Kỳ (56 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - ... ...